Sec là gì, có mấy loại, ưu điểm và cách sử dụng chi tiết

Tại lĩnh vực kinh doanh và tài chính, tấm séc là một trong những loại giấy tờ được sử dụng rất phổ biến. Đây là một phương thức thanh toán an toàn và tiện lợi được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tấm séc và cách sử dụng chúng một cách đúng đắn.

Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu tấm séc là gì? Ưu điểm và hạn chế khi thanh toán bằng séc ra sao? Hãy cùng VnCash24h theo dõi nhé!

Tấm Séc Là Gì?

Séc là chứng từ thanh toán ghi nhận lệnh trả tiền của chủ tài khoản hoặc người đại diện, của chủ tài khoản, được lập trên mẫu in sẵn theo thể thức luật định.

Theo đó, tổ chức quản lí tài khoản trích một khoản tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán vô điều kiện để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên tấm séc. Các chủ thể liên quan đến giao dịch với séc:

  • Bên ký séc phát (bên phát hành): người ký tờ séc để ra lệnh cho ngân hàng.
  • Bên thanh toán (ngân hàng): ngân hàng có nghĩa vụ trả tiền theo lệnh của bên ký phát.
  • Bên thụ hưởng: bên nhận tiền từ ngân hàng.
sec la gi
Tấm séc là gì?

Có Nên Sử Dụng Séc Để Thanh Toán Không?

Ưu điểm

Một số khách hàng thích thanh toán bằng séc thay vì mang theo tiền mặt hoặc sử dụng thẻ tín dụng. Độ tuổi của khách hàng cũng có thể là một yếu tố, những người trên 40 tuổi có xu hướng thoải mái với séc hơn so với thẻ tín dụng. Séc cũng tốt hơn để gửi bằng thư cho các khoản thanh toán và hóa đơn.

  • Séc hiện có thể được xử lý điện tử tại điểm mua giống như thẻ tín dụng nhưng chi phí xử lý hầu như thấp hơn. Nếu bạn hợp tác với một bộ xử lý chuyên nghiệp, họ có thể cung cấp xử lý séc theo điểm mua hàng (POP).
  • Một tấm séc thường tốt hơn việc khách hàng không thanh toán hoặc từ bỏ giỏ hàng vì họ không có tiền mặt hoặc thẻ.

Nhược điểm

  • Séc có thể bị trả lại hoặc làm mất. Điều này khiến quá trình thanh toán bị gián đoạn và không tiện dụng.Tùy thuộc vào ngân hàng, họ có thể tính phí cho những séc bị trả lại này. Tài khoản séc có thể bị đóng băng, trống rỗng hoặc thậm chí không tồn tại.
  • Khách hàng có thể dừng thanh toán trên séc, đóng tài khoản và thậm chí gửi séc trễ hạn nếu nhân viên thu ngân không chú ý. Tất cả những khoản thanh toán sẽ chậm trễ theo.
  • Nếu ngân hàng của bạn không cung cấp tính năng chụp ảnh từ xa, bạn phải dành thời gian và tiền bạc để đến ngân hàng thường xuyên.

Các Loại Tấm Séc Hiện Đang Được Cung Cấp Hiện Nay

Hiện nay có nhiều cách phân loại séc, trong đó 4 cách phổ biến như sau:

Phân Loại Theo Cách Xác Định Người Thụ Hưởng

Trong trường hợp này, Séc được phân thành 3 loại.

  • Séc vô danh: Người nào nắm giữ nó thì sẽ được thừa hưởng số tiền ghi trên Séc.
  • Séc lệnh: Dùng trong trường hợp chuyển nhượng hoặc trên Séc ghi tên cá nhân, tổ chức. Người nhận có thể yêu cầu ngân hàng trả tiền hoặc chuyển nhượng theo lệnh.
  • Séc đích danh: Ghi rõ tên, địa chỉ của người nhận trên tờ Séc.

Theo Yêu Cầu Đảm Bảo Trong Thanh Toán

  • Séc trơn: mặt sau để trắng hoàn toàn, séc này có thể được ngân hàng trả tiền mặt.
  • Séc gạch chéo: mặt sau được gạch hai đường chéo song song, séc này chỉ có thể được trả tiền bằng hình thức ghi có vào tài khoản của người thụ hưởng tại ngân hàng. Mục đích của gạch chéo là để không rút được tiền mặt, dùng để chuyển khoản qua ngân hàng.
  • Séc gạch chéo đặc biệt: mặt trước hoặc mặt sau của tờ séc được gạch hai đường chéo song song, giữa hai đường chéo là tên ngân hàng hoặc cả chi nhánh ngân hàng. Séc này chỉ có thể được nộp vào ngân hàng hay chi nhánh ngân hàng ghi trên đó. Ngoài ra séc gạch chéo đặc biệt cũng có thể ghi tên ngân hàng nhờ thu để thuận tiện cho việc giải quyết khi séc bị ngân hàng thanh toán từ chối thanh toán.

Theo Mức Độ Đảm Bảo

  • Séc ngân hàng (hay séc tiền mặt): là séc do ngân hàng phát hành nên người thụ hưởng sẽ được đảm bảo thanh toán trừ trường hợp phát hiện ra tờ séc đã bị gian lận. Sở dĩ nó được gọi là séc tiền mặt vì có giá trị gần như tiền mặt do sẽ được thanh toán ngay.
  • Séc bảo chi: là một tờ séc được ngân hàng của người phát hành đảm bảo rằng tài khoản của người đó có đủ tiền để được trích ra khi thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng thường ghi hoặc đóng dấu bảo chi lên tờ séc. Mục đích của việc xác nhận là nhằm đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc và ngăn chặn tình trạng phát hành séc quá số dư trên tài khoản.

Theo Hình Thức Thanh Toán

  • Séc tiền mặt: Dùng để rút tiền mặt tại ngân hàng.
  • Séc chuyển khoản: Là tờ séc do chủ tài khoản ký phát và trực tiếp giao cho người thụ hưởng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.
  • Séc xác nhận (Séc bảo chi): Séc được ngân hàng bảo đảm khả năng thanh toán.
cac loai sec hien nay
Các loại séc hiện nay

Vai Trò Thanh Toán Của Séc

Séc là hình thức thanh toán dịch vụ, hàng hóa mà không cần dùng tiền mặt. Nó cũng thể hiện cho quyền lực của người sở hữu những tấm séc. Do đó, séc được nhiều người ưa chuộng bởi tính linh hoạt, có thể chuyển nhượng qua lại, lại vừa sang trọng thể hiện đẳng cấp.

Séc đóng vai trò quan trọng trong việc giao dịch thanh toán không tiền mặt được nhà nước khuyến khích. Cũng như hạn chế lạm phát tiền mặt gia tăng. Bên cạnh đó, séc đảm bảo tính an toàn cao khi chỉ có người chủ sở hữu hay người được ủy quyền mới có thể được sử dụng séc.

Đặc Điểm Của Tấm Séc

Séc có một số đặc điểm cơ bản như sau:

  • Có tính chất thời hạn: tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết (séc thương mại).
  • Thời hạn của séc được ghi trên tờ séc và phụ thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định.
  • Séc có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng thủ tục ký hậu trong thời gian hiệu lực của séc.
  • Séc là lệnh nên khi ngân hàng nhận được séc phải chấp hành lệnh này vô điều kiện trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không có tiền hoặc tờ séc không đủ tính chất pháp lý.
  • Séc phải có đầy đủ các thông tin như: địa điểm và ngày tháng lập séc, tên địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tài khoản được trích trả, ngân hàng trả tiền, tên địa chỉ của người hưởng số tiền trên séc, chữ ký của người phát hành séc.
  • Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và dấu của tổ chức đó.
  • Séc gồm 2 mặt: mặt trước in sẵn tiêu đề điền các thông tin bắt buộc của tờ séc, mặt sau ghi các thông tin về chuyển nhượng séc.
  • Séc thường được in theo tập, gồm có phần cuống séc để người ký phát lưu các thông tin cần thiết và phần tách rời giao cho người thụ hưởng.
  • Séc thường được ngân hàng in sẵn theo mẫu và có những dòng trống để người ký phát điền vào.

Nội Dung Có Trong 1 Tấm Séc

1. Mặt trước séc có các nội dung sau đây:

  • Từ “Séc” được in phía trên séc;
  • Số tiền xác định;
  • Tên của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán là người bị ký phát;
  • Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân của người thụ hưởng được người ký phát chỉ định hoặc yêu cầu thanh toán séc theo lệnh của người thụ hưởng hoặc yêu cầu thanh toán séc cho người cầm giữ;
  • Địa điểm thanh toán;
  • Ngày ký phát;
  • Tên đối với tổ chức hoặc họ, tên đối với cá nhân và chữ ký của người ký phát.

2. Séc thiếu một trong các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thì không có giá trị, trừ trường hợp địa điểm thanh toán không ghi trên séc thì séc được thanh toán tại địa điểm kinh doanh của người bị ký phát.

3. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 trên, tổ chức cung ứng séc có thể đưa thêm những nội dung khác mà không làm phát sinh thêm nghĩa vụ pháp lý của các bên như số hiệu tài khoản mà người ký phát được sử dụng để ký phát séc, địa chỉ của người ký phát, địa chỉ của người bị ký phát và các nội dung khác.

4. Trường hợp séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc thì trên séc phải có thêm các nội dung theo quy định của Trung tâm thanh toán bù trừ séc.

5. Mặt sau của séc được sử dụng để ghi các nội dung chuyển nhượng séc.

6. Số tiền ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc. Nếu số tiền ghi bằng số khác với số tiền ghi bằng chữ thì séc không có giá trị thanh toán.

Thời Hạn Thanh Toán Của Séc Theo Quy Định Của NHNN

Thời hạn và địa điểm xuất trình séc được hướng dẫn tại Điều 28 Nghị định 159/2013/NĐ-CP về việc cung ứng và sử dụng séc, theo đó:

“ Điều 28. Thời hạn và địa điểm xuất trình séc

1. Thời hạn xuất trình của tờ séc là 30 ngày, kể từ ngày ký phát.

2. Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng làm cho séc không thể được xuất trình để thanh toán đúng thời hạn thì thời hạn xuất trình sẽ được kéo dài quá thời gian quy định ở khoản 1 Điều này và ngay sau khi các sự kiện này chấm dứt tờ séc phải được xuất trình để thanh toán. Thời hạn kéo dài trong trường hợp này là không quá 06 tháng kể từ ngày ký phát.

3. Trong thời hạn quy định trên, tờ séc phải được xuất trình để thanh toán tại :

a) Địa điểm thanh toán ghi trên tờ séc; hoặc

b) Nếu trên tờ séc không ghi địa điểm thanh toán, thì tờ séc đó phải được xuất trình để thanh toán tại địa chỉ của người thực hiện thanh toán; hoặc

c) Nếu trên tờ séc không ghi địa điểm thanh toán và không rõ địa chỉ của người thực hiện thanh toán, thì tờ séc đó được xuất trình để thanh toán tại trụ sở chính của người thực hiện thanh toán; hoặc

d) Nếu tờ séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ séc theo quy định tại Điều 29 Nghị định này, thì tờ séc đó được xuất trình để thanh toán tại Trung tâm thanh toán bù trừ séc.”

Khi còn thời hạn, séc có giá trị thanh toán và ngược lại, nếu hết thời hạn séc sẽ không còn giá trị thanh toán. Chính vì vậy, nếu như tờ séc đã quá thời hạn và bạn không quay trở lại ngân hàng để gia hạn thì tấm séc sẽ mất hiệu lực và mất giá trị.

Séc có giá trị hiệu lực tính từ ngày phát hành được ghi trên tờ séc. Theo quy định của ngân hàng Nhà nước thì thời hạn chứng từ séc sẽ tùy thuộc vào phạm vi không gian mà tờ chi phiếu này được lưu hành và theo pháp luật các nước quy định.

thoi han thanh toan cua sec
Thời hạn thanh toán của Séc

Hướng Dẫn Thanh Toán Bằng Séc

Ví dụ về một giao dịch cơ bản gồm bên ký séc người thụ hưởng séc và tổ chức/ngân hàng đóng vai trò là bên thanh toán. Vậy, một quy trình thanh toán bằng séc hoàn chỉnh có thể qua các bước sau:

  • Bước 1: Bên ký séc chuyển gian cho người thụ hưởng bằng cách ký séc cho người thụ hưởng
  • Bước 2: Người thụ hưởng sẽ mang chứng từ séc tới ngân hàng để được ngân hàng thực hiện thanh toán đúng với số tiền được ghi trên séc
  • Bước 3: Ngân hàng tiến hành làm thủ tục và thanh toán cho người thụ hưởng
  • Bước 4: Ngân hàng quyết toán giá trị của séc với người ký séc.

Hướng Dẫn Rút Tiền Mặt Từ Séc

Để rút tiền mặt từ tờ séc, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Mang CMND/CCCD/hộ chiếu và chứng từ séc đến ngân hàng và tạo đơn đề nghị rút tiền mặt từ chứng từ séc.
  • Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cơ bản vào tờ khai được ngân hàng yêu cầu.
  • Bước 3: Trong khoảng 30 – 45 ngày, ngân hàng sẽ chuyển tiền cho bạn. Thời gian sẽ tùy thuộc vào ngân hàng khác nhau.

Lưu ý là bạn sẽ mất một khoản phí rút tiền (phí này cũng sẽ tùy vào số tiền trên séc). Đến thời hạn đã cam kết, ngân hàng sẽ liên hệ với bạn qua số điện thoại để tới ngân hàng nhận tiền.

Tổng Kết

Chắc hẳn đến đây, bạn đã nắm được các thông tin cần thiết để giải đáp được thắc mắc tấm Séc là gì? Hy vọng qua chia sẻ trên bạn sẽ hiểu rõ hơn về vai trò của các loại séc để từ đó có thêm cho mình một lựa chọn phương thức thanh toán mà không cần sử dụng đến tiền mặt.

Xem thêm:

Checking account là gì? Saving account là gì? Các thông tin cần biết

Số dư khả dụng là gì? Công thức tính chi tiết

Đổi tiền rách ở ngân hàng có được không? Có tốn phí không?

Đổi tiền mới ở đâu? Phí bao nhiêu?

Chuyên viên khách hàng cá nhân là gì? Lương tháng bao nhiêu?

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

4+ địa chỉ cầm cavet xe máy an toàn uy tín với lãi suất thấp

Từ xưa đến nay, khi muỗn xoay sở gấp một khoản tiền để...

Hướng dẫn vay tiền Fastmoney online qua ví điện tử momo

Fast Money là một dịch vụ hỗ trợ vay tiền online nhận ngay...

10+ app vay tiền bằng CCCD gắn chip mới duyệt nhanh nhất 2023

Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc vay tiền trở nên dễ...

999+ App Vay Tiền Online Uy Tín Duyệt Nhanh 24/7 Mới Nhất 2023

App vay tiền online là 1 trong những hình thức vay tiền mới...

App H5 CarpCredit là gì, có nên vay tiền qua ứng dụng này không?

Có rất nhiều khách hàng đã lựa chọn H5 CarpCredit để đăng ký...

Quy trình thẩm định Shinhan Finance cập nhật mới 2023

Shinhan Finance là một trong những công ty tài chính hàng đầu tại...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *