Mẫu giấy báo có của ngân hàng cập nhật mới nhất 2023

Giấy báo có của ngân hàng là một loại chứng từ rất quen thuộc và được sử dụng thường xuyên bởi bộ phận kế toàn của các doanh nghiệp Vậy giấy báo có là gì? Có công dụng như thế nào? Mẫu giấy báo có của một số ngân hàng lớn ra sao? Hãy cùng VNCash24h tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Giấy Báo Có Là Gì?

Giấy báo có (tiếng Anh là Credit note) là chứng từ xác nhận có tiền từ người khác hoặc nơi khác chuyển vào tài khoản của bạn. Thông thường, ngân hàng sẽ không phát hành giấy tờ này đối với những tài khoản bình thường, bởi nó không cần thiết.

Loại giấy này chỉ phát hành chứng từ khi công ty, doanh nghiệp của bạn đã nhận được khoản tiền từ đơn vị, công ty nước ngoài và trong nước trả cho các giao dịch trước đó có sự bảo lãnh ngân hàng chẳng hạn.

Hiểu đơn giản hơn, loại giấy tờ này là cách để thông báo với công ty của bạn là bên mua hàng đã trả tiền cho bạn. Do đó, có thể nói nó tương đương với giấy nộp tiền vào tài khoản của bạn.

Thông thường, đầu tiên doanh nghiệp sẽ thanh toán thông qua ngân hàng, sau đó kế toán sẽ nhận được giấy báo có và cũng như bản sao kê từ ngân hàng để làm chứng từ gốc và căn cứ vào đó để ghi Sổ cái hoặc Nhật ký chung.

giay bao co ngan hang la gi
Giấy báo có của ngân hàng là gì?

Giấy Báo Có Của Ngân Hàng Có Phải Là Chứng Từ Không?

Giấy báo có của ngân hàng chính là một chứng từ gốc, được làm căn cứ ghi sổ phục vụ cho việc hạch toán cũng như theo dõi, đối chiếu chi tiết tiền gửi từ ngân hàng với sổ sách. Nó được sử dụng làm chứng từ để phục vụ các công tác kế toán hàng tháng của doanh nghiệp nhằm kiểm soát chi tiêu tài chính.

Phân Biệt Giữa Giấy Báo Có Của Ngân Hàng Và Giấy Báo Nợ

Khi nghe tên thì chúng ta cũng hình dung qua sự khác biệt lớn trong mục đích sử dụng của hai loại giấy này.

  • Giấy báo nợ là một tài liệu, nó cũng có thể được sử dụng làm bằng chứng để phản ánh rằng một khoản nợ được thực hiện vào tài khoản của người bán.
  • Còn giấy báo có là một hình thức bán hàng trả lại rõ ràng và được sử dụng để phản ánh rằng một khoản ghi có sẽ được thực hiện vào tài khoản của người mua.

Những điểm khác biệt của 2 loại giấy này thể hiện như sau:

  • Thư báo do một bên gửi để thông báo cho bên kia rằng một khoản ghi nợ đã được thực hiện vào tài khoản của người bán, trong sách của người mua sẽ được gọi là giấy báo nợ. Còn một tài liệu thương mại được một bên gửi để thông báo cho bên kia rằng một khoản tín dụng đã được thực hiện vào tài khoản của người mua hoặc được thực hiện trong sách của người bán được gọi là giấy báo có.
  • Giấy báo nợ được viết bằng mực xanh lam trong khi giấy báo có được viết bằng mực đỏ.
  • Giấy báo nợ được phát hành để đổi lấy Giấy báo Có.
  • Giấy báo nợ ghi số âm trong khi giấy báo có ghi số tiền âm.
  • Giấy báo nợ ghi giảm các khoản phải thu. mặt khác, giấy báo có làm giảm các khoản phải trả.
  • Trên cơ sở giấy báo nợ, sổ trả hàng mua được cập nhật. Ngược lại, với sự trợ giúp của Giấy báo Có sổ trả lại hàng bán được cập nhật lại.
phan biet giay bao co và giay ghi no
Phân biệt giữa giấy báo có của ngân hàng và giấy báo nợ

1 Số Mẫu Giấy Báo Có Của Ngân Hàng

Loại giấy tờ này phải được làm theo mẫu quy định của ngân hàng nhà nước. Trên đó phải bao gồm các thông tin bắt buộc sau:

  • Số hiệu chứng từ: Giấy báo có của ngân hàng gửi khách hàng cần phải có chi tiết tên gọi và số hiệu chứng từ. Tên gọi “GIẤY BÁO CÓ” thường được viết in hoa và ở giữa tờ giấy. Số hiệu chứng từ hay còn gọi là số giao dịch sẽ nằm ở góc trên cùng bên tay phải. Thông tin số hiệu này là duy nhất và độ chính xác phải cao. Bởi nó rất quan trọng trong việc tránh sai sót chứng từ.
  • Ngày tháng năm: Ngày tháng năm lập chứng từ giấy báo có là vô cùng cần thiết. Đây cũng là ngày tháng năm giao dịch phát sinh. Nó thường được viết ở chính giữa, ngay dưới tên chứng từ. Định dạng của ngày tháng năm là dd/mm/yyyy.
  • Tên đơn vị lập chứng từ: Trên giấy báo có của ngân hàng phải có chi tiết tên và chi nhánh ngân hàng cấp giấy báo có này. Bên cạnh đó, thường thì logo của ngân hàng cũng sẽ xuất hiện ở góc bên trái chứng từ. Dưới logo là tên ngân hàng. Dưới tên ngân hàng là chi nhánh cấp giấy. Tên này cần đầy đủ theo đăng ký kinh doanh của ngân hàng.
  • Tên đơn vị nhận chứng từ: Giấy báo có bắt buộc phải có tên đơn vị nhận chứng từ. Thường tên này sẽ được viết chính giữa giấy, ngay dưới tên đơn vị lập chứng từ và sau chữ “Kính gửi” để thể hiện sự trang trọng, lịch sự. Tên này cũng cần đầy đủ cả họ lẫn tên với cá nhân. Với doanh nghiệp, tên cần đầy đủ theo đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, cần có mã số thuế được ghi kèm ở bên dưới.
  • Nội dung giao dịch: Nội dung giao dịch chính là nghiệp vụ phát sinh, là thông báo của ngân hàng khi tài khoản của khách hàng biến động. Dưới mã số thuế là dòng chữ “Hôm nay, chúng tôi xin báo đã ghi có tài khoản của quý khách với nội dung”. Nếu là giấy báo nợ thì sẽ là “Hôm nay, chúng tôi xin báo đã ghi nợ tài khoản của quý khách với nội dung”. Phần nội dung chi tiết sẽ là nội dung chuyển tiền của khách hàng.
  • Số tài khoản giao dịch: Tài khoản giao dịch chính là tài khoản của khách hàng, tài khoản ghi có. Trên giấy báo có phải được ghi chính xác số tài khoản này.
  • Số tiền giao dịch: Số tiền giao dịch dù chỉ một nghìn cũng cần lập giấy báo có. Nó sẽ được viết dưới cả hai định dạng là bằng số và số tiền bằng chữ ở ngay bên dưới.
  • Chữ ký người lập phiếu: Giấy báo có của ngân hàng hay bất kỳ tổ chức nào khác cũng cần chữ ký của người lập phiếu và người liên quan. Tại mẫu giấy của ngân hàng, người lập phiếu là giao dịch viên và kiểm soát. Ngoài ra, nếu chi nhánh ngân hàng nào không có giao dịch viên, chuyên viên phụ trách doanh nghiệp là người ký vị trí giao dịch viên. Giám đốc chi nhánh ký vị trí kiểm soát viên.
  • Dấu của ngân hàng: Dấu treo của ngân hàng là phần rất quan trọng của giấy báo có. Sau khi giấy báo có được in, ký đầy đủ, người phụ trách cần đóng dấu đỏ của chi nhánh lên vị trí góc trái của ngân hàng để xác nhận giấy hợp lệ. Lúc này, giấy báo có mới hoàn thiện.

Sau đây là mẫu giấy báo có của 1 số ngân hàng, các bạn có thể tham khảo:

Mẫu Giấy Báo Có Ngân Hàng Vietcombank

giay bao co vitecombank
Mẫu giấy báo có ngân hàng Vietcombank

Mẫu Giấy Báo Có Ngân Hàng BIDV

mau giay bao co bidv
Mẫu giấy báo có ngân hàng BIDV

Mẫu Giấy Báo Có Ngân Hàng ACB

giay bao co acb
Mẫu giấy báo có ngân hàng ACB

Mẫu Giấy Báo Có Ngân Hàng Vietinbank

giay bao co vietinbank
Mẫu giấy báo có ngân hàng Vietinbank

Cách Viết Giấy Báo Có Của Ngân Hàng

Vì là chứng từ quan trọng trong kế toán hiện nay, nên các kế toán viên của một công ty cần nắm rõ thông tin về các loại như giấy báo có và giấy ghi nợ để có thể tính toán làm báo cáo kế toán cho công ty.

Mỗi ngân hàng đều có mẫu giấy báo có khác nhau, tuy nhiên vẫn có một số nội dung gần giống nhau như:

  • Thông tin công ty/ tài khoản của bạn: Tên công ty, số tài khoản ngân hàng của bạn
  • Tên ngân hàng chủ tài khoản
  • Thông tin về giao dịch chuyển tiền vào tài khoản
  • Ngày tháng năm giao dịch và giờ giao dịch
  • Số tiền thêm vào tài khoản và loại tiền
  • Ngân hàng phát lệnh, ngân hàng giữ tài khoản
  • Người chuyển
  • Nội dung giao dịch
  • Chữ ký của kiểm soát viên và giao dịch viên phát hành giấy báo có

Các Lưu Ý Khi Sử Dụng Giấy Báo Có Của Ngân Hàng

Với giấy báo có của ngân hàng, bạn cần chú ý kỹ một số điểm sau:

  • Bạn nên đóng quyển: Giấy báo có cần được đóng thành quyển và được đánh số. Đặc biệt với những công ty thường phát sinh giao dịch với ngân hàng, điều này là hết sức quan trọng để lưu trữ hồ sơ. Số hiệu giấy báo có phải được đánh dấu thường xuyên, theo từng kỳ kế toán để tiện cho việc đối chiếu. Phần nội dung giao dịch cũng phải được ghi càng chi tiết càng tốt.
  • Số tiền cần chính xác: Số tiền trên giấy báo có phải được ghi thật chính xác bằng cả chữ và số. Không chỉ vậy, bạn cũng cần kiểm tra kỹ cả đơn vị tiền tệ để tránh sai sót. Nếu số tiền phát sinh là ngoại tệ, trên giấy báo có cần ghi thêm tỷ giá tại thời điểm phát sinh.

Tổng Kết

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu được giấy báo có của ngân hàng là gì cũng như tác dụng và thông tin có trong loại giấy tờ này. Mẫu giấy này cần tuân theo tiêu chuẩn chung được quy định bởi Ngân hàng Nhà Nước nên nội dung trong đó sẽ giống nhau tại tất cả các ngân hàng.

Xem thêm:

Thị trường liên ngân hàng là gì? các thông tin quan trọng cần biết

Thẩm định tín dụng là gì? Quy trình thẩm định tại ngân hàng 

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng là gì? Cách xem thế nào?

Séc là gì? Có mấy loại? Phương thức sử dụng ra sao?

Checking account là gì? Saving account là gì? Các thông tin cần biết

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (1 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Nợ xấu nhóm 1 là gì, nợ nhóm 1 có được xem là nợ xấu không?

Nợ xấu được các tổ chức tài chính chia thành 5 nhóm tùy...

Oncredit là gì, hướng dẫn vay 10 triệu online tại nhà chi tiết

Oncredit là một trong những đơn vị cung cấp giải pháp tài chính...

5+ địa chỉ vay tiền Đà Nẵng uy tín giải ngân nhanh nhất 2023

Hiện nay, có rất nhiều người đang gặp phải khó khăn về tài...

10+ địa chỉ vay tiền Bình Dương duyệt nhanh uy tín nhất 2023

Bạn đang có nhu cầu vay một khoản tiền nhỏ để có thể...

App H5 Magpie Credit là gì, vay tiền ở đây có an toàn không?

Nếu bạn đang cần xoay sở gấp một khoản tiền để giải quyết...

Avay là gì, dịch vụ vay tiền Avay có an toàn và uy tín không?

Công nghệ đã có sự phát triển vượt bậc đã giúp việc vay...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *