MUE Là Gì? Cách Tính MUE Trong Ngân Hàng Chuẩn Nhất

MUE là một khái niệm thương thấy trong những sản phẩm vay tín chấp của các ngân hàng. Hiểu rõ được khái niệm này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi vay vốn ngân hàng theo hình thức tín chấp. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết MUE là gì cũng như cách tính MUE trong ngân hàng ở bài viét dưới đây của VNCash24h nhé!

MUE Là Gì?

MUE trong ngân hàng là giới hạn mức vay tiền tín chấp. Các bạn có thẻ hiểu đơn giản MUE là hạn mức vay tiền lớn nhất mà bạn có thể vay tín chấp tại ngân hàng. Số tiền tối đa không được vượt quá 15 lần so với thu nhập hàng tháng của người vay tiền ( hạn mức cao nhất là 500 triệu).

Cách tính MUE được chia nhỏ thành 2 trường hợp:

  • Đôi với hình thức vay tiều dung: số tiền tối đa mà bạn có thể vay không được vượt quá 12 lần lương của bạn mỗi tháng.
  • Đối với hình thức vay qua thẻ tín dụng: số tiền tối đa được vay không vượt quá 3 lần mức thu nhập hàng tháng của bạn.
MUE là gì

Công Thức Tính MUE Được Các Ngân Hàng Áp Dụng

Để giúp các bạn hình dung rõ hơn về cách tính MUE trong ngân hàng, hãy đến ví dụ cụ thể sau đây:

  • Lương của bạn được công ty chuyển khoản qua ngân hàng SacomBank là 15 triệu / 1 tháng vậy hạn mức tối đa mà bạn có thể vay tín chấp là 15 x 15 = 225 triệu.
  • Số tiền cao nhất mà bạn có thể vay tiêu dùng: 15 x 12 = 180 triệu.
  • Số tiền cao nhất mà bạn có thể vay bằng thẻ tín dụng: 15 x 3 = 45 triệu hoặc 225 – 180 = 45 triệu.
  • Trường hợp bạn đang có một khoản vay tại ShinHan Bank là 100 triệu và số tiền mà bạn đã vay bằng thẻ tín dụng là 30 triệu thì bạn còn có thể vay thêm 95 triệu (225 – 100 – 30 = 95) nhưng với điều kiện các khoản vay cũ của bạn đã trả trong vòng 6 kỳ trở lên.

Qua ví dụ trên có lẽ bạn cũng đã hiểu được cách tính MUE trong ngân hàng là gì rồi. Nhưng trên thực tế mỗi ngân hàng sẽ có những điều kiện đi kèm khác nhau cho nên nếu muốn nắm rõ được chi tiết thì hãy đến ngân hàng bạn có ý định vay để được nhân viên hỗ trợ tư vấn chính xác nhất nhé.

Những Ngân Hàng Nào Đang Áp Dụng Cách Tính MUE

Bạn cần lưu ý, hiện tại ít có ngân hàng nào tại VIệt Nam sử dụng cách tính MUE, những ngân hàng sử dụng cách tính này thường là những ngân hàng có nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài hoặc có các khoản vay nước ngoài. Điển hình nhất ở nước ta là ngân hàng Shinhan Bank (100% nguồn vốn đầu tư từ Hàn Quốc).

Ý Nghĩa Của Việc Tính MUE Đối Với Quá Trình Vay Vốn

Vì vay tín chấp là hình thức vay mà bạn không cần thế chấp bất kì tài sản nào để đảm bảo, các ngân hàng sẽ xết duyệt dựa vào uy tín, mức thu nhập của người vay và lịch sử tín dụng của họ.

Nên khi áp dụng cách tính MUE, ngân hàng sẽ có thể tính toán kỹ lưỡng số tiền mà khách hàng có thể vay thêm phù hợp với khả năng chi trả giúp giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.

Có Áp Dụng MUE Khi Vay Tín Chấp Ở 2 Ngân Hàng Khác Nhau Không?

Bạn đang thắc mắc là MUE có thể áp dụng vào các khoản vay của 2 ngân hàng khác nhau hay không? Câu trả lời là không nhé, MUE chỉ được áp dụng khi bạn đang vay tại một ngân hàng và muốn vay thêm tại ngân hàng đó mà thôi.

Nếu như bạn đang có khoản vay ở ngân hàng A mà muốn vay thêm 1 khoản khác ở ngân hàng B thì cách tính MUE sẽ không được áp dụng cho trường hợp này. Thay vào đó, ngân hàng B sẽ xét duyệt nhiều yếu tố khác và khả năng hoàn trả nợ còn lại của bạn để quyết định có cho bạn vay tiếp tại đây hay không và sẽ cho vay với hạn mức bao nhiêu.

có áp dụng MUE khi vay tín chấp ở 2 ngân hàng khác nhau không

Tổng Kết

Có lẽ với bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về thuật ngữ MUE trong ngân hàng là gì. Khi đã nắm được cách tính MUE, bạn sẽ biết hạn mức còn lại mà mình có thể vay tại ngân hàng và đưa ra những giải pháp xoay sở hợp lý nhất. Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ cho bạn thêm được nhiều kiến thức hữu ích.

Xem thêm:

Vay tín chấp là gì? Đặc điểm khái niệm khi vay tín chấp ngân hàng

Rủi ro tín dụng là gì? Làm sao để tránh rủi ro tín dụng?

Nợ quá hạn là gì? Làm sao để tránh bị nợ quá hạn?

Nhận làm hồ sơ nợ xấu có phải lừa đảo không? Làm hồ sơ nợ xấu ở đâu uy tín?

Bốc bát họ là gì? Có nên bốc bát họ không? Rủi ro như thế nào?

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *