Ngân hàng thương mại là gì, có các đặc điểm và chức năng gì?

Ngân hàng thương mại chắc hẳn là một thuật ngữ không còn xa lạ với mọi người, đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên vẫn không ít người nhầm lẫn và không phân biệt được đâu là ngân hàng thương mại.

Vậy ngân hàng thương mại là gì? Đặc điểm và chức năng ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết sau của VNCash24h nhé!

Ngân Hàng Thương Mại Là Gì?

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế chuyên thực hiện các hoạt động trong ngân hàng về các lĩnh vực cung cấp tiền tệ, dịch vụ tài chính giữa khách hàng và ngân hàng hoặc ngược lại.

Các hoạt động trong ngân hàng như: huy động nguồn vốn, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính và các hoạt động khác có liên quan.

Theo luật các tổ chức tín dụng: “Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM)”

Các nghiệp vụ của ngân hàng thương mại chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay vốn đầu tư. Tuy nhiên cũng có những thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của khách hàng, khoa học kỹ thuật kinh tế và xã hội.

Nhờ có các ngân hàng thương mại mà các chính sách tài chính tiền tệ của Nhà nước được thực hiện một cách nhanh chóng và kịp thời hơn, từ đó việc kiểm soát các hoạt động của các doanh nghiệp được dễ dàng, theo đúng luật pháp hơn.

ngan hang thuong mai la gi
Ngân hàng thương mại là gì?

Đặc Điểm Của Ngân Hàng Thương Mại

Ngân hàng thương mai có 4 đặc điểm cơ bản như sau:

Hoạt động của ngân hàng thương mại gắn bó mật thiết với hệ thống lưu thông tiền tệ

Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng từ người cho vay sang người đi vay các NHTM đã tự tạo ra những công cụ tài chính thay thế cho tiền làm phương tiện thanh toán.

Trong đó, quan trọng nhất là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn thanh toán bằng séc một công cụ chủ yếu để tiền vận động qua ngân hàng Hoạt động này đưa lại kết quả là đại bộ phận tiền giao dịch trong giao lưu kinh tế là tiền qua ngân hàng.

Do đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng gắn bó mật thiết với hệ thống lưu thông tiền tệ và hệ thống thanh toán trong nước đồng thời có mối liên hệ quốc tế rộng rãi. Như vậy, sự phát triển ổn định của hệ thống NHTM tác động tích cực đến hiệu lực và hiệu quả của chính sách tiền tệ của NHTW và là cơ sở để tạo ra sự ổn định và phát triển lành mạnh cho nền kinh tế.

Ngân hàng thương mại là chủ thể thường xuyên nhận và kinh doanh tiền gửi

Tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất của các NHTM là các khoản cho vay và đầu tư. Nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất là vốn huy động. Doanh thu chính của các NHTM là doanh thu từ hoạt động cho vay và chi phí lớn nhất của NHTM là lãi phải trả cho tiền gửi của khách hàng.

Hoạt động của ngân hàng thương mại là hoạt động cung cấp các dịch vụ

Sản phẩm của hoạt động ngân hàng là các dịch vụ. Chất lượng của những sản phẩm này chủ yếu được đánh giá qua sáu tiêu chí: tính đúng thời gian thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng, tính đồng nhất, sự thuận tiện để có được sản phẩm tính hoàn chỉnh của sản phẩm dịch vụ, tính chính xác, không sai sót.

Những yêu cầu trên tác động mạnh mẽ đến hoạt động của NHTM. Hoạt động cung cấp dịch vụ của NHTM càng đáp ứng được nhiều tiêu chí, được khách hàng đánh giá tốt thì NHTM không những giữ được khách hàng cũ mà còn lôi kéo thêm nhiều khách hàng mới. Từ đó, các hoạt động này đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Hoạt động ngân hàng thương mại phong phú đa dạng và có phạm vi rộng lớn

Hoạt động của NHTM ngày càng tăng về số lượng cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Bên cạnh những hoạt động truyền thống như: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và thanh toán, NHTM còn thực hiện tư vấn tài chính, làm đại lý tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh, đầu tư chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ… Các ngân hàng đang có xu hướng chuyển từ ngân hàng chuyên doanh sang ngân hàng đa năng.

Sự gia tăng về khối lượng nghiệp vụ ngân hàng kéo theo sự gia tăng về đối tượng và số lượng khách hàng. Mọi chủ thể trong nền kinh tế đều có thể là khách hàng của ngân hàng: doanh nghiệp, cá nhân, nhà đầu tư trong nước, nước ngoài…

Các ngân hàng đều có mạng lưới chi nhánh lớn và do đó đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn vươn ra khu vực và quốc tế.

Chức Năng Của Ngân Hàng Thương Mại

Một số chức năng của ngân hàng thương mại như sau:

chuc nang cua ngan hang thuong mai
Chức năng của ngân hàng thương mại

Chức năng trung gian tín dụng

Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn. Chức năng này đem lại lợi ích cho các chủ thể như sau:

  • Đối với khách hàng: là người gửi tiền, họ sẽ thu lợi từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình dưới hình thức tiền lãi, an toàn tiền gửi, tiện ích. Với người đi vay, giúp cho các chủ thể trong nền kinh tế thoả mãn cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tiết kiệm chi phí, thời gian, tiện lợi, an toàn và hợp pháp.
  • Đối với ngân hàng, chức năng này là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển ngân hàng thông qua lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi, đồng thời nó là cơ sở để ngân hàng thương mại tạo bút tệ góp phần tăng qui mô tín dụng cho nền kinh tế.
  • Đối với nền kinh tế, chức năng này giúp điều hoà vốn tiền tệ từ nơi tạm thời dư thừa đến nơi tạm thời thiếu hụt góp phần phát triển sản xuất kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chức năng trung gian thanh toán

Chức năng này, ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng trích tiền trên tài khoản trả cho người thụ hưởng hoặc nhận tiền vào tài khoản. Chức năng này đem lại lợi ích:

  • Đối với khách hàng hàng, thanh toán một cách nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.
  • Đối với ngân hàng, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn tiền gửi thông qua cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng cao.
  • Đối với nền kinh tế, chức năng này lưu thông hàng hoá, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả quá trình tái sản xuất xã hội, đồng thời nó cũng giúp làm giảm khối lượng tiền mặt dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt.

Chức năng tạo tiền

Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, ngân hàng vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán.

Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động được để đi vay. Sau đó, số tiền đó lại được đưa vào nền kinh tế thông qua hoạt động mua hàng hóa, trong khi những người có số dư tài khoản tiếp lại tiêu dùng thông qua các hình thức thanh toán qua thẻ,…

Chức năng thủ quỹ

Với chức năng này, ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, giữ tiền, bảo quản tiên, thực hiện yêu cầu rút tiền, chi tiền cho khách hàng của mình là các chủ thể trong nền kinh tế.

Chức năng thủ quĩ góp phần tạo ra lợi ích cho các chủ thể khác nhau:

  • Đối với khách hàng, chức năng thủ quĩ giúp cho khách hàng ngoài việc đảm bảo an toàn tài sản của mình thì còn giúp sinh lời được đồng vốn tạm thời thừa.
  • Đối với ngân hàng, có được nguồn vốn để ngân hàng thực hiện chức năng tín dụng và là cơ sở để ngân hàng thực hiện được chức năng trung gian thanh toán.
  • Đối với nền kinh tế, chức năng thủ quĩ khuyến khích tích luĩ trong xã hội đồng thời tập trung nguồn vốn tạm thời thừa để phục vụ phát triển kinh tế.

Nguyên Tắc Hoạt Động Của Ngân Hàng Thương Mại Là Gì?

Mỗi một doanh nghiệp sẽ có nguyên tắc hoạt động nhất định sao cho phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của khách hàng. Đối với ngân hàng thương mại sẽ cần tuân theo một số nguyên tắc dưới đây để đảm bảo lợi ích của mình và khách hàng như sau:

  • Các dịch vụ tài chính luôn yêu cầu phải đảm bảo được lợi ích cho cả hai bên.
  • Các biện pháp đặt ra phải đảm bảo cho sự an toàn trong các hoạt động kinh doanh và đặc biệt là duy trì số vốn nhất định từ đó cũng sẽ đảm bảo được nguồn cung cho khách hàng.
  • Đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng trước những thay đổi, biến động của thị trường, điều này sẽ giúp làm giảm thiệt hại cho ngân hàng thương mại và tránh có những thay đổi bất ngờ với khách hàng.
  • Tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng là rất quan trọng điều này sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro xảy ra trước tình hình biến động bất ngờ.

Ngân hàng thương mại là một loại doanh nghiệp hoạt động với những đặc thù riêng và luôn phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động để làm sao ngân hàng có thể hoạt động ổn định nhất. Chính vì sự đặc thù của ngân hàng thương mại nên đa số các ngân hàng sẽ hoạt động với các nét tương đồng sẽ giúp khách hàng dễ lựa chọn hơn.

Phân Loại Ngân Hàng Thương Mại

Dựa vào từng tiêu chí mà ngân hàng thương mại được chia thành các loại khác nhau. Cụ thể như:

Dựa Vào Hình Thức Sở Hữu

Dựa vào hình thức sở hữu thì ngân hàng được chia thành 5 loại:

Ngân hàng thương mại quốc doanh

Ngân hàng được thành lập từ 100% nguồn vốn nhà nước. Hiện nay trong xu hướng kinh tế hội nhập, các ngân hàng quốc doanh có nhiều chính sách để tăng vốn, tăng giá trị ngân hàng như phát hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng.

Đây là hình thức ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong chuỗi mắc xích các ngân hàng của nước ta. Vì có 100% vốn thuộc ngân sách nhà nước, các ngân hàng này hoạt động dưới sự quản lý của Nhà nước và ngoài các hoạt động thông thường, các ngân hàng này còn phải thực hiện các nhiệm vụ mà nhà nước giao cho.

Một số ngân hàng thương mại quốc doanh:

  • Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank)
  • Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
  • Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank)
  • Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Ngân hàng thương mại cổ phần

Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập từ việc góp vốn kinh doanh của các cổ đông, doanh nghiệp. Trong đó mỗi cá nhân hay công ty chỉ được sở hữu một số lượng cổ phần giới hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam:

  • Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (DongA Bank)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông (OCB)
  • Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB Bank)

Ngân hàng liên doanh

Ngân hàng này được thành lập theo hình thức góp vốn liên doanh giữa ngân hàng Việt Nam và ngân hàng nước ngoài, trong đó tỷ lệ góp của đối tác nước ngoài không quá 50%, trụ sở làm việc chính ở Việt Nam và dưới sự quản lý của pháp luật Việt Nam.

Một số ngân hàng liên doanh ở Việt Nam:

  • Ngân hàng Việt Nga (VRB)
  • Indovina Bank Limited (IVB)
  • Vinasiam Bank (VSB)
  • Vid Public Bank (VID)

Ngân hàng 100% vốn nước ngoài

Ngân hàng có số vốn 100% từ nguồn vốn nước ngoài, được thành lập dựa trên những quy định của pháp luật Việt Nam, có đầy đủ các quyền như một ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho thị trường Việt Nam, thời gian hoạt động không quá 99 năm.

Một số ngân hàng thương mại vốn 100% nước ngoài ở Việt Nam:

  • Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC
  • Ngân hàng TNHH một thành viên Hongleong
  • Ngân hàng TNHH một thành viên ANZ
  • Ngân hàng TNHH một thành viên Standard Chartered

Ngân hàng chi nhánh nước ngoài

Ngân hàng được thành lập 100% vốn nước ngoài theo luật pháp nước ngoài và được phép hoạt động tại Việt Nam. Một số ngân hàng chi nhánh nước ngoài ở Việt Nam:

  • Citibank
  • Bangkok Bank
  • Shinhan Bank
  • Deutsche Bank

Dựa Vào Chiến Lược Kinh Doanh

Ngân hàng thương mại bán buôn

Những ngân hàng này nhắm tới đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp, công ty tài chính lớn, các tập đoàn kinh tế, rất ít khi có giao dịch với khách hàng cá nhân. Danh mục sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng này thường không đa dạng nhưng giá trị từng giao dịch rất lớn.

Ngân hàng thương mại bán lẻ

Là những ngân hàng cung cấp dịch vụ cho tập khách hàng cá nhân, các công ty vừa và nhỏ. Các ngân hàng thường hướng tới đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ để đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng. Giá trị mỗi giao dịch thường không lớn nhưng có số lượng giao dịch cao.

Ngân hàng thương mại vừa bán buôn vừa bán lẻ

Những ngân hàng thực hiện cả hai hoạt động vừa bán buôn vừa bán lẻ nghĩa là tập khách hàng mục tiêu của những ngân hàng này là tất cả các dạng khách hàng.

Ngoài ra còn có dạng ngân hàng khác như: Ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác.

Dựa Vào Tính Chất Hoạt Động

  • Ngân hàng chuyên doanh: là loại ngân hàng chỉ hoạt động chuyên về một lĩnh vực nhất định như nông nghiệp, xuất nhập khẩu, đầu tư…
  • Ngân hàng kinh doanh tổng hợp: là loại ngân hàng hoạt động ở tất cả các lĩnh vực kinh tế và thực hiện gần như tất cả các nghiệp vụ phát sinh mà một ngân hàng được phép thực hiện theo quy định của pháp luật.
phan loai ngan hang thuong mai
Phân loại ngân hàng thương mại

Các Nghiệp Vụ Cơ Bản Của Ngân Hàng Thương Mại

Ngân hàng thương mại có các nghiệp vụ cơ bản như sau:

Nhận Tiền Gửi

Với hoạt động quản trị nghiệp vụ ngân hàng thì đây là công việc mà các nhân viên ngân hàng thường xuyên phải làm. Hàng ngày, một giao dịch viên ngân hàng sẽ nhận được các khoản tiền gửi của khách theo nhiều kỳ hạn khác nhau.

Và nhân viên ngân hàng sẽ cần phải hoàn trả toàn bộ gốc và lãi suất huy động cho khách hàng khi đáo hạn hoặc khi đến rút tiền.

Tín Dụng Ngân Hàng

Đối với các khoản tiền đã huy động được từ khách hàng, các ngân hàng thường sẽ cần phải sử dụng số tiền đó để cho những đối tượng khác nhau vay. Từ hoạt động cho vay sẽ giúp điều tiết các nguồn tiền tới với những lĩnh vực sản xuất phù hợp. Và hoạt động tín dụng luôn là một trong những nghiệp vụ quản trị ngân hàng thương mại đặc biệt quan trọng hiện nay.

Tổng Kết

Thông qua bài viết, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được thông tin xung quanh khái niệm ngân hàng thương mại là gì? Đặc điểm cũng như có những loại ngân hàng thương mại nào.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ cụ thể nhé.

Xem thêm:

Ngân hàng trung gian là gì? Có chức năng gì?

Ngân hàng đại lý là gì? Thông tin chi tiết từ A – Z

Ngân hàng phát hành là gì? Thông tin chi tiết từ A – Z

Ngân hàng thông báo là gì? Có chức năng gì?

Thanh toán T/T là gì? Tìm hiểu chi tiết về phương thức thanh toan TT

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Cách tra cứu số CMND/CCCD online, tra cứu họ tên ra số cũ

Tra cứu số CMND cũ hay CCCD mới là một trong những thủ...

Nợ xấu có vay thế chấp được không, ngân hàng nào hỗ trợ?

Không chỉ riêng nền kinh tế ở nước ta đang phải chịu những...

5+ địa chỉ vay 3 triệu online uy tín giải ngân nhanh uy tín nhất

Bạn đang cần khoản vay tiền nhỏ để giải quyết một số vấn...

Mue trong ngân hàng là gì, có ảnh hưởng gì khi vay vốn?

MUE là một khái niệm được sử dụng rất nhiều bởi ngân hàng...

5+ địa chỉ vay tiền Nha Trang uy tín duyệt nhanh lãi suất thấp

Bạn đang sinh sống ở Nha Trang và gặp phải trục trặc về...

10+ app vay tiền online uy tín duyệt nhanh dễ nhất 2023

Trong những năm gần đây, vay tiền online được ra mắt đã đem...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *