Profit and loss (P&L) là gì, ứng dụng thế nào trong kinh doanh?

P&L (Profit and Loss statement) là một trong những công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Nếu là một doanh nhân hay nhân viên kinh doanh, có thể bạn đã nghe nhiều về thuật ngữ này. Tuy nhiên, bạn có thật sự hiểu rõ P&L là gì và cách ứng dụng nó trong thực tiễn kinh doanh? 14 sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin chi tiết về P&L trong bài viết dưới đây.

P&L Là Gì?

P&L là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Profit and loss” để nhắc đến vấn đề về lãi và lỗ. Thuật ngữ này được hiểu trong lĩnh vực kinh doanh là báo cáo về tình trạng lợi nhuận của một doanh nghiệp trong kinh doanh. Nói đơn giản hơn đó là báo cáo về việc hiện doanh nghiệp đang lãi hay lỗ.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kì kế toán.

Khi nắm được thông tin đầy đủ trong những bản báo cáo kể trên, chủ doanh nghiệp có thể xem xét tình hình cẩn trọng. Từ đó, quyết định xem nên làm gì tiếp theo, chọn hướng đi nào cho doanh nghiệp.

Profit and loss là gì?
Profit and loss là gì?

P&L Statement Là Gì?

P&L Statement/ Profit and Statement được hiểu là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Hay nói cách khác, đó chính là báo cáo lãi hoặc lỗ của một doanh nghiệp.

Trong một số trường hợp, P&L Statement còn được sử dụng để chỉ một bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nó là báo cáo tài chính tổng kết, phản ánh cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động, hiệu quả mang lại của công ty trong một kỳ kế toán nhất định.

Thông thường, một bản báo cáo tài chính sẽ có những thành phần sau:

  • Bảng cân đối kế toán;
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty/ doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính do người tổng hợp trình bày;

Đặc Điểm Và Vai Trò Của P&L Đối Với Các Doanh Nghiệp

P&l có vai trò rất quan trọng, nó dùng để đánh giá doanh nghiệp đó có tình trạng hoạt động như thế nào? Từ đó, doanh nghiệp đề ra được những kế hoạch để định hướng cho mình cải thiện tình trạng tại sao cho phù hợp.

Trong hợp tác nhiều công ty, doanh nghiệp cũng sẽ nhìn vào các chỉ số P&L để đánh giá và đưa ra quyết định có trở thành đối tác hay không.

Cũng qua P&L các doanh nghiệp sẽ có phương pháp để có thể nắm được những nguyên do gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Những số liệu thống kê trong báo cáo kinh doanh được lấy từ những báo cáo doanh thu của doanh nghiệp do các bộ phận sales tổng hợp.

Từ những kết quả đó của bảng báo cáo được lập sẽ cho doanh nghiệp đó biết được rằng tình trạng kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp họ có thực sự hiệu quả hay không?

Nếu tình trạng kinh doanh đang trong trạng thái thua lỗ liên tục thì cần phải có những hướng giải quyết và xử lý vấn đề này sao cho hiệu quả.

dac diem vai tro cua pl
Đặc điểm và vai trò của P&L đối với doanh nghiệp

Ý Nghĩa Của P&L Trong Hoạt Động Kinh Doanh

P&L statement có ý nghĩa vô cùng quan trọng với doanh nghiệp như sau:

P&L giúp doanh nghiệp lập bảng báo cáo lãi lỗ cho công ty

Thông qua những thông tin chi tiết P&L mang lại, nhân viên chuyên môn có thể lập bảng báo cáo lãi lỗ. Đây là việc cần thiết trong hoạt động quản lý kinh doanh, xây dựng chiến lược, theo dõi nguồn tiền của doanh nghiệp.

Giúp doanh nghiệp cập nhật tình hình, lựa chọn hướng đi phù hợp

Việc nắm được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh là rất quan trọng. Doanh nghiệp thường có một nhóm quản lý thông tin này. Từ đó, dễ dàng đánh giá hiệu quả mang lại của doanh nghiệp trong từng thời điểm, liệu hoạt động của công ty khi đó có khả quan hay không.

Thông qua những đánh giá này, chủ sở hữu có thể tìm kiếm hướng đi mới. Cách thức ở đây chính là phát triển, đẩy mạnh những hoạt động tốt, cải tổ lại bộ máy để xóa bỏ những hoạt động không phù hợp.

Tác động mạnh tới tình hình hợp tác của một doanh nghiệp

Nếu bạn đang không biết nguyên nhân cần tìm hiểu về P&L của đối tác là gì, đây chính là tác dụng của nó. Khi nắm được P&L của đối tác, bạn sẽ biết liệu đó có phải một doanh nghiệp hoạt động tốt. Từ đó, đưa ra quyết định hợp tác làm ăn hoặc không.

Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguyên nhân doanh thu tăng hoặc giảm

Với những báo cáo lãi lỗ, doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt được tình trạng mình đang gặp phải cũng như nguyên nhân của nó. Từ đó, đẩy mạnh những hoạt động có hiệu quả, loại bỏ những hoạt động gây thua lỗ. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng tốt và bền vững hơn.

Một Báo Cáo P&L Bao Gồm Những Yếu Tố Nào?

Một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ thể hiện tổng thể lãi, lỗ của hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Một P&L bao gồm những yếu tố sau:

  • Doanh thu: Bao gồm doanh thu từ việc bán sản phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu từ các hoạt động tài chính, chuyển nhượng, cho thuê mặt bằng, cơ sở hạ tầng, doanh thu từ lãi suất chênh lệch nhờ bán ngoại tệ,…
  • Các khoản giảm trừ doanh thu: bao gồm giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, sản phẩm bị trả về, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT,…
  • Giá vốn hàng bán: thể hiện toàn bộ nguồn chi phí nguyên liệu, hàng hóa và tổng chi phí sản xuất.
  • Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm các chi phí lưu thông và quản lý.
  • Lãi hoặc lỗ: phản ánh kết quả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán.
  • Các khoản trích lục dự phòng.
cac yeu to cua pl
Các yếu tố của P&L

Kết Cấu Của Báo Cáo P&L Trong Hoạt Động Kinh Doanh

Như chung tôi đã đề cập, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giúp phản ánh tình hình lãi lỗ trong các kì của doanh nghiệp. Những chỉ tiêu được đề cập trong báo cáo nhằm thể hiện phương trình:

Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận

Hoạt động của doanh nghiệp hiện tại được chia thành hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Trong đó, hoạt động kinh doanh bao gồm cả hoạt động sản xuất và hoạt động tài chính.

Nguyên tắc để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là phải thể hiện được từng loại doanh thu và chi phí bỏ ra để thu được doanh thu này. Khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra chính là lợi nhuận thu được.

Những Nội Dung Trọng Điểm Của P&L

Nội dung quan trọng của P&L bao gồm:

Lợi nhuận thuần và lợi nhuận ròng

Lợi nhuận thuần hay còn gọi là Gross profit của một doanh nghiệp được xác định bằng việc lấy tổng doanh thu trừ đi tổng giá vốn hàng bán của doanh nghiệp:

Lợi nhuận thuần = Tổng doanh thu – tổng giá vốn hàng bán

Trong đó: Giá vốn hàng bán là tất cả các chi phí sản xuất của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.

Lợi nhuận ròng hay còn gọi là Net profit là khoản lợi nhuận thuần trừ đi chi phí trong kỳ:

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận thuần – (các khoản giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí doanh nghiệp…)

Phương pháp tính lợi nhuận trước và sau thuế:

  • Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu thuần – (các khoản giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí doanh nghiệp…)
  • Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận trước thuế > 0 tức là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có lãi và ngược lại thì hoạt động kinh doanh đang thua lỗ.

Doanh thu và doanh thu thuần

Doanh thu là khoản thu từ việc bán hàng hay cung cấp các dịch vụ. Cũng có thể hiểu đơn giản là tổng giá trị các sản phẩm, dịch vụ được bán ra của doanh nghiệp cùng nhiều khoản phụ thu khác.

Doanh thu thuần là khoản doanh thu từ việc bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu như: Giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán trả về, các loại thuế,….

Doanh thu thuần từ bán hàng = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ doanh thu

Trong đó, các khoản giảm trừ doanh như chính là: Giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, hàng bán trả về, các loại thuế,….

Hạn Chế Của P&L

Có thể nói, lợi nhuận chịu tác động lớn từ việc đưa ra quyết định lựa chọn chính sách kế toán của từng doanh nghiệp. Những nhà quản lý thường có những hành động can thiệp có mục đích vào việc xác định lợi nhuận, gây sai lệch con số này trong báo cáo.

Hoạt động này được gọi là quản trị lợi nhuận. Tuy nhiên việc quản trị lợi nhuận không thể tạo ra giá trị của dòng tiền. Chính vì vậy, các nhà phân tích cần kết hợp với phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đưa ra các đánh giá về chất lượng của lợi nhuận.

Vị Trí Nào Sẽ Đảm Nhận Công Việc Lập Báo Cáo P&L?

Thông thường, chịu trách nhiệm làm P&L cho doanh nghiệp sẽ là kế toán hoặc bộ phận tài chính. Những số liệu sẽ được nhân viên tập hợp lại từ những chứng từ, hồ sơ, báo cáo tài chính của mọi bộ phận.

Từ đó, tổng kết, thống kê, xử lý và đưa ra một bản báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách chi tiết nhất. Công việc này đòi hỏi khá nhiều kỹ năng chuyên môn.

Nếu không có kiến thức đầy đủ về ngành tài chính – kế toán, việc thực hiện công việc này là không hề đơn giản. Chính vì vậy, hầu hết doanh nghiệp đều giao việc lập báo cáo kinh doanh cho bộ phận kế toán.

nguoc lap pl
Người lập P&L là ai?

Một Số Lưu Ý Giúp Lập Báo Cáo P&L Đạt Hiệu Quả Cao

Để có thể lập một báo cao profit and loss thể hiện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp một cách chi tiết và rõ ràng nhất, bạn cần lưu ý 1 số điều dưới dây:

Nguyên Tắc Lập Báo Cáo P&L

Kết quả kinh doanh của một công ty chính là sự phản ánh rõ ràng nhất về lỗ lãi trong hoạt động của doanh nghiệp. Tất cả những tiêu chí trong báo cáo này đều hướng tới phép tính cuối cùng:

Doanh thu – chi phí = lợi nhuận

Nguyên tắc quan trọng mọi người cần ghi nhớ khi lập báo cáo này chính là thể hiện rõ ràng các doanh thu, phân chia chúng một cách cẩn thận. Thông thường, doanh thu (DT) của một doanh nghiệp sẽ được phân loại như sau:

  • DT của hoạt động kinh doanh;
  • DT tài chính;
  • DT dịch vụ;
  • DT có được từ những nguồn thu khác;

Trong bản báo cáo, tuyệt đối không được quên nêu rõ những chi phí đã dùng để đạt được hiệu quả mang lại như vậy. Lợi nhuận doanh nghiệp có được chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí cần thiết để thu về khoản lợi đó.

Thành Phần

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, 1 bản báo cáo đầy đủ phải bao gồm các thành phần như:

  • Doanh thu
  • Các khoản giảm trừ doanh thu
  • Giá vốn bán hàng
  • Lãi hoặc lỗ
  • Các khoản trích lục dự phòng;

Nội Dung

Để có một bản báo cáo P&L đầy đủ sẽ được tính toán theo công thức:

Doanh thu thuần từ bán hàng = doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ doanh thu

Những khoản giảm trừ doanh thu thường có của doanh nghiệp như sau:

  • Chiết khấu thương mại;
  • Giám giá khi bán hàng;
  • Giá trị hàng hóa bị hoàn trả;
  • Thuế gián thu được tính chi tiết trong giá bán;

Chỉ tiêu lợi nhuận của từng doanh nghiệp sẽ có quy định, cách tính toán khác nhau. Nguyên nhân là mỗi đơn vị có cơ cấu nguồn vốn, tài sản, hoạt động kinh doanh hoàn toàn khác biệt.

Để có thể đảm bảo việc đánh giá, so sánh tình hình tài chính của doanh nghiệp một cách đúng đắn. Cá nhân/đơn vị quản lý tài chính cần phải xác định được chỉ tiêu lợi nhuận dựa vào những thông tin sau:

  • Những khoản lợi nhuận có được trước khi vay lãi và các khoản thuế – doanh thu thuần bán hàng – giá vốn bán hàng – chi phí bán hàng – chi phí quản lý;
  • Lợi nhuận trước thuế từ những hoạt động sản xuất = Những khoản lợi nhuận có được trước khi vay lãi và các khoản thuế – lãi vay vốn phải trả trong kỳ;
  • Lợi nhuận sau thuế = lợi nhuận trước thuế x (1 – thuế suất thu nhập doanh nghiệp);

Khi nắm được những thông tin này, bạn có thể phân tích P&L trong kinh doanh một cách chính xác. Đồng thời, việc đọc báo cáo kết quả kinh doanh của một công ty bất kỳ cũng không còn khó khăn nữa.

Tổng Kết

Qua những thông tin được tổng hợp ở bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiẻu rõ P&L là gì? Có thể thấy rằng, đây là bảng báo cáo phản ánh chính xác tình hình cũng như kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên sẽ đem lại cho bạn những kiến thức hữu ích.

Xem thêm:

Chi phí cơ hội là gì? Cách xác định và vận dụng hiệu quả

Tăng trưởng kinh tế là gì? Các khái niệm căn bản

Kinh tế vi mô là gì? Tầm quan trọng của kinh tế học vi mô

Cung cầu là gì? Quy luật cung cầu trên thị trường

Cầu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu trong kinh tế vĩ mô

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (1 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

App H5 Waka Credit là gì, dịch vụ vay vốn này có uy tín không?

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tài chính để xoay sở...

Cách kiểm tra khoản vay, tra cứu hợp đồng SHB Finance online

Đối với bất kỳ khách hàng nào sau khi đã được giải ngân...

10+ địa chỉ vay 1 triệu online thủ tục đơn giản chỉ với CMND

App vay 1 triệu là một trong những công cụ tài chính phổ...

Đảo nợ là gì, có nên vay ngân hàng để đảo nợ không?

Đảo nợ ngân hàng là cách chuyển một khoản vay cũ đã đến...

Hướng dẫn vay mua hàng trả góp Mcredit với lãi suất ưu đãi 2023

Vay mua hàng trả góp Mcredit là 1 trong những sản phẩm uy...

Vay tín chấp là gì, điều kiện thủ tục khi vay ngân hàng 2023?

Bạn đang cần nguồn vốn nhưng lại không có tài sản thế chấp,...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *