Rủi ro tín dụng là gì, nguyên nhân và cách xử lý thế nào?

Hiện nay, tín dụng trong ngân hàng thương mại là một nghiệp vụ quan trọng đem lại nguồn thu để duy trì bộ máy và tích lũy lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động này cũng có không ít rủi ro mà các Ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt.

Vậy rủi ro tín dụng là gì? Các loại rủi ro tính dụng trong ngân hàng? Theo dõi bài viết dưới đây của VNCash24h để biết thêm các thông tin chi tiết về vấn đề này nhé.

Rủi Ro Tín Dụng Là Gì?

Rủi ro tín dụng là một loại rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc nghĩa vụ tài chính đối với một ngân hàng. Điều này bao gồm cả việc không thanh toán nợ khi khoản nợ đến hạn cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi.

Hiểu một cách khác, rủi ro tín dụng đó là loại rủi ro xảy ra khi ngân hàng không thu hồi được nợ khi khoản vay đến hạn do người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng.

Nói tóm lại, rủi ro tín dụng là rủi ro gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng. Đây là loại rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào và rất khó tránh khỏi.

Có thể nói rằng việc ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tín dụng chính là hoạt động kinh doanh thu lợi dựa trên rủi ro phát sinh từ chính hoạt động đó.

Rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cấp tín dụng cho khách hàng. Biểu hiện ra bên ngoài là món vay không thu hồi được, phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ có khả năng mất vốn.

rui ro tin dung la gi
Rủi Ro Tín Dụng Là Gì?

Phân Loại Rủi Ro Tín Dụng

Rủi ro tín dụng được phân chia như sau:

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro giao dịch được chia thành như sau:

Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận:

  • Rủi ro lựa chọn: là rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
  • Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSĐB, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của TSĐB.
  • Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

Rủi ro danh mục: Là rủi ro phát sinh do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.

Rủi ro nội tại: Xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay.

Rủi ro tập trung: Khi ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng; cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

Rủi ro tác nghiệp: Là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ ngân hàng, quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng.

Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng

  • Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, đến thời hạn quy ước nhưng ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay.
  • Rủi ro do mất khả năng chi trả: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp đi vay mất khả năng trả nợ, ngân hàng phải thanh lý TSĐB của doanh nghiệp để thu nợ.
  • Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ…

Nguyên Nhân Phát Sinh Rủi Ro Tín Dụng

Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng có 2 nguyên nhân là:

Nguyên nhân khách quan

Các yếu tố về môi trường kinh tế

  • Chu kỳ phát triển kinh tế: Khi nền kinh tế tăng trưởng và ổn định thì hoạt động tín dụng cũng sẽ tăng trưởng theo và ít rủi ro hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào suy thoái thì sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thu hẹp hoặc đình trệ, dẫn tới thua lỗ và bị phá sản. Nếu ngân hàng vẫn mạo hiểm tăng trưởng tín dụng ở mức cao thì khả năng rủi ro không thu được nợ sẽ tăng lên.
  • Rủi ro do quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra sôi động trên toàn thế giới có thể làm cho nợ xấu ngày càng gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khốc liệt, khiến những khách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trường.

Các yếu tố về môi trường pháp lý

  • Nhiều khe hở trong áp dụng thi hành luật pháp: Luật và các văn bản có liên quan của nước ta không đồng bộ, còn nhiều khe hở, điển hình là việc quy định NHTM có quyền xử lý TSĐB nợ vay khi khách hàng không trả được nợ. Thực tế, các NHTM không làm được điều này vì ngân hàng là một tổ chức kinh tế, không phải là cơ quan quyền lực Nhà nước nên không có chức năng cưỡng chế
  • Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước mang nặng tính hình thức: Mô hình tổ chức của thanh tra ngân hàng còn nhiều bất cập, chưa phát huy hết khả năng, hoạt động thanh tra giám sát thường chỉ tiến hành tại chỗ là chủ yếu, còn thụ động theo kiểu xử lý “khi sự đã rồi”, ít có khả năng ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro. Vì thế có những sai phạm của các ngân hàng thương mại không được thanh tra ngân hàng Nhà nước cảnh báo sớm, để đến khi hậu quả nặng nề xảy ra rồi mới can thiệp thì đã quá muộn.

Rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ khách hàng vay

  • Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ: Đối với các doanh nghiệp, khi hồ sơ vay vốn trình lên các các CBTD thì đều có mục đích rõ ràng, phương án kinh doanh cụ thể và khả thi; còn các cá nhân thì kê khai đầy đủ mục đích và khả năng tài chính có thể trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên không ít khách hàng sau khi vay lại sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trả nợ sẽ làm cho các ngân hàng bị tổn thất và rủi ro trong vấn đề thu hồi nợ.
  • Khả năng quản lý hoạch định chiến lược kinh doanh kém: Nếu chiến lược kinh doanh không được quản lý hoạch định tốt sẽ ảnh hưởng đến nguồn trả nợ. Ngân hàng cho vay dựa trên kế hoạch, chiến lược kinh doanh vì đấy là nguồn trả nợ tốt nhất, tuy nhiên nếu sự quản lý hoạch định ấy yếu kém, sẽ làm cho phương án kinh doanh có thể đi vào phá sản, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
  • Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch: Hiện nay các BCTC của các doanh nghiệp cung cấp vẫn chưa phải là nguồn thông tin xác thực, bởi chúng được “phù phép” sao cho đẹp để dễ tiếp cận vốn vay. Mặc dù có những báo cáo tốt, có lợi nhuận nhưng bên trong lại tiềm ẩn, chứa đựng nhiều vấn đề, rủi ro. Do đó ngân hàng không có căn cứ chính xác đáng tin cậy dựa vào thông tin doanh nghiệp cung cấp mà phải dùng TSTC làm chỗ dựa để phòng chống RRTD.
nguyen nhan pha sinh rui ro tin dung
Nguyên Nhân Phát Sinh Rủi Ro Tín Dụng

Nguyên nhân chủ quan

Rủi ro do chính sách tín dụng của ngân hàng

Chính sách tín dụng không rõ ràng làm cho hoạt động tín dụng trở nên lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng sai lầm, tạo ra những kẽ hở cho người sử dụng vốn lách luật và cuối cùng thì ngân hàng lại phải chịu thiệt thòi.

Do những yếu kém và thiếu sót của cán bộ tín dụng

Các CBTD không nắm vững nghiệp vụ có thể tính toán không chính xác hoặc bỏ lỡ các dự án đầu tư hiệu quả. Hoặc các CBTD do bị áp doanh số cho vay, cần hoàn thành chỉ tiêu nên đã bất chấp mà cấp vốn cho các dự án không có hiệu quả, điều này sẽ gây ra rủi ro lớn cho ngân hàng.

Nhiều vụ án kinh tế lớn trong thời gian vừa qua có liên quan đến cán bộ ngân hàng đã cho thấy sự xuống cấp đạo đức của họ. Một số cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng làm giả hồ sơ vay, nâng giá TSTC, cầm cố để được cấp tín dụng nhiều hơn, gây thất thoát không nhỏ cho ngân hàng.

Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quyết định để hạn chế RRTD. Một cán bộ kém về năng lực thì có thể trau dồi thêm kinh nghiệm, nhưng một cán bộ “có tài mà không có đức” được bố trí trong công tác tín dụng thì vô cùng bất lợi đối với ngân hàng.

Thiếu giám sát và quản lý sau cho vay

Việc theo dõi giám sát sau cho vay là nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng đối với CBTD. Thường xuyên thăm hỏi khách hàng sẽ giúp ngân hàng xác nhận khách hàng có tuân thủ của các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng hay không, đồng thời sớm phát hiện ra được vấn đề khó khăn, nguy cơ tiềm ẩn của khách hàng để có những biện pháp giảm thiểu rủi ro thích hợp.

Tuy nhiên do tâm lý sợ gây phiền hà cho khách hàng, CBTD phải di chuyển nhiều đến tận cơ sở khách hàng và thiếu thông tin quản lý nên công tác giám sát sau cho vay chưa hiệu quả.

Chưa có sự hợp tác giữa các ngân hàng và Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) chưa thực hiện tốt vai trò của mình

Ngày nay, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, do đó hiếm có sự hợp tác với nhau để nắm bắt kịp thời thông tin về khách hàng vay. Chính vì thiếu sự trao đổi thông tin giữa các ngân hàng mà một khách hàng mất uy tín do không trả được ở ngân hàng này lại chạy sang các ngân hàng khác vay, dẫn đến rủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào.

Nhiệm vụ của CIC là cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có căn cứ để quyết định cho vay hợp lý. Điều đáng tiếc là hiện nay ngân hàng dữ liệu của CIC chưa đầy đủ và thông tin còn quá sơ sài, chưa được cập nhật và xử lý thường xuyên nên đã lạc hậu.

Hậu Quả Của Rủi Ro Tín Dụng

Hậu quả của rủi ro tín dụng với từng đối tượng như sau:

Đối với ngân hàng

Lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút do rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng ngoài việc gây ra các khoản nợ khó đòi còn phát sinh thêm các chi phí khác như chi phí quản lý, trích lập dự phòng rủi ro, giám sát, thu nợ… cao hơn nhiều so với khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất NQH. Thực tế, ngân hàng khó có thể thu hồi đầy đủ gốc và lãi của món nợ này.

Trong khi đó, hàng tháng ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền gửi. Vì vậy, một khoản tiền không những không sinh được lãi và quay vòng cho khách hàng khác vay mà còn có nguy cơ bị hao hụt hoặc không thể thu hồi khiến lợi nhuận của ngân hàng giảm đáng kể.

Gây ra rủi ro thanh khoản, thậm chí là nguy cơ phá sản của ngân hàng

Thực tế, các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đúng kỳ hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không được hoàn trả đúng hạn. Nếu ngân hàng không còn đủ khả năng chi trả, không đi vay các ngân hàng, định chế tài chính khác, NHNN hoặc bán tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu, gặp phải vấn đề lớn trong rủi ro thanh khoản.

Dần dần, rủi ro thanh khoản trở nên nghiêm trọng, ngân hàng mất khả năng thanh toán thì tất yếu dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng. Để tiếp tục tồn tại, ngân hàng buộc phải sáp nhập, bị ngân hàng khác mua lại hoặc được NHNN “cứu” nhưng phải chịu sự giám sát đặc biệt. Ngoài ra, ngân hàng cũng có sự biến động nhân sự lớn do việc tái cơ cấu mạnh mẽ. Vì vậy, sẽ có nhiều cán bộ bị sa thải, nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác.

Làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng

Tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hoặc những thông tin về rủi ro tín dụng, nợ xấu của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút, đây là cơ hội tốt cho các đối thủ cạnh tranh giành giật thị trường và khách hàng. Một khi đã mất uy tín thì ngân hàng rất khó có thể gây dựng lại hình ảnh tốt đẹp như trong quá khứ.

Đối với khách hàng

Những khoản nợ do không trả gốc và lãi đúng hạn bị chuyển xuống nhóm nợ khác sẽ càng tăng thêm áp lực và gánh nặng cho người đi vay. Nếu họ đang gặp điều kiện thị trường và sự cố bất lợi trong khi sử dụng vốn vay. Khách hàng có thể phải chịu phí phạt và sự giám sát ngặt nghèo hơn của ngân hàng.

Nếu rủi ro tín dụng xảy ra nhiều, các ngân hàng sẽ thắt chặt quy trình tín dụng hơn, khiến cho thủ tục cấp vốn ngày một thêm phức tạp, tốn thời gian và khách hàng khó tiếp cận nguồn vốn hơn.

Đối với nền kinh tế

Rủi ro tín dụng mở đầu cho chu kỳ lạm phát mới, làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp và các doanh nghiệp sẽ ngần ngại vay vốn để mở rộng sản xuất. Nó còn gây tâm lý hoang mang cho quần chúng, khiến họ giảm lòng tin vào sự lành mạnh và vững chắc của hệ thống tài chính quốc gia, vào chính sách tiền tệ của nhà nước, dẫn đến quyết định tiêu dùng và tích luỹ cho đầu tư không hiệu quả.

Ngày nay, nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Vì vậy chỉ cần hệ thống ngân hàng của một quốc gia gặp khó khăn cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới.

Lịch sử đã chứng minh cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997) bắt nguồn từ Thái Lan, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ (2007) tuy chỉ phát sinh từ một nước nhưng đã kéo theo một loạt hệ lụy cho nền kinh tế toàn cầu.

Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Như Thế Nào?

Nội dung quản lý rủi ro tín dụng được quy định cụ thể tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN và được sửa đổi tại Thông tư 40/2018/TT-NHNN.

Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng, hạn mức rủi ro tín dụng

Quản lý rủi ro tín dụng được thực hiện trong suốt quá trình xem xét, thẩm định, phê duyệt, quản lý tín dụng đảm bảo tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan.

Thứ nhất về chiến lược:

Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây: (khoản 2 Điều 29 Thông tư 13/2018/TT-NHNN)

  • Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, tỷ lệ cấp tín dụng xấu mục tiêu theo đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế;
  • Nguyên tắc xác định chi phí bù đắp rủi ro tín dụng trong phương pháp tính lãi suất, định giá sản phẩm tín dụng (pricing) theo mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng;
  • Nguyên tắc áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng (bao gồm cả thẩm quyền phê duyệt các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng).

Thứ hai, về hạn mức rủi ro tín dụng, hạn mức rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các hạn mức sau đây:

  • Hạn mức cấp tín dụng đối với đối tượng khách hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng, rủi ro tín dụng của ngành, lĩnh vực kinh tế;
  • Hạn mức cấp tín dụng theo sản phẩm, hình thức bảo đảm trên cơ sở rủi ro tín dụng tương ứng của sản phẩm, hình thức bảo đảm.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Để quản lý rủi ro tín dụng pháp luật quy định Mỗi ngân hàng thương mại phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: (khoản 2 Điều 30 Thông tư 13/2018/TT-NHNN)

Mô hình xếp hạng phải lượng hóa các tiêu chí để đánh giá khả năng (xác suất) khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận (bao gồm cả các yếu tố kinh tế – xã hội vĩ mô, môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng);

  • Có cơ sở dữ liệu và các phương pháp quản lý dữ liệu để lượng hóa rủi ro tín dụng theo yêu cầu;
  • Kết quả của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được đánh giá độc lập;
  • Có đầy đủ thông tin về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để cung cấp theo yêu cầu của kiểm toán nội bộ, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác khi thực hiện kiểm toán nội bộ, thanh tra, giám sát, kiểm toán độc lập.
quan ly rui ro tin dung nhu the nao
Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Như Thế Nào?

Đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng

Bất cứ một loại rủi ro nào trong hoạt động ngân hàng đều cần đến hoạt động đo lường, theo dõi để từ đó có kế hoạch kiểm soát rủi ro kịp thời và hiệu quả. Đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng được quy định cụ thể tại Điều 31 Thông tư 13/2018/TT-NHNN. Theo đó:

Một là, Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, phương pháp, mô hình đo lường tổn thất để đo lường rủi ro tín dụng.

Hai là, Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng đối với từng khoản cấp tín dụng và toàn bộ danh mục cấp tín dụng và có biện pháp xử lý khi chất lượng tín dụng bị suy giảm, tối thiểu đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Theo dõi kết quả phân loại nợ của khoản cấp tín dụng;

  • Đánh giá mức độ đầy đủ của dự phòng rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
  • Kiểm soát trạng thái rủi ro tín dụng thực tế để tuân thủ giới hạn cấp tín dụng, hạn mức rủi ro tín dụng theo quy định của pháp luật, quy định nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ba là, Việc theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:

  • Vai trò và trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận thực hiện theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng;
  • Thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro tín dụng;
  • Đánh giá, theo dõi rủi ro tín dụng đối với từng khoản cấp tín dụng, danh mục cấp tín dụng;
  • Kiểm soát rủi ro tín dụng theo hạn mức rủi ro tín dụng được phân bổ đối với từng khoản cấp tín dụng, danh mục các khoản cấp tín dụng bao gồm: Tần suất tối thiểu thực hiện kiểm soát từ xa và kiểm tra tại chỗ đối với khách hàng để thu thập thông tin phục vụ cho việc theo dõi rủi ro tín dụng;
  • Tiêu chí đánh giá và phương pháp xác định mức độ suy giảm chất lượng tín dụng của từng khoản cấp tín dụng và danh mục cấp tín dụng; cơ chế cảnh báo sớm khi có nguy cơ chất lượng tín dụng của khách hàng bị suy giảm.

Thẩm định cấp tín dụng

Thẩm định cấp tín dụng là yêu cầu cơ bản và quan trọng trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Thẩm định có đúng thì khoản cấp tín dụng mới an toàn. Tại Điều 32 Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về thẩm định cấp tín dụng như sau:

Thứ nhất, Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện thẩm định tín dụng đảm bảo tối thiểu bao gồm các nội dung sau đây:

  • Xác định cụ thể người có liên quan của khách hàng, tổng dư nợ cấp tín dụng của khách hàng, khách hàng và người có liên quan;
  • Căn cứ kết quả xếp hạng tín nhiệm của khách hàng (nếu có), bao gồm cả xếp hạng tín nhiệm tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác;
  • Đánh giá tính đầy đủ về hồ sơ, tình trạng pháp lý và khả năng thu hồi của tài sản bảo đảm đối với trường hợp cấp tín dụng có tài sản bảo đảm;
  • Thẩm định khả năng thực hiện các nghĩa vụ cam kết của bên bảo lãnh đối với các khoản cấp tín dụng có bảo lãnh của bên thứ ba.

Thứ hai, Trong quá trình thẩm định, trường hợp sử dụng các kênh thông tin khác ngoài ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kiểm tra chất lượng thông tin và tính độc lập của kênh thông tin với bên được cấp tín dụng.

Quản lý tín dụng và quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề

Thứ nhất, về quản lý tín dụng:

  • Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện quản lý tín dụng đáp ứng các yêu cầu sau đây:
  • Quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của cá nhân, bộ phận trong việc lập, lưu trữ hồ sơ tín dụng bảo đảm các hồ sơ tín dụng đầy đủ theo quy định của pháp luật;
  • Giải ngân phù hợp với mục đích sử dụng vốn, loại hình cấp tín dụng;
  • Giám sát khoản cấp tín dụng sau khi được giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:
  • Kiểm tra việc sử dụng vốn vay và thực hiện các điều khoản khác trong hợp đồng cấp tín dụng của khách hàng;
  • Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng;
  • Thực hiện quản lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Điều 36 Thông tư này;
  • Theo dõi lịch trả nợ, nhắc nhở khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn, báo cáo kịp thời cho các cấp có thẩm quyền khi khách hàng có nguy cơ không thực hiện hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
  • Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải lưu trữ hồ sơ tín dụng, các thông tin về khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ và lịch sử trả nợ của khách hàng và các thông tin khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề

  • Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Quản lý khoản cấp tín dụng có vấn đề đảm bảo yêu cầu sau đây:
  • Quy định rõ tiêu chí, phương pháp để xác định khoản cấp tín dụng có vấn đề;
  • Tăng cường đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, khả năng thu hồi nợ từ các biện pháp bảo đảm;
  • Có biện pháp xử lý, cơ cấu lại đối với các khoản cấp tín dụng có vấn đề, kế hoạch thu hồi nợ;
  • Tăng cường theo dõi, giám sát, thu hồi nợ;
  • Xác định trách nhiệm của cá nhân, bộ phận liên quan đến khoản cấp tín dụng xấu (nếu có) để có biện pháp xử lý.

Bên cạnh đó cần thực hiện nghiêm chỉnh quy định về việc quản lý tài sản bảo đảm tại Điều 36 Thông tư 13/2018/TT-NHNN.

Tổng Kết

Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn đọc những thông tin rất chi tiết để hiểu rủi ro tín dụng là gì? Cũng như cách phân loại, nguyên nhân và hậu quả của rủi ro tín dụng. Hi vọng bài viết này có thể giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và học tập. Chúc các bạn may mắn!

Xem thêm:

Vay tín chấp là gì? Đặc điểm của hình thức vay tín chấp

Nợ quá hạn là gì? Nguyên nhân gây ra nợ quá hạn

Ở đâu nhận làm hồ sơ nợ xấu uy tín?

Bốc bát họ là gì? Có nên bốc bát họ không? Rủi ro là gì?

Mue trong ngân hàng là gì? Thông tin chi tiết từ A – Z

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (1 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Vay 300 triệu ngân hàng nào lãi suất tốt nhiêu ưu đãi năm 2023?

Việc vay vốn với hạn mức lớn như 300 triệu đồng sẽ là...

Giãn nợ là gì, thủ tục xin gia hạn nợ tại ngân hàng năm 2023

Giãn nợ là một phương án hỗ trợ từ ngân hàng và các...

Vay ngắn hạn là gì, thời hạn của khoản vay là bao lâu?

Vay vốn hiện nay có rất nhiều loại, các công ty tài chính...

Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD online tại nhà

Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND đơn giản và chính xác nhất...

Hướng dẫn vay tiền Kamo nhận ngay 10 triệu chỉ với CMND

Kamo là một trong những đơn vị tài chính mới ra đời tại...

Mue trong ngân hàng là gì, có ảnh hưởng gì khi vay vốn?

MUE là một khái niệm được sử dụng rất nhiều bởi ngân hàng...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *