Thị trường liên ngân hàng Interbank là gì, có vai trò gì?

Trong 1 số trường hợp, khi lượng khách rút tiền tăng lên đột ngột và nguồn vốn dự trữ không thể xoay sở kịp thì lúc này ngân hàng phải cần đến sự trợ giúp của các tổ chức trên interbank (thị trường liên ngân hàng).

Vậy interbank là gì? Có vai trò ra sao trong nghành ngân hàng? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau của VNCash24h nhé!

Interbank Là Gì?

Khái niệm thị trường liên ngân hàng hay thương được gọi với cai tên Interbank là thị trường buôn bán tiền tệ, giao dịch nguồn vốn ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng với nhau.

Nói cách khác, đây là nơi mà các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng vay mượn nhau nhằm hỗ trợ lẫn nhau lúc khó khăn bằng các khoản dự trữ dư thừa đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong ngắn hạn.

Việc phát triển thị trường liên ngân hàng giúp ích rất nhiều cho các tổ chức tài chính và trung gian tài chính đặc biệt là các ngân hàng thương mại, tạo ra một công cụ để các ngân hàng có thể hỗ trợ khả năng thanh khoản cho nhau, giúp thị trường tiền tệ đạt trạng thái cân bằng.

Interbank là gì?
Interbank là gì?

Đặc Điểm Của Thị Trường Liên Ngân Hàng

Thị trường liên ngân hàng là một thị trường tương đối đặc trưng. Để phân biệt thị trường này với những thị trường khác trong cùng lĩnh vực ngân hàng có thể dựa vào 6 đặc điểm cơ bản như sau:

  • Là thị trường vốn ngắn hạn: Điều này không xuất phát từ các quy định hay định nghĩa cụ thể nào mà xuất phát từ nhu cầu thực tế, các giao dịch trên thị trường này chủ yếu là các giao dịch ngắn hạn.
  • Chủ yếu bán buôn: Những giao dịch trên đây thường phải lớn hơn 1 triệu USD, và hàng hóa chính là các khoản tiền gửi dự trữ tạm thời dư thừa.
  • Thị trường vay mượn với độ rủi ro cao: Các giao dịch trên thị trường chủ yếu diễn ra giữa ngân hàng, các tổ chức tài chính trung gian nhưng không có tài sản đảm bảo, thủ tục pháp lý lại đơn giản nên mức độ rủi ro tương đối cao.
  • Thị trường thông tin cực nhạy cảm: Các ngân hàng thương mại giao dịch với nhau qua tài khoản thanh toán mở tại ngân hàng trung ương nên độ bảo mật thông tin chỉ ở mức tương đối.
  • Là thị trường vô hình, liên kết toàn cầu: Không có một tổ chức cụ thể cho thị trường liên ngân hàng. Trong thị trường này, các ngân hàng, nhà kinh doanh phi ngân hàng,… liên kết với nhau thông qua hệ thống giao dịch hiện đại và có thể liên kết trên toàn cầu.
  • Thực hiện các giao dịch thông qua các công cụ hiện đại: Các giao dịch được thực hiện giữa các ngân hàng, các tổ chức tài chính trung gian thông qua máy tính, điện thoại,…

Vai Trò Của Thị Trường Liên Ngân Hàng

Đối với cả ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, thị trường liên ngân hàng đều có ý nghĩa và vai trò nhất định trong sự vận hành cũng như hoạt động. Cụ thể:

Đối với ngân hàng trung ương

Ngân hàng trung ương là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc gia. Đồng thời đây cũng là nơi chịu trách nhiệm giám sát, điều tiết hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Đối với ngân hàng trung ương, thị trường liên ngân hàng có vai trò như sau:

  • Thị trường nội tệ liên ngân hàng là nơi cung cấp thông tin về tình trạng vốn khả dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng.
  • Tiếp nhận và chuyển tải tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế bằng cách dựa trên lãi suất hình thành trên thị trường để đưa ra giải pháp nhằm ổn định thị trường.
  • Giúp ngân hàng trung ương ấn định lãi suất với ngân hàng thương mại thông qua lãi suất hình thành trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

Đối với ngân hàng thương mại

Đối với ngân hàng thương mại, thị trường này sẽ có các vai trò sau đây:

  • Duy trì nguồn tiền dự trữ thường xuyên cho toàn hệ thống ngân hàng thanh toán kịp thời các giao dịch .
  • Làm trung gian giao dịch đồng thời có tác động tích cực đến yêu cầu quản lý vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng thương mại.
  • Xúc tác cho nguồn vốn của toàn hệ thống ngân hàng được điều hòa và phân bổ có hiệu quả.
vai tro cua thi truong lien ngan hang
Vai trò của thị trường liên ngân hàng

Những Chủ Thể Tham Gia Thị Trường Liên Ngân Hàng

Trong thị trường liên ngân hàng, có hai chủ thể tham gia chủ yếu đó là ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại. Trong đó:

  • Ngân hàng trung ương đóng vai trò là chủ thể xây dựng lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng. Đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động của thị trường thông qua việc đưa ra các điều luật, các quy định nhằm đảm bảo cho thị trường hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương cũng là nơi quyết định các quy tắc chung trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.
  • Ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay hoặc cũng có thể là người cho vay. Đây cũng là chủ thể quan trọng và chủ yếu nhất trong thị trường này.

Các Giao Dịch Của Thị Trường Liên Ngân Hàng

Thực tế, các ngân hàng thương mại chủ yếu tham gia vì mục tiêu lợi nhuận. Ngược lại, ngân hàng trung ương đóng vai trò là người quản lý, chi phối thị trường và thực hiện vai trò người cho vay cuối cùng.

Với hai chủ thể chính là ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại, nó chủ yếu thực hiện các giao dịch sau đây:

  • Gửi tiền hoặc nhận tiền gửi ở các ngân hàng khác. Trong đó, ngân hàng trung ương đóng vai trò là chủ thể nhận tiền, phía bên gửi tiền là các ngân hàng thương mại.
  • Cho vay hoặc vay từ các tổ chức đang có nguồn vốn dư thừa tạm thời.
  • Mua bán hẳn hoặc mua bán có kỳ hạn các giấy tờ có giá.

Lãi Suất Của Thị Trường Liên Ngân Hàng

Lãi suất thị trường liên ngân hàng về cơ bản cũng giống như các hình thức cho vay có lãi suất khác. Nghĩa là lãi suất tính theo khoản tiền cho vay với tỷ lệ được thỏa thuận từ trước giữa hai chủ thể.

Cụ thể, nó được định nghĩa là lãi suất vay mượn giữa các ngân hàng với nhau thông qua thị trường tiền tệ liên ngân hàng khi bất kỳ một ngân hàng nào đó gặp tình trạng thiếu vốn và cần nhờ sự trợ giúp.

Lãi suất thị trường liên ngân hàng được hình thành dựa trên mối quan hệ cung cầu vốn giữa các ngân hàng thương mại. Trên hết, nó còn phụ thuộc vào các chính sách thi hành tiền tệ và điều chỉnh lãi suất của ngân hàng trung ương.

Vì thế, lãi suất liên ngân hàng luôn có sự biến động theo từng thời điểm, và được công bố mỗi ngày bởi Ngân hàng Trung ương.

Các bạn có thể tra cứu được lãi suất liên ngân hàng bằng việc thực hiện các thao tác sau đây:

  • Bước 1: Truy cập trang web của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại địa chỉ: https://sbv.gov.vn
  • Bước 2: Click vào mục Lãi suất ở khung tùy chọn bên phải.
  • Bước 3: Ở giao diện hiện ra, chúng ta có thể tra cứu lãi suất liên ngân hàng được áp dụng theo nhiều thời điểm khác nhau như qua đêm, 1 tuần, 2 tuần…

Thị Trường Liên Ngân Hàng Tại Việt Nam Như Thế Nào?

Ngày 7/10/1992, thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam ra đời theo Chỉ thị số 07/CT-NH1 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho phép các tổ chức tín dụng được thực hiện việc cho vay và đi vay lẫn nhau.

Tháng 7/1993, thị trường nội tệ liên ngân hàng chính thức đi vào hoạt động gắn liền với các hoạt động của các trung tâm thanh toán bù trừ.

Tiếp đó, trong hai năm 1993 và 1994, hai trung tâm giao dịch ngoại tệ lần lượt được thành lập ở hai đầu đất nước – thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Từ đó đến nay, có thể nói rằng, hoạt động của thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam đã được coi là một bộ phận cấu thành và có ý nghĩa nhất định trong quá trình hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ của nước ta.

Thành viên tham gia thị trường liên ngân hàng bao gồm các ngân hàng thương mại Nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần và một số tổ chức tín dụng khác, thực hiện mua bán vốn lẫn nhau và với Ngân hàng Nhà nước.

Trong đó, các ngân hàng thương mại Nhà nước là những thành viên có khả năng chi phối trên cả giác độ huy động và cho vay vốn do có lợi thế về khả năng tài chính và uy tín.

Tuy nhiên, vị thế này đã có xu hướng thay đổi khi các ngân hàng thương mại cổ phần, các ngân hàng liên doanh, chi nhánh nước ngoài tham gia tích cực hơn vào thị trường.

Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng nước ngoài trở thành người cho vay vốn đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước. Ngoài ra, một số các công ty tài chính, các quỹ tín dụng do những đặc thù về hoạt động kinh doanh và những hạn chế về quy mô, khả năng tài chính nên sự tham gia trên thị trường liên ngân hàng còn rất khiêm tốn.

Doanh số giao dịch thị trường liên ngân hàng từ năm 2002 đến nay, theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng thì doanh số giao dịch tăng khoảng 20% mỗi năm.

Kết quả này phản ánh phần nào vai trò thị trường liên ngân hàng với tư cách là “kênh” dẫn vốn quan trọng của các tổ chức tín dụng, làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các tổ chức tín dụng, đồng thời có tác dụng đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh cho toàn hệ thống.

Hình thức và thời hạn của các giao dịch liên ngân hàng cũng khá đa dạng và nhìn chung tương tự như các giao dịch trên thị trường tiền tệ quốc tế.

Các tổ chức tín dụng ở Việt Nam thực hiện mua bán vốn lẫn nhau thông qua hai hình thức:

  • Thứ nhất, mở khoản tiền gửi lẫn nhau và giao dịch thông qua điện thoại, fax, mạng vi tính về điều khoản của món vay và thực hiện chuyển tiền;
  • Thứ hai, hoạt động mua bán vốn lẫn nhau tại trung tâm thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động mua bán vốn giữa các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng được thực hiện dưới hai hình thức: cho vay (tái cấp vốn) và cho vay theo bộ hồ sơ khách hàng.

Thời hạn của các giao dịch trong thời gian gần đây đã được áp dụng khá linh hoạt. Trước đây, thời hạn giao dịch thường là dài, chủ yếu từ 3 đến 6 tháng, đến nay thời hạn giao dịch có thể là qua đêm, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, v.v…

Giá cả giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng được thiết lập trên cơ sở bình quân hoá lãi suất chào của các ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước lựa chọn .

Môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường liên ngân hàng ngày càng được hoàn thiện. Từ những cơ sở pháp lý nền tảng ban đầu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thêm những Quyết định như:

  • Quyết định số 114/QĐ – NĐ14 ngày 21/6/1993 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng,
  • Quyết định số 190/QĐ-NH14 ngày 6/10/1993 v/v bổ sung, sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động về thị trường liên ngân hàng,
  • Quyết định số 189/ QĐ-NH14 ngày 06/10/1993 ban hành Quy chế bảo lãnh vay vốn trên thị trường liên ngân hàng,
  • Quyết định số 1310/2001/QĐ-NHNN ban hành Quy chế vay vốn giữa các tổ chức tín dụng,… giúp cho hoạt động thị trường liên ngân hàng được cải thiện rõ rệt, từng bước phù hợp với thông lệ của quốc tế.
thi truong lien ngan hang tai vn
Thị trường liên ngân hàng tại Việt Nam như thế nào?

Nhu Cầu Việc Làm Của Thị Trường Liên Ngân Hàng

Nhu cầu việc làm ngân hàng ngày càng cao, ngân hàng là một tổ chức triển khai kinh doanh thương mại tiền tệ. Khi nền kinh tế tài chính càng tăng trưởng càng cần đến sự tương hỗ kinh tế tài chính mà ngân hàng chính là nơi những doanh nghiệp tìm đến để vay vốn góp vốn đầu tư kinh doanh thương mại.

Tại nước ta, nhu yếu này diễn ra rất sinh động, đây cũng là một trong những nguyên do, mạng lưới hệ thống ngân hàng tăng lên can đảm và mạnh mẽ, tin vui cho người lao động Việt khi những ngân hàng lớn lúc bấy giờ đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực.

nhu cau viec lam ngan hang
Nhu cầu việc làm của thị trường liên ngân hàng

Ngành tài chính ngân hàng tại các trường đại học hiện nay thu hút đăng ký của nhiều thí sinh. Bên cạnh đó một số lĩnh vực trong ngân hàng mà sinh viên chuyên ngành khác cũng có nhiều cơ hội việc làm như quản trị rủi ro, quản lý, đầu tư.

Tuy hàng năm tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp nhiều nhưng chất lượng còn thấp, chưa đủ để đáp ứng yêu cầu công việc. Vì vậy để tự tin apply CV với cơ hội trúng tuyển cao, sinh viên ngay từ trên ghế nhà trường phải rèn luyện cho bản thân các kỹ năng cơ bản cụ thể như:

  • Kỹ năng giao tiếp với khách hàng,
  • Kỹ năng thuyết phục khách hàng,
  • Kỹ năng quản lý thời gian,
  • Kỹ năng phân tích,

Cũng như một số kỹ năng cơ bản khác của một nhân viên kinh doanh để chiến đấu tốt khi tư vấn cho khách các khoản vay ưu đãi từ ngân hàng mình đang làm việc.

Các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, có quy mô nhân sự lớn, mức độ đào thải cao. Hiện nay có rất nhiều vị trí nhân sự trong ngân hàng thường xuyên tuyển dụng như giao dịch viên, chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân/doanh nghiệp, chuyên viên phân tích đầu tư,…

Tổng Kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết giúp bạn giải đáp được thắc mắc interbank là gì cũng như đặc điểm và vai trò của nó. Hiểu rõ khái niệm thị trường liên ngân hàng sẽ giúp ích rất nhiều cho sự thăng tiến của bạn nếu đang làm cho ngân hàng hoặc các công việc liên quan đến tài chính.

Xem thêm:

Thẩm định tín dụng là gì? Quy trình thẩm định tại ngân hàng 

Tỷ giá bình quân liên ngân hàng là gì? Cách xem thế nào?

Séc là gì? Có mấy loại? Phương thức sử dụng ra sao?

Checking account là gì? Saving account là gì? Các thông tin cần biết

Số dư khả dụng là gì? Công thức tính chi tiết

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (1 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

5+ địa chỉ vay tiền bằng Cavet xe máy online uy tín lãi suất thấp

Vay tiền bằng cavet xe máy online là một giải pháp giúp bạn...

Lotte Finance là gì, điều kiện và thủ tục vay tiền 2023 như thế nào?

Dịch vụ vay tín chấp tại Lotte Finance hiện nay đang được rất...

Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng SHB cập nhật mới 2023

Hiện nay, để mang lại nguồn vốn dồi dào cho khách hàng, SHB...

Cashberry là gì, có nên vay tiền qua ứng dụng này không?

Trong lĩnh vực tín dụng online cạnh trạnh khốc liệt, Cashberry luôn giữ...

4+ địa chỉ cầm sổ hộ khẩu uy tín lãi suất thấp duyệt online nhanh

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc sở hữu một khoản tiền...

Bảo hiểm khoản vay là gì, có bắt buộc phải mua hay không?

Khi lựa chọn vay vốn tại các ngân hàng hoặc các công ty...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *