Thẩm định tín dụng là gì, quy trình thẩm định tại ngân hàng 2023

Thẩm định tín dụng là gì? Đây là việc xác nhận để hoàn tất các thủ tục trong hồ sơ của khách hàng xem có đủ điều kiện để vay vốn hay không.

Quy trình này đóng vai trò quyết định đến chất lượng các khoản tín dụng mà ngân hàng thương mại cấp cho khách hàng.

Vậy quy trình này diễn ra ra sao? Hiện nay có mấy loại thẩm định tín dụng? Mời các bạn tham khảo ngay bài viết sau của VNCash24h nhé!

Thẩm Định Tín Dụng Là Gì?

Thẩm định tín dụng chính là quy trình nhân viên sẽ tiến hành thụ lý, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp vay tiêu dùng hay mở thẻ tín dụng. Họ có nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ từ khách hàng cung cấp như: chứng từ cá nhân và hồ sơ chứng minh thu nhập hoặc khả năng chi trả.

Sau khi sàng lọc hồ sơ phù hợp với điều kiện mà ngân hàng, công ty tài chính hỗ trợ, thẩm định tín dụng tiến hành xác minh trực tiếp đến khách hàng và doanh nghiệp, nơi làm việc của khách hàng.

Từ những đánh giá từ hồ sơ, chất lượng cuộc gọi và địa chỉ đúng với đơn đề nghị cấp vay. sau đó sẽ thẩm định tín dụng sẽ kiểm tra tổng thể một lần nữa để đưa ra quyết định hồ sơ có được phê duyệt hay không.

tham dinh tin dung la gi
Thẩm định tín dụng là gì?

Sự Quan Trọng Của Việc Thẩm Định Tín Dụng

Có thể nói, mục đích của việc thẩm định tín dụng là đánh giá chính xác về tính hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn.Vì vậy thẩm định tín dụng là khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Tầm quan trọng của nó thể hiện ở những điểm sau:

  • Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
  • Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
  • Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất sai lầm trong quyết định cho vay một dự án.

Phân Loại Thẩm Định Tín Dụng

Khi bắt đầu thẩm định tín dụng với một hồ sơ vay vốn, ngân hàng sẽ phân loại thẩm định tín dụng để giúp cho quá trình đánh giá, phân tích diễn ra chính xác, nhanh chóng nhất, giúp cho khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian. Có 4 loại thẩm định tín dụng:

  • Thẩm định rủi ro (hồ sơ vay vốn và khả năng chi trả của khách hàng)
  • Thẩm định khách hàng có tài sản đảm bảo (phù hợp với chính sách khu vực, loại tài sản mà ngân hàng hỗ trợ).
  • Thẩm định tín dụng ngắn hạn (bao gồm các khoản vay tín chấp hay không chứng minh thu nhập, thời gian trả góp dao động từ 06 tháng đến 60 tháng).
  • Thẩm định tín dụng dài hạn (áp dụng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vay thế chấp có tài sản đảm bảo, vay trả góp ô tô, kỳ hạn trả góp từ 10 đến 30 năm).
phan loai tham dinh tin dung
Phân loại thẩm định tín dụng

Nội Dung Chủ Yếu Của Việc Thẩm Định Tín Dụng

Quá trình thẩm định tín dụng của ngân hàng để biết được rằng khách hàng vay vốn có đáng tin cậy không? Khách hàng có mong muốn trả nợ không? Khách hàng có khả năng trả nợ không? Khả năng và ý muốn đó có duy trì trong suốt thời hạn vay không?….rất nhiều câu hỏi đặt ra trong quá trình thẩm định tín dụng.

Thẩm định điều kiện vay vốn

Theo quy chế cho vay, khách hàng muốn vay vốn phải thõa mãn các điều kiện sau:

  • Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
  • Có mục đích vay vốn rõ ràng, phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng, phải có tính hợp pháp, theo quy định hiện hành về loại tiền vay , định hướng vay theo quy định.
  • Khách hàng có kế hoạch vay vốn nghiêm túc, căn cứ vào lịch sử quan hệ vay vốn của khách hàng như dư nợ vay, doanh số, mức tín nhiệm, quan hệ tiền gởi.
  • Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
  • Có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư khả thi và có hiệu quả..Có năng lực quản lý điều hành tốt.
  • Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thẩm định thời hạn vay vốn

  • Ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống
  • Trung hạn: từ 12 đến 60 tháng
  • Dài hạn: trên 60 tháng nhưng không quá thời gian hoạt động còn lại trên giấy phép thành lập hoặc không quá 15 năm đối với cho vay dự án đầu tư phục vụ đời sống

Thẩm định mức độ tin cậy của hồ sơ vay

Thông thường bộ hồ sơ vay vốn gồm có:

  • Giấy đề nghị vay vốn
  • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng, chẳng hạn như giấy phép thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều kiện hoạt động.
  • Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch trả nợ hoặc dự án đầu tư.
  • Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất.
  • Các giấy tờ lien quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh nợ vay.
  • Các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết.

Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gởi cho tổ chức tín dụng. Cán bộ tín dụng xem xét tính chân thực và mức độ tin cậy của các tài liệu mà khách hàng cung cấp.

Thẩm định mức cho vay

Đối tượng

Giới hạn so với vốn tự có

1.Cho vay

– Một khách hàng

– Nhóm khách hàng

 

15%

50%

2.Bảo lãnh

– Một khách hàng

– Nhóm khách hàng

 

25%

60%

3.Cho thuê tài chính

– Một khách hàng

– Nhóm khách hàng

 

30%

80%

4.Đối tượng bị hạn chế cho vay

5%

Hạn chế cho vay

Theo quy định các đối tượng sau thuộc diện hạn chế cho vay:

  • Tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên có trách nhiệm kiểm toán tại Ngân hàng cho vay.
  • Thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ thanh tra tại ngân hàng cho vay.
  • Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng cho vay.
  • Các cổ đông lớn của Ngân hàng.
  • DN có một trong những đối tượng thuộc diện cấm cho vay mà đối tượn này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của DN đó.

Cấm cho vay

Theo quy định các đối tượng sau thuộc diện mà Ngân hàng cấm cho vay:

  • Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
  • Người thẩm định xét duyệt cho vay.
  • Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc).

Thẩm định khả năng tài chính:

Thẩm định độ tin cậy của các báo cáo tài chính xem các tài sản có được định giá chính xác không? Mức độ của vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh có đúng không?…

Phân tích các tỷ số tài chính để đo lường đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, đánh giá hiện trạng tài chính và xu hướng tài chính của doanh nghiệp để xem xét khả năng trả nợ của DN.

Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết là một trong những điều kiện tiên quyết để xem xét cho khách hàng vay vốn.Đối với khách hàng có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ giúp cho khách hàng yên tâm rằng họ sẽ trả được nợ khi đến hạn.

Đối với ngân hàng khả năng tài chính giúp ngân hàng yên tâm hơn về khả năng trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên do nhiều lý do bản thân khách hàng không thể đánh giá chính xác được khả năng tài chính của mình, vì thế cần phải thẩm định khả năng tài chính của khách hàng thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính trên các báo cáo tài chính mà khách hàng đã nộp cho ngân hàng.

Thẩm đinh khả năng trả nợ

Mặc dù đã thẩm định khả năng tài chính để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, tuy nhiên với cách này chỉ phân tích được các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ và hiện tại, trong khi việc thu nợ lại xảy ra trong tương lai.

Khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư. Do đó thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư là công việc rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

Thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh được xem xét trong cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động vì vậy cần đánh giá chính xác và trung thực tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh để đánh giá khả năng thu hồi vốn khi cho vay. Còn đối với dự án đầu tư thì được xem xét trong cho vay trung và dài hạn, cần thẩm định để thấy được khả năng thu hồi vốn của dự án.

Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay

Tài sản đảm bảo được coi là nguồn thu nợ thứ 2 của các tổ chức tín dụng khi nguồn thu nợ chính gặp rủi ro. Khách hàng có thể đảm bảo bằng tài sản thế chấp, đảm bảo bằng tài sản cầm cố, đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, đảm bảo bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ 3. Tất cả tài sản có giá trị đều có thể được dùng để đảm bảo tiền vay, tuy nhiên để việc đảm bảo thực sự có hiệu quả thì đòi hỏi:

  • Giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm.
  • Tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải có giá trị và có thị trường tiêu thụ.
  • Có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay.
  • Do đó việc thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay chính xác, trung thực, thõa mãn các điều kiện trên thì khả năng thu hồi nợ được nâng cao, nếu không thì tài sản đảm bảo nợ vay không thể giúp được gì thêm cho khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

Ước lượng và kiểm soát rủi ro tín dụng

Rủi ro là vấn đề không thể tránh khỏi trong hoạt động cho vay của các NHTM, vì thế để đảm bảo an toàn cho các khoản vay NHTM đã tiến hành thẩm định trước khi cho vay, tuy nhiên việc thu hồi nợ vay và lãi lại xảy ra sau khi cấp tín dụng.

Do đó thẩm định tín dụng dù có thực hiện kỹ lưỡng và chuyên nghiệp đến đâu đi chăng nữa cũng khó tránh khỏi sai sót. Không ai có thể đảm bảo chắc rằng việc thu hồi nợ vay diễn ra suôn sẻ một cách tuyệt đối mà không gặp khó khăn gì cho đến khi khoản vay được hoàn trả đầy đủ.

Vì vậy việc ước lượng và có các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng có thể giúp cho nhân viên tín dụng và lãnh đạo ngân hàng tiên lượng được phần nào khả năng thu hồi nợ trước khi cho vay. Để làm được điều này ngân hàng cần phải sử dụng các kỹ thuật phân tích và kiểm soát rủi ro tín dụng như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng

Quy Trình Thẩm Định Tín Dụng Tại Ngân Hàng

Quy trình thẩm định tín dụng là 1 bảng mô tả tóm tắt các bước thực hiện thẩm định hồ sơ khách hàng vay vốn cho đến lúc đồng ý giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình cụ thể như sau:

Thẩm Định Ở Bộ Phận Kinh Doanh

  • Nhân viên ngân hàng thu thập thông tin hồ sơ khách hàng và hoàn tất báo cáo để xuất tín dụng.
  • Hồ sơ sẽ được trình lên và ký cấp kiểm soát phòng TP/PP kinh doanh.

Thẩm Định Ở Bộ Phận Thẩm Định

Chuyên viên tại bộ phận thẩm định sẽ đánh giá chi tiết về hồ sơ khách hàng. Từ đó ra quyết định có cho vay hay từ chối cho vay khoản vay của khách hàng.

Thẩm Định Tại Phòng Của Cấp Phê Duyệt

Dựa vào bảng báo cáo thẩm định tín dụng khách hàng. Giám đốc/Phó Giám đốc tại ngân hàng đó sẽ đưa ra quyết định phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ.

Thẩm Định Tại Bộ Phận Hỗ Trợ Tín Dụng

  • Nếu hồ sơ khách hàng được đồng ý phê duyệt. Nhân viên hỗ trợ tín dụng sẽ tiến hành soạn hồ sơ.
  • Khách hàng ký tên và giải ngân.
  • Nhân viên hỗ trợ sẽ chăm sóc khách hàng sau giải ngân và nhắc nợ – thu hồi nợ.

Quy Tắc 5C Khi Thẩm Định Tín Dụng

Phương pháp 5C thường được áp dụng trong việc thẩm định tín dụng giúp việc xử lý, kiểm tra thông tin hồ sơ trở nên nhanh chóng và tối ưu, chính xác hơn. Quy tắc 5C gồm có:

quy tac 5c khi tham dinh tin dung
Quy tắc 5C khi thẩm định tín dụng

Character – Uy Tín Và Đạo Đức Của Khách Hàng

Nhiều ngân hàng khi cho vay vốn sẽ đánh giá về sự hợp tác, thái độ của khách hàng trong suốt quá trình giao dịch. Ngoài ra, về trình độ học vấn, phẩm chất của khách hàng cũng là 1 yếu tố đáng để nhắc đến khi làm việc lâu dài.

Capacity – Năng Lực

Quy tắc Capacity giúp ngân hàng đánh giá được khách hàng của mình sẽ trả nợ bằng cách nào. Thông qua các bảng báo cáo hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp trong 1 khoảng thời gian. Xem xét cách thức hoạt động, doanh thu phát triển của doanh nghiệp có khả năng chi trả khoản vay không.

Capital – Vốn

Tăng mức độ tin cậy của tổ chức tài chính nếu người sử dụng có vốn lớn, chắc chắn trạng thái cân bằng cho các khoản vay tín chấp ngân hàng.

Collateral – Tài Sản Đảm Bảo

Collateral là tài sản đảm bảo, nghĩa là khi vay vốn khách hàng có thể dùng tài sản này để thế chấp với phía ngân hàng. Trường hợp không có khả năng chi trả, ngân hàng sẽ xử lý phần tài sản này của khách hàng để trả nợ theo giá trị khoản vay.

Conditions – Môi Trường

Conditions là yếu tố mà ngân hàng sẽ phân tích các tác động bên trong và bên ngoài như nền kinh tế tác động đến tình hình kinh doanh, sản xuất. Đặc biệt là các doanh nghiệp, công ty nếu vẫn hoạt động ổn định sẽ được ưu tiên vay vốn.

Sự Khác Biệt Giữa Thẩm Định Tín Dụng Doanh Nghiệp Và Cá Nhân

Thực tế chắc chắn rằng thẩm định khoản cho vay giữa doanh nghiệp và cá nhân là khác nhau, tuy nhiên khác nhau như thế nào thì ít ai phân biệt rõ được.

  • Tín dụng doanh nghiệp là những khoản cho vay tài chính doanh nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mục đích đi vay của doanh nghiệp thường là để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, đầu tư khác hay bổ sung vốn lưu động. Vì là doanh nghiệp nên những khoản cho vay tương đối lớn, tùy theo quy mô và mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp thì khoản vay được tài trợ từ phía tổ chức tài chính tín dụng sẽ khác nhau. Vì vậy, quá trình thẩm định khoản vay sẽ kỹ càng hơn, quy trình và giấy tờ cần thiết nhiều hơn nếu doanh nghiệp cần khoản vay lớn hơn.
  • Tín dụng cá nhân là những khoản cho vay tài chính cá nhân phục vụ tiêu dùng cá nhân và gia đình, như mua xe ôtô, các loại xe khác, bất động sản và các vật dụng cá nhân và gia đình. Đương nhiên, những khoản vay này sẽ không quá lớn, nên quá trình thẩm định sẽ rất nhanh và đơn giản, thậm chí trong vòng vài tiếng đồng hồ đã giải ngân xong nếu như khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ.

Trong thực tế vẫn có trường hợp mà tín dụng doanh nghiệp cũng chính là tín dụng cá nhân. Trường hợp này xảy ra khi người chủ doanh nghiệp vay tiền để cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp của mình, thường là những doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ gia đình, lúc này, tài sản doanh nghiệp cũng chính là tài sản cá nhân (Theo Luật Dân sự 2015, chương VI quy định rằng Hộ gia đình và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự).

Chính vì vậy, khi thẩm định cho khoản vay này, nhân viên tín dụng của tổ chức tài chính tín dụng sẽ xem xét kỹ đến tín dụng cá nhân. Không giống như tín dụng cá nhân ở trên, khách hàng muốn vay thì buộc phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình vì số tiền vay là tương đối lớn và nhiều rủi ro cho các tổ chức tài chính tín dụng.

Đối với hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng cũng như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính sẽ phân chia khách hàng ra làm hai mảng chính là tín dụng doanh nghiệp và tín dụng cá nhân.

Đối với mỗi loại hình thì mỗi tổ chức tín dụng đưa ra danh sách hồ sơ khác nhau, và tất nhiên là thẩm định tín dụng cho doanh nghiệp sẽ nhiều hơn, có thể kể ra một số loại như:

  • Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (Giấy đăng ký kinh doanh, Mã số thuế, Điều lệ công ty, Chứng nhận đăng kí mẫu dấu,…),
  • Hồ sơ tài chính (Báo cáo tài chính năm trong 2 năm gần nhất,
  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng trong vòng 2 năm gần nhất,
  • Sổ phụ tài khoản ngân hàng trong 6 tháng gần nhất,…),
  • Hồ sơ khác (Đơn thuê tài chính hay vay vốn kinh doanh,
  • Danh sách tài sản cố định – bao gồm giá trị sổ sách và khấu hao, Báo giá tài sản dự kiến thuê tài chính – đối với công ty cho thuê tài chính, Dự án kinh doanh – đối với vay vốn ngân hàng,…),…

Nhưng còn những khoản vay tài chính cho cá nhân thì chỉ cần yêu cầu CMND, sao kê bảng lương thôi là đủ rồi! (Loại trừ trường hợp cấp tín dụng cho doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ gia đình).

Tổng Kết

Như vậy, bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin chi tiết nhất về khái niệm thẩm định tín dụng là gì? Cũng như các quy trình thẩm định, phương pháp 5C trong quy trình thẩm định tín dụng… Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích và kịp thời dành cho những bạn quan tâm đến lĩnh vực tài chính.

Xem thêm:

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng là gì? Cách xem thế nào?

Séc là gì? Có mấy loại? Phương thức sử dụng ra sao?

Checking account là gì? Saving account là gì? Các thông tin cần biết

Số dư khả dụng là gì? Công thức tính chi tiết

Đổi tiền rách ở ngân hàng có được không? Có tốn phí không?

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

App H5 Vay Vàng là gì, dịch vụ này có an toàn uy tín không?

Trước kia để vay vốn tại các ngân hàng, bạn cần phải đáp...

Thủ tục vay thế chấp xe ô tô cũ tại ngân hàng mới nhất 2023

Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng cung...

Cách tra cứu mã số thuế người phụ thuộc online đơn giản nhất

Khi người phục thuộc đã thỏa được điều kiện về thu nhập cá...

Tiền Ơi là gì, hướng dẫn vay tiền online tại TienOi chỉ cần CMND

Mặc dù chỉ mới được triển khai trong khoảng thời gian vài năm...

5+ địa chỉ vay 30 triệu không cần chứng minh thu nhập uy tín

Bạn đang cần xoay sở vay 30 triệu nhưng bạn không muốn đến...

App H5 HBCredit là gì, vay tiền ứng dụng nay có an toàn không?

H5 HBCredit là một ứng dụng hỗ trợ khách hàng có thể đăng...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *