Thư tín dụng L/C là gì, cách thanh toán như thế nào?

Thư tín dụng L/C là thư được một tổ chức tài chính mở, do người mua hàng yêu cầu. L/C có tác dụng cam kết thanh toán cho người bán một khoản thanh toán tiền nhất định với điều kiện người bán xuất trình bộ chứng từ phù hợp theo quy định trong L/C.

Vậy đặc điểm của thư tín dụng là gì? Để mở được LC cần thỏa mãn được những điều kiện nào? Trong bài viết này, VNCash24h sẽ giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhất.

Thư Tín Dụng L/C Là Gì?

Thư tín dụng còn có tên gọi là L/C – viết tắt của từ Letter of Credit. Đây là một loại thư do ngân hàng lập ra theo yêu cầu của nhà nhập khẩu nhằm cam kết trả một khoản tiền nhất định tại một thời điểm cụ thể cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi).

Trong trường hợp nhà xuất khẩu này xuất trình được cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.

Thư tín dụng là một phương tiện quan trọng đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Nó là một văn bản pháp lý, trong đó ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người bán trong thời hạn nhất định được quy định trong thư tín dụng.

thu tin dung la gi
Thư tín dụng L/C là gì?

Nội Dung Của Thư Tín Dụng L/C

Nội dung chính của thư tín dụng bao gồm:

  • Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C
  • Loại L/C
  • Tên và địa chỉ các bên liên quan: Người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi, các ngân hàng…
  • Số tiền, loại tiền
  • Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, và thời hạn giao hàng
  • Điều khoản giao hàng: Điều kiện cơ sở giao hàng, nơi giao hàng…
  • Nội dung về hàng hóa: Tên, số lượng, trọng lượng, bao bì…
  • Những chứng từ người hưởng lợi phải xuất trình: Hối phiếu, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ…
  • Cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng
  • Những nội dung khác

Hiện nay, việc mua bán giữa các nước ngày càng gia tăng trong ngành thương mại quốc tế. Khoảng cách địa lý kéo theo mối lo ngại trong kinh doanh ra nước khác, vì vậy việc sử dụng thư tín dụng giúp cho các bên yên tâm về quyền lợi của mình hơn, góp phần phát triển ngành xuất nhập khẩu của quốc gia.

Các Loại Thư Tín Dụng L/C Hiện Nay

Hiện nay, các loại thư tín dụng bao gồm:

Xét về phương diện nghĩa vụ và trách nhiệm

  • Thư tín dụng có thể huỷ ngang.
  • Thư tín dụng không thể huỷ ngang.

Xét theo phương diện thanh toán

  • Thư tín dụng trả tiền ngay.
  • Thư tín dụng trả chậm.

Ngoài ra còn một số loại thư tín dụng khác:

  • Thư tín dụng không huỷ ngang miễn truy đòi.
  • Thư tín dụng chuyển nhượng.
  • Thư tín dụng tuần hoàn.
cac loai thu tin dung l/c
Các loại thư tín dụng L/C hiện nay

Đặc Điểm Của Thư Tín Dụng L/C

Một số đặc điểm của thư tín dụng L/C như sau:

  • L/C là giao dịch kinh tế hai bên, chỉ giữa ngân hàng phát hành và bên bán, mọi chỉ thị, yêu cầu của bên mua sẽ do ngân hàng phát hành đại diện. Cụ thể, ngân hàng phát hành là người sẽ thanh toán cho bên bán nên khi bên bán muốn ký phát hối phiếu đòi tiền thì phải gửi đến ngân hàng phát hành, không phải là bên mua.
  • L/C độc lập với hợp đồng ngoại thương và hàng hóa: L/C thể hiện cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp, nó hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng sau đó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.
  • L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và chỉ thanh toán căn cứ vào chứng từ: Ngân hàng phát hàng không dựa vào tình trạng của hàng hoá thực tế mà sẽ dựa vào bộ chứng từ thanh toán mà bên bán cung cấp có phù hợp với điều khoản trong L/C hay không nên nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng sẽ thanh toán cho bên bán vô điều kiện vì vậy bên mua cần lưu ý trong công tác kiểm tra hàng hoá.
  • L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Bộ chứng từ phải tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của L/C.
  • L/C không thể huỷ ngang (theo quy định của UPC 600 – Phiên bản áp dụng mới nhất của bộ Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ)
  • Các bên phải thống nhất và ghi rõ phiên bản áp dụng UPC vào L/C.
  • Trước khi mở L/C, bên bán và bên mua cần thống nhất với nhau về các điều khoản trong L/C như thời gian giao hàng và thanh toán…

Điều Kiện Và Thủ Tục Mở Thư Tín Dụng L/C

Điều Kiện

Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C

Khi quy định điều khoản thanh toán bằng L/C trong hợp đồng, khách hàng cần xem xét nguồn vốn để thanh toán cho L/C mà mình sẽ yêu cầu NHCTVN mở:

  • L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng phải ký quỹ 100%
  • L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và/hoặc có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ, đề nghị
  • Quý khách liên hệ với bộ phận Tín dụng thẩm định nghiên cứu xem xét và được Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt trước khi chuyển sang phòng TTQT thực hiện.
  • L/C phát hành bằng vốn vay của NHCTVN: Quý khách liên hệ với bộ phận Tín dụng thẩm định để xem xét.

Yêu cầu mở L/C

Khách hàng điền đầy đủ thông tin vào Đơn yêu cầu mở L/C. Vì ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu, do vậy Quý khách nên xem xét kỹ nội dung hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào L/C không bị mâu thuẫn.

Thủ Tục

  • Đơn yêu cầu mở L/C
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
  • Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
  • Đăng ký mã số xuất nhập khẩu – nếu có (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu)
  • Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản phôtô).
  • Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có)
  • Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ).
  • Cam kết Thanh toán, Hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn), công văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm của NHCTVN (trường hợp mở L/C trả chậm).
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có)
  • Bản giải trình mở L/C do phòng Tín dụng của Chi nhánh lập được Giám đốc chi nhánh hoặc người được Giám đốc uỷ
    quyền phê duyệt (trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C).

Riêng với các chứng từ sau sẽ phải lưu bản gốc:

  • Cam kết thanh toán
  • Hợp đồng vay vốn
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ
  • Đơn xin mở L/C của khách hàng
  • Bản giải trình mở L/C

1 Số Lưu Ý Khi Mở L/C

Để quá trình mở L/C được thuận lợi bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Cơ sở viết đơn là hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký kết nhưng nhà nhập khẩu có thể thêm một số nội dung có lợi cho mình.
  • Trên đơn phải có chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu. Nếu thực hiện nhập khẩu uỷ thác thì trên đơn xin mở L/C phải có đầy đủ 4 chữ ký: chữ ký của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị nhập khẩu uỷ thác và chữ ký của
  • Giám đốc và Kế toán trưởng của đơn vị nhận uỷ thác .
  • Ðể tránh L/C phải tu chỉnh nhiều lần mất thời gian và tốn kém, nhà nhập khẩu có thể fax đơn xin mở L/C đến nhà xuất khẩu xem trước và xin ý kiến.
  • Nhà nhập khẩu nên xem L/C bản gốc và đề nghị tu chỉnh nếu cần để bảo vệ quyền lợi cho mình.
luu y khi mo thu tin dung
1 số lưu ý khi mở L/C

Lợi Ích Khi Dùng Thư Tín Dụng L/C Khi Thanh Toán Quốc Tế

Thanh toán qua L/C được đánh giá là an toàn được nhiều công ty sử dụng, có lợi cho bên bán, bên mua và cả ngân hàng.

Đối với bên mua

  • Đảm bảo nhận được hàng hoá: Với L/C, chỉ khi nhận được hàng hoá từ người bán thì bên mua mới phải thanh toán cho họ.
  • Đảm bảo các quy định đã đưa ra trong L/C: Giúp cho bên mua yên tâm rằng bên bán phải đảm bảo thực hiện các điều khoản về thời gian, quy chuẩn hàng hoá đã đưa ra trong L/C
  • Có thể được ngân hàng phát hành cho vay để thanh toán tiền hàng cho bên bán.

Đối với bên bán

  • Nhận được thanh toán: Khi bên bán thực hiện đúng theo quy định trong thư tín dụng thì chắc chắn sẽ nhận được thanh toán từ ngân hàng phát hành theo điều khoản thanh toán trong thư tín dụng.
  • Không phải phụ thuộc vào bên mua: Được đảm bảo quyền lợi dựa trên điều khoản của L/C, không phải phụ thuộc vào bên mua như các phương thức thanh toán khác.

Đối với ngân hàng

  • Gia tăng doanh thu cho ngân hàng thông qua việc thu phí các dịch vụ liên quan đến thư tín dụng
  • Mở rộng quan hệ trong thương mại, tạo được uy tín và danh tiếng trong ngành xuất nhập khẩu.

Nhược Điểm Của Thư Tín Dụng L/C

Bên cạnh những ưu điểm thì thư tín dụng L/C cũng có 1 số nhược điểm như:

Đối Với Bên Mua

Không thể kiểm tra về chất lượng và số lượng hàng hóa có đúng như trong hợp đồng hay không, do L/C và hợp đồng được phát hành độc lập, ngân hàng không chịu trách nhiệm về tính xác thực của lô hàng…

Hơn nữa, ngân hàng yêu cầu người nhập khẩu phải ký quỹ 100% giá trị của L/C bằng tiền mặt hoặc tài sản, sẽ không phù hợp với một số doanh nghiệp nhỏ, chưa có đủ vốn .

Đối Với Bên Bán

Nếu không trình được đầy đủ các chứng từ hợp lệ, hoặc xuất trình muộn so với thời hạn hiệu lực của L/C sẽ không thể được thanh toán tiền hàng từ ngân hàng.

Đối Với Ngân Hàng

Người xuất khẩu không cung cấp được hàng hóa dù người nhập khẩu đã mở L/C; Ngân hàng mở L/C thanh toán tiền hàng chỉ dựa trên chứng từ, không dựa trên hàng hóa cụ thể, có thể gặp trường hợp chứng từ giả mạo, chứng từ lập khống,…

Thư Tín Dụng Do Bên Bán Hay Bên Mua Mở?

Theo quy định, bên mua sẽ đến ngân hàng yêu cầu mở thư tín dụng cho người thụ hưởng (bên bán) dựa theo một số quy định và hướng dẫn của ngân hàng, ngân hàng phát hành thư tín dụng sẽ thông báo cho bên bán thông qua ngân hàng thông báo, ngân hàng này có thể do bên mua và bên bán chỉ định.

Để được ngân hàng đồng ý phát hành thư tín dụng, bên mua phải đáp ứng được một số yêu cầu của ngân hàng như là: nguồn vốn đảm bảo thanh toán, đơn yêu cầu mở L/C và bộ hồ sơ xin mở L/C hợp lệ theo quy định của ngân hàng.

Bên Bán Sẽ Nhận Được Thanh Toán Khi Nào?

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trong thời gian quy định trong L/C, bên bán sẽ xuất trình các chứng từ thanh toán theo đúng nội dung quy định trong thư tín dụng đến ngân hàng thông báo.

Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và sẽ chuyển đến ngân hàng phát hành. Nếu ngân hàng phát hành duyệt bộ chứng từ của bên bán thì sẽ thanh toán cho bên bán hoặc đi điện đồng ý chấp nhận thanh toán theo nội dung thanh toán quy định trong L/C.

Nếu ngân hàng phát hành trong quá trình xem xét thấy có điều bất hợp lệ sẽ thông báo đến bên mua, trong trường hợp hai bên đồng ý điều bất hợp lệ thì ngân hàng phát hành sẽ thanh toán cho bên bán bình thường nhưng nếu bên mua không đồng ý điều bất hợp lệ thì sẽ trả lại cho bên bán bộ chứng từ.

Tổng Kết

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ giúp bạn trả lời thư tín dụng L/C là gì? Điều kiện mở thư tín dụng? Hy vọng với những thông tin này bạn đã có được cái nhìn toàn vẹn hơn về LC. Nếu cồn điều gì thắc mắc các bạn có thể để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp cụ thể!

Xem thêm:

Bảo lãnh ngân hàng là gì? Có mấy loại?

Giấy báo có của ngân hàng là gì? Mẫu giấy báo có ngân hàng mới nhất 2022

Thị trường liên ngân hàng là gì? các thông tin quan trọng cần biết

Thẩm định tín dụng là gì? Quy trình thẩm định tại ngân hàng 

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng là gì? Cách xem thế nào?

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (1 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhận làm hồ sơ nợ xấu có phải hình thức lừa đảo không?

Sau khi trải qua thời kỳ suy thoái do đại dịch covid gây...

Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng LienVietPostBank 2023

Trong xã hội hiện đại như hiện nay, nhu cầu vay một nguồn...

Bùng tiền Mirae Asset có sao không, Mirae Asset đòi nợ thế nào?

Trên thị trường tài chính, Mirae Asset đã trở thành một trong những...

Mirae Asset (MAFC) là công ty gì, có lừa đảo khách hàng không?

Nếu như bạn đang cần một khoản vay vốn có thủ tục đơn...

100+ Web/App h5 vay tiền uy tín duyệt online nhanh trong 24h

Khi việc ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm tài chính giúp...

5+ địa chỉ vay tiền Bến Tre duyệt nhanh uy tín lãi suất thấp 2023

Bạn đang tìm kiếm một đại chỉ vay tiền Bến Tre để xoay...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *