Hội sở là một trong những phân cấp tổ chức của ngân hàng, tuy nhiên so với chi nhánh ngân hàng thì hội sở là cụm từ ít được mọi người nhắc đến hơn. Chính vì vậy mà có không ít người cảm thấy lúng túng khi được hỏi về hội sở ngân hàng.
Vậy khái niệm hội sở ngân hàng là gì? Phân biệt hội sở và chi nhánh ngân hàng như thế nào? Bài viết dưới đây của VNCash24h sẽ giải đáp cho bạn tất cả những thông tin mà bạn đang băn khoăn về hội sở ngân hàng.
Hội Sở Ngân Hàng Là Gì?
Hội sở ngân hàng được coi như trung tâm đầu não của ngân hàng và được xếp vào hàng cao nhất trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng.
Hội sở cũng được hiểu là nơi tập trung tất cả các quyền hạn và quyết định để đưa ra những chính sách, chiến lược để điều hành và quản lý các hoạt động của ngân hàng.
Thông thường, hội sở của các ngân hàng sẽ được đặt ở những vị trí đắc địa của thành phố lớn để thu hút sự quan tâm của khách hàng và giúp cho khách hàng tìm đến dễ dàng hơn. Mỗi một ngân hàng sẽ chỉ có từ 1 đến 2 hội sở mà thôi.
Hội Sở Ngân Hàng Có Các Hoạt Động Nào?
Trong lĩnh vực ngân hàng thì các hoạt động mỗi ngày chắc chắn sẽ liên quan đến giao dịch, nhưng với cách hoạt động tại hội sở thì có phần khác biệt hơn. Một số hoạt động trọng tâm được diễn ra tại hội sở của các ngân hàng có thể kể đến như:
- Hội sở thường sẽ diễn ra các cuộc họp hội đồng quan trọng giữa Giám đốc ngân hàng, các bộ phận cấp cao thuộc các chi nhánh để báo cáo tình hình hoạt động, kinh doanh giữa các đơn vị, chi nhánh ngân hàng với nhau.
- Bàn luận về các chiến lược đầu tư trong kinh doanh, đưa ra các chính sách, chiến lược phát triển tốt nhất mang lại hiệu quả.
- Giải quyết các vấn đề mà khách hàng mong muốn, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới mang lại lợi nhuận đến với khách hàng.
- Những thay đổi liên quan đến chính sách, quy định vay vốn của ngân hàng,vv… Truyền đạt lại thông tin đến với các chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng cấp dưới…
Cơ Cấu Phân Cấp Của Hệ Thống Ngân Hàng
Cơ cấu phân cấp của hệ thống ngân hàng cụ thể như sau:
Chi Nhánh Ngân Hàng Là Gì?
Chi nhánh ngân hàng là đơn vị trực thuộc dưới quyền của hội sở ngân hàng với chức năng chính là thực hiện các giao dịch của khách hàng. Các chi nhánh ngân hàng thường được đặt tại các tỉnh, thành lớn trên khắp cả nước để tiện cho việc giao dịch của khách hàng.
Trong chi nhánh ngân hàng thường được phân cấp thành chi nhánh cấp 1 và chi nhánh cấp 2. Sự phân cấp này được dựa trên tiêu chí lợi nhuận, cụ thể là lợi nhuận ngân hàng nào lớn hơn thì sẽ được phân cấp vào ngân hàng chi nhánh cấp 1 và lợi nhuận ngân hàng nào thấp hơn thì sẽ được phân cấp vào ngân hàng chi nhánh cấp 2.
Sở Giao Dịch Ngân Hàng Là Gì?
Sở giao dịch ngân hàng là đơn vị có thẩm quyền thấp hơn so với chi nhánh ngân hàng và hội sở ngân hàng. Các sở giao dịch ngân hàng thường được đặt tại địa phương và các quận huyện. Lượng khách tìm đến sở giao dịch ngân hàng rất đông nên nó thường mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
Phòng Giao Dịch Ngân Hàng Là Gì?
Phòng giao dịch ngân hàng là đơn vị thuộc quyền quản lý của ngân hàng, cục thuế và sở giao dịch. Tại đây, khách hàng có thể thực hiện được các nghiệp vụ cơ bản không thanh toán quốc tế.
Một phòng giao dịch thông thường của các ngân hàng thương mại cổ phần thường bao gồm các bộ phận chủ chốt như: Phòng tổng hợp, phòng kế toán – ngân quỹ, phòng khách hàng,…
Phân Biệt Sự Khác Nhau Giữa Hội Sở, Chi Nhánh Và Phòng Giao Dịch Ngân Hàng
Để thuận tiện cho quá trình giao dịch các bạn nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về ngân hàng. Dưới đây là những thông tin giúp bạn phân biệt hội sở với những khái niệm khác.
Hội sở ngân hàng khác gì với Chi nhánh ngân hàng?
Chi nhánh ngân hàng là cấp thấp dưới quyền của hội sở ngân hàng. Nói cách khác, hội sở ngân hàng phân quyền xuống các chi nhánh ngân hàng, nhằm thực hiện hầu hết các nghiệp vụ ngân hàng.
Do đó, số lượng chi nhánh ngân hàng sẽ nhiều hơn Hội sở. Mỗi ngân hàng có thể đặt đến hàng chục chi nhánh phân bố trên hầu khắp các thành phố lớn của cả nước.
Chi nhánh ngân hàng lại được tiếp tục phân ra thành hai cấp nhỏ, gồm: Chi nhánh ngân hàng cấp 1 và chi nhánh ngân hàng cấp 2. Tiêu chí phân cấp này được thực hiện dựa trên mức lợi nhuận mà Chi nhánh đó đem lại. Hiểu đơn giản, chi nhánh ngân hàng cấp 1 là chi nhánh mang lại mức lợi nhuận cao hơn so với chi nhánh ngân hàng cấp 2.
Hội sở ngân hàng khác gì với Sở giao dịch ngân hàng?
Nhiều người thường hiểu lầm hội sở ngân hàng là Sở giao dịch ngân hàng. Trên thực tế, Sở giao dịch ngân hàng có chức năng và quyền hạn thấp hơn cả Chi nhánh ngân hàng. Nói cách khác, Sở giao dịch ngân hàng là cấp dưới tiếp theo của chi nhánh. Thông thường, mỗi Chi nhánh ngân hàng có thể có nhiều sở giao dịch khác nhau và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Vì vậy, Sở giao dịch cũng có cơ cấu tổ chức nhỏ hơn chi nhánh và đa số chỉ được đặt văn phòng tại các quận huyện. Tuy nhiên, không thể phủ nhận Sở giao dịch ngân hàng chính là nơi tiếp nhận lượng khách hàng đông nhất, cũng là nơi đem lại lợi nhuận cao nhất cho các ngân hàng.
Dù vậy, vì là cấp thấp hơn chi nhánh nên Sở giao dịch ngân hàng cũng bị hạn chế về một số chức năng giao dịch nhất định. Ở một số địa phương, Sở giao dịch ngân hàng chỉ là nơi được dùng để cung cấp các khoản vay tín dụng hoặc huy động vốn tiết kiệm.
Hội sở ngân hàng khác gì với Phòng giao dịch ngân hàng là gì?
Hội sở ngân hàng là cấp cao nhất của một ngân hàng, trong khi Phòng giao dịch chỉ là một nơi thực hiện nghiệp vụ ngân hàng cơ bản. Nói cách khác, Phòng giao dịch tương đương với sở giao dịch, là cấp thấp hơn nhiều so với hội sở ngân hàng.
Tuy vậy, bạn cũng cần phân biệt được điểm khác nhau cơ bản giữa Phòng giao dịch và Sở giao dịch ngân hàng. Nếu Phòng giao dịch ngân hàng thuộc quản lý của ngân hàng, thì sở giao dịch lại thuộc quản lý của cục thuế.
Tại phòng giao dịch, khách hàng chỉ có thể thực hiện được các giao dịch ngân hàng cơ bản và không thể tiến hành thanh toán quốc tế. Xét về cơ cấu tổ chức, các ngân hàng thương mại cổ phần thường có quy định chung về các chi nhánh phòng giao dịch sẽ gồm: Ban kế toán-ngân quỹ, ban tổng hợp và ban khách hàng…
Để so sánh sự khác nhau giữa hội sở, chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng, chúng tôi xin tóm tắt tại bảng sau:
Hội sở ngân hàng |
|
Chi nhánh ngân hàng |
|
Phòng giao dịch ngân hàng |
|
Có Nên Đến Hội Sở Ngân Hàng Để Thực Hiện Giao Dịch Không?
Bạn hoàn toàn có thể đến tại hội sở ngân hàng để thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu bạn đang mong muốn để chọn địa điểm, hình thức giao dịch phù hợp. Bạn có thể đến hội sở giao dịch nếu thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:
- Bạn đang sinh sống, làm việc gần với khu vực hội sở ngân hàng đang sử dụng. Điều này thuận tiện cho bạn khi có nhu cầu muốn giao dịch không phải đi quá xa đến các chi nhánh của ngân hàng.
- Bạn muốn giao dịch chuyển – rút tiền với số tiền lớn. Thông thường phòng giao dịch tại các ngân hàng chỉ hỗ trợ giao dịch với 1 hạn mức tối đa 2 tỷ đồng. Nếu muốn giao dịch lớn hơn số tiền này bạn có thể đến hội sở để giao dịch.
Ngoài đến các chi nhánh, hội sở ngân hàng để thực hiện giao dịch. Bạn cũng có thể giao dịch tại các cây ATM của ngân hàng, vừa tiện lợi lại nhanh chóng.
Đặc biệt, bạn cũng có thể giao dịch online thông qua dịch vụ Internet Banking của ngân hàng để thực hiện các giao dịch mà không cần đến chi nhánh/phòng giao dịch ngân hàng hay hội sở.
Địa Chỉ 1 Số Hội Sở Ngân Hàng Tiêu Biểu Tại Việt Nam
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ hội sở ngân hàng Vietcombank, hội sở chính OceanBank, ngân hàng Chính sách xã hội và các ngân hàng khác, hãy tham khảo ngay bảng tổng hợp dưới đây:
Ngân hàng |
Địa chỉ hội sở/trụ sở |
Vietcombank |
|
OceanBank |
|
Ngân hàng chính sách xã hội |
|
VietinBank |
|
Agribank |
|
BIDV |
|
VPBank |
|
MBBank |
|
Sacombank |
|
Tổng Kết
Qua bài viết tổng hợp trên, chắc hẳn bạn đã hiểu về hội sở ngân hàng là gì? Cũng như các hoạt động diễn ra tại hội sở ra sao, sự khác nhau giữa sở giao dịch, phòng giao dịch và chi nhánh của ngân hàng. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn gặp nhiều thành công và may mắn!
Xem thêm:
Giấy báo có của ngân hàng là gì? Mẫu giấy báo có ngân hàng mới nhất 2022
Thị trường liên ngân hàng là gì? các thông tin quan trọng cần biết
Thẩm định tín dụng là gì? Quy trình thẩm định tại ngân hàng
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng là gì? Cách xem thế nào?
Séc là gì? Có mấy loại? Phương thức sử dụng ra sao?
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
Cách vay tiền theo sim Mobifone chính chủ online đơn giản nhất
Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng phải ít nhất một lần gặp...
5+ địa chỉ vay tiền Đồng Tháp lãi suất ưu đãi tốt nhất 2023
Với sự phát triển của công nghệ, việc vay tiền trực tuyến đang...
Cách tra cứu, kiểm tra nợ xấu Fe Credit online đơn giản nhất
Không chỉ riêng Fe Credit, tình trạng nợ xấu đang ngày cang tăng...
Vay tín chấp theo lương ngân hàng nào lãi suất thấp nhất 2023?
Nếu bạn đang cân nhắc, lựa chọn giữa các hình thức vay vốn...
Hướng dẫn vay tiền Visame nhận ngay 15 triệu chỉ cần CMND
Visame luôn là địa chỉ được đông đảo khách hàng tin tưởng và...
Fe Credit là gì, công ty tài chính này của ngân hàng nào?
Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một địa chỉ vay vốn có thủ...