FDI là gì, có mấy loại, khái niệm, vai trò, đặc điểm, chức năng

Việc huy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bước tiến vô cùng quan trọng trong tiến trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa tại Việt Nam. 

Vậy FDI là gì? Doanh nghiệp FDI là gì? Tại sao nó lại mang lại những giá trị to lớn như vậy? Nếu bạn cũng đang có những thắc mắc như trên, VNCash24h sẽ giải thích tường tận cho bạn ngay trong bài viết này nhé!

Khái Niệm Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài FDI Là Gì?

FDI là từ viết tắt của những chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh “Foreign Drirect Investment”, nghĩa tiếng Việt là “ đầu tư trực tiếp nước ngoài”.

Đây là một hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức ở nước này vào nước khác bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Và đương nhiên, cá nhân hay tổ chức nước ngoài sẽ nắm quyền quản lí cơ sở sản xuất kinh doanh mà họ đã đầu tư đó.

fdi la gi
Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là gì?

Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũng định nghĩa FDI như sau:

“ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lí tài sản đó. Phương diện quản lí là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lí ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con hay chi nhánh công ty.”

Hoạt động FDI có sự gặp gỡ, giao thoa về nhu cầu và lợi ích của cả hai bên, một bên là chủ đầu tư và một bên là quốc gia tiếp nhận đầu tư.

FDI mang lại những cơ hội phát triển cho những nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là những nước đang phát triển, đang trong quá trình tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.

Doanh Nghiệp FDI Là Gì?

Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp trực tiếp sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài sử dụng vào các hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp FDI sẽ không phân biệt tỷ lệ vốn của công ty mẹ ở nước ngoài là bao nhiêu. Hiện nay có hai dạng doanh nghiệp FDI chủ yếu:

  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
  • Doanh nghiệp liên doanh giữa nước ngoài và các đối tác trong nước.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, loại hình doanh nghiệp này ngày càng phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thông qua hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, chúng ta tích lũy được nhiều công nghệ hiện đại. Nổi bật ở các lĩnh vực điện tử, hóa chất, khai thác dầu khí, viễn thông.

Một số ngành sử dụng nhiều lao động, nguyên liệu trong nước như dệt may, đóng giày,… cũng đạt được những công nghệ thuộc loại trung bình tiên tiến ở khu vực. Đây là môi trường thuận lợi, tạo cơ hội phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.

Phân Loại FDI

Các hoạt động FDI có thể được phân loại dựa theo nhiều hình thức khác nhau, cụ thể như sau:

phan loai fdi
Phân loại FDI

Theo cách thức xâm nhập

  • Đầu tư mới (new investment): Là việc một công ti đầu tư để xây dựng một cơ sở sản xuất, cơ sở marketing hay cơ sở hành chính mới, trái ngược với việc mua lại những cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động. Hãng đầu tư thường mua một mảnh đất trống và xây dựng nhà máy sản xuất, chi nhánh marketing, hoặc các cơ sở khác để phục vụ cho mục đích sử dụng của mình.
  • Mua lại (acquisitions): Là việc đầu tư hay mua trực tiếp một công ty đang hoạt động hay cơ sở sản xuất kinh doanh. Ví dụ, nhà sản xuất máy tính cá nhân Lenovo của Trung Quốc đã quốc tế hóa nhanh chóng nhờ một phương thức mua lại đầy tham vọng. Năm 2004, Lenovo mua lại việc kinh doanh PC của IBM, với giá trị vào khoảng hai phần ba doanh thu của hãng năm 2005. Cuộc mua bán này đã mang đến cho Lenovo những tài sản phưong thức giá trị, như là thương hiệu và mạng lưới phân phối.
  • Sáp nhập (merge): Là một dạng đặc biệt của mua lại mà trong đó hai công ty sẽ cùng góp vốn chung để thành lập một công ty mới và lớn hơn. Ví dụ gần đây là về việc sáp nhập giữa Lucent Technologies của Hoa Kỳ với Alcatel của Pháp. Sự sáp nhập này đã tạo ra công ti chuyên về kinh doanh các thiết bị viễn thông toàn cầu lớn nhất thế giới (Alcatel – Lucent). Giống như liên doanh, sáp nhập có thể tạo ra rất nhiều kết quả tích cực, bao gồm sự học hỏi và chia sẻ nguồn lực giữa các đối tác với nhau, tăng tính lại ích kinh tế của quy mô.

Theo định hướng của nước nhận đầu tư

  • FDI thay thế nhập khẩu: Hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và cung ứng cho thị trường nước nhận đầu tư các sản phẩm mà trước đây nước này phải nhập khẩu. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hình thức FDI này là dung lượng thị trường, các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận tải.
  • FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường mà hoạt động đầu tư này “nhắm” tới không phải hoặc không chỉ dừng lại ở nước nhận đầu tư mà là các thị trường rộng lớn hơn trên toàn thế giới và có thể có cả thị trường ở nước chủ đầu tư. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dòng von FDI theo hình thức này là khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào với giá rẻ của các nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu, bán thành phẩm.
  • FDI theo các định hướng khác của chỉnh phủ: Chính phủ nước nhận đầu tư có thể được áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảy vào nước mình theo đúng ý đồ của mình, ví dụ như tăng cường thu hút FDI giải quyết tình trạng thâm hụt cán cân thanh toán.

Theo hình thức pháp lý

  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà trong đó quy định rõ trách nhiệm chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.
  • Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh kí kết giữa hai bên hoặc nhiều bên, trường hợp đặc biệt có thể được thành lập trên cơ sở Hiệp định kí kết giữa các quốc gia, để tiến hành đầu tư và kinh doanh tại nước sở tại.
  • Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại quốc gia sở tại, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
  • BOT, BTO, BT:

+ BOT (Build-Operate-Transfer) có nghĩa là Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao: là hình thức đầu tư dưới hạng hợp đồng do nhà nước kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân bỏ vốn xây dựng trước (Build), sau đó vận hành và khai thác (Operate) một thời gian và cuối cùng là chuyển giao (Transfer) cho nhà nước sở tại.

+ Tương tự BOT còn có hai loại hình khác là BTO và BT: BTO (Build – Transfer – Operate) có nghĩa xây dựng – chuyển giao – kinh doanh, là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước sở tại. Còn BT (Build – Transfer) có nghĩa xây dựng – chuyển giao là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng.

Nguồn Gốc Và Bản Chất Của FDI

Nguồn Gốc Của FDI

Nguồn gốc của FDI bắt đầu từ những năm 1960 đến 1970 khi xuất hiện các nước NICs. Khi đó dòng đầu tư lại có thêm luồng vận chuyển mới di chuyển giữa các nước đang phát triển với nhau.

Tuy FDI ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác vài ba thập kỷ. Nhưng FDI nhanh chóng xác lập vị trí của mình trong quan hệ kinh tế quốc tế.

Bản Chất Của FDI

Về bản chất của FDI là sự gặp gỡ của nhà đầu tư và nhà thu hút đầu tư vì nhu cầu của 2 bên. Trong đó:

  • Có sự thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tới nơi được đầu tư.
  • Thiết lập quyền sở hữu và quyền quản lý đối với các nguồn vốn đã được đầu tư.
  • Kèm theo quyền chuyển giao công nghệ, kỹ thuật của nhà nước đầu tư với nước bản địa.
  • Có liên quan đến sự mở rộng thị trường của các doanh nghiệp, tổ chức đa quốc gia.
  • Luôn luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường tài chính quốc tế và thương mại quốc tế.
nguon goc fdi
Nguồn gốc và bản chất của FDI

Các Đặc Điểm Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài FDI

Đặc điểm của FDI là mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư, ngoài ra còn những đặc điểm sau đây:

  • Tùy theo quy định của từng quốc gia. Nhà đầu tư phải góp đủ số vốn tối thiểu để có thể tham gia kiểm soát hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư.
  • Các nước muốn thu hút đầu tư FDI phải có hành lang pháp lý rõ ràng. Để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tránh trường hợp FDI chỉ phục vụ mục đích của nhà đầu tư.
  • Tùy vào luật pháp của từng quốc gia mà tỷ lệ vốn góp giữa các bên có sự thay đổi sao cho phù hợp. Lợi nhuận và rủi ro của các nhà đầu tư cũng tương ứng với tỷ lệ này.
  • Thu nhập của nhà đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chủ đầu tư là người quyết định quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chính. Vì vậy phải chịu trách nhiệm về tình hình lãi, lỗ của doanh nghiệp đó. Bất kể nhà đầu tư nào khi đầu tư đều có quyền quyết định thị trường. Hình thức quản lý, công nghệ đó có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất để mang lại lợi nhuận cao nhất.
  • Doanh nghiệp FDI thường là doanh nghiệp kèm theo công nghệ của nhà đầu tư cho các nước tiếp nhận đầu tư chính. Vì vậy các nước chủ nhà có thể tiếp cận được công nghệ tiên tiến thông qua đó học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật.

Vai Trò Của FDI

Hoạt động FDI sẽ tác động tới các nhà đầu tư nước ngoài cũng như nước tiếp nhận đầu tư ở cả 2 mặt tiêu cực và tích cực. Cụ thể như sau:

Tác Động Tích Cực

  Tác động tích cực

Với nhà đầu tư nước ngoài

 

  • Được đưa ra những quyết định có lợi để đảm bảo hiệu quả nguồn vốn đầu tư
  • Doanh nghiệp FDI được khai thác những lợi thế của thị trường đầu tư: tài nguyên thiên nhiên, giá thành lao động rẻ, thị trường tiêu thụ lớn… – đem lại nguồn lợi nhuận lớn
  • Tránh được các rào cản bảo hộ mậu dịch, phí mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư

Với nước tiếp nhận đầu tư

 

  • Nước tiếp nhận đầu tư có được nguồn thu ngân sách lớn, tăng kim ngạch xuất khẩu – thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
  • Nước tiếp nhận sẽ ít chịu ảnh hưởng nếu kết quả đầu tư của doanh nghiệp không hiệu quả hay thua lỗ. Do vậy mà nước tiếp nhận đầu tư FDI ít chịu rủi ro hơn.
  • Tiếp thu và học hỏi được kỹ thuật, công nghệ, phương pháp quản lý mới… để tạo ra những sản phẩm mới, mở ra những thị trường mới.
  • Đem đến nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và giúp đào tạo nguồn nhân lực có thể tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu.
  • Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.

Tác Động Tiêu Cực

  Tác động tiêu cực

Với nhà đầu tư nước ngoài

 

  • Khi nhà đầu tư đem vốn đi đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi một khoản đầu tư. Nước đó cũng có thể rơi vào hoàn cảnh khó khăn trong việc tìm nguồn vốn để phát triển, giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động…
  • Doanh nghiệp FDI sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro nếu nước tiếp nhận đầu tư xảy ra xung đột vũ trang, thay đổi chính sách đầu tư… Do đó, mà các nhà đầu tư FDI thường chọn những nước có môi trường chính trị ổn định, chính sách kinh tế cởi mở.
Với nước tiếp nhận đầu tư
  • Nếu để doanh nghiệp FDI đầu tư tràn lan, không có quy hoạch bài bản sẽ khiến tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm môi trường.
  • Đầu như vào lĩnh vực nào, chọn địa điểm nào là do ý muốn của doanh nghiệp FDI, cho nên sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất cân bằng vùng.
  • Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước có thể bị phá sản vì không đủ tiềm lực cạnh tranh.
  • Môi trường chính trị có thể bị ảnh hưởng khi các nhà đầu tư vận động quan chức quản lý địa phương đồng ý với những điều khoản có lợi cho doanh nghiệp FDI.

Đặc Điểm Doanh Nghiệp FDI Ở Việt Nam

Doanh nghiệp FDI của Việt Nam nằm trên lãnh thổ Việt Nam, chịu sự quản lý vĩ mô, chịu các ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế – xã hội nhà nước.

Đồng thời tác động ngược lại đối với Việt Nam khi hết thời hạn quy định (khoảng từ 50 – 70 năm) doanh nghiệp FDI phải giải thể hoặc chuyển lại cho phía Việt Nam.

Thông thường, một doanh nghiệp FDI không chỉ thuộc phần sở hữu của mỗi nước ta mà còn là của các công ty đa quốc gia khác. Vì vậy, các quyết định của nó không hoàn toàn phụ thuộc vào khuôn khổ pháp lý của Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI có sự tham gia trực tiếp quản lý của nước ngoài, quyền quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn giữa hai bên. Tuy nhiên, đã là đầu tư vào Việt Nam thì đều là những pháp nhân của Việt Nam, ra đời, hoạt động và chịu sự chi phối từ nhiều hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tương đối phức tạp, thậm chí có thể xảy ra những bất đồng do khác biệt từ nhiều yếu tố. Vì vậy, nước ta phải chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ các điều kiện cần thiết để tham gia kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài một cách bình đẳng, hiệu quả. Đồng thời, hạn chế thấp nhất những thua thiệt, rủi ro gây bất lợi cho mình. nên học kế toán thực hành ở đâu

Thực tế cho thấy, đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam nguồn vốn FDI có vai trò khá rõ nét và đã được khẳng định trên nhiều lĩnh vực. Theo số liệu thống kê gần đây, cả nước có khoảng trên 15.000 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 218,8 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 106 tỷ USD.

Tuy nhiên, trên chặng đường xây dựng nền kinh tế nước nhà ngày càng vững mạnh, để có những bước tiến chính xác và hiệu quả. Đòi hỏi phải có những quy định để sàng lọc các dự án FDI trong giai đoạn tới. Tuyệt đối không hô hào thu hút theo chiều rộng mà bỏ qua chất lượng thu hút đầu tư.

Tổng Kết

FDI là gì? FDI là nguồn vốn cực kỳ quan trọng, không chỉ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước mà còn là động lực giúp nâng cao tính cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Do đó, FDI vừa là thách thức – vừa là động lực giúp các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới, sáng tạo, cải tiến về chất lượng sản phẩ để đáp ứng thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Xem thêm:

Chỉ số CPI là gì? Các khái niệm tổng quan cần nắm rõ

Chỉ số PCI là gì? các khái niệm tổng quan cần nắm rõ

Smart Goal là gì? Viết tắt của từ gì? Tầm quan trọng của Smart Goal với doanh nghiệp

P&L là gì? Các thông tin quan trọng cần biết

Chi phí cơ hội là gì? Ý nghĩa và ví dụ căn bản về chi phí cơ hội

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Agribank năm 2023

Bạn đang muốn đăng ký vay thế chấp sổ đỏ 500 triệu Agribank...

7 cách thanh toán Doctor Đồng online đơn giản nhất

Doctor Đồng trở thành một trong những nền tảng vay tiền trực tuyến...

Nợ xấu nhóm 2 là gì, nợ nhóm 2 có vay ngân hàng được không?

Sự thật là không ai muốn mình rơi vào trường hợp nợ xấu...

F88 là gì, dịch vụ cầm đồ online tại F88 có thủ tục thế nào?

F88 là một thương hiệu cầm đồ đã không còn xa lạ gì...

Điều kiện và thủ tục vay thế chấp sổ tiết kiệm ngân hàng năm 2023

Việc tích lũy tiền bằng cách mở sổ tiết kiệm không phải xa...

Vay trung hạn là gì, là khoản vay mấy năm, thời gian bao lâu?

Hiện nay, các ngân hàng đều cung cấp đa dạng các sản phẩm...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *