Thanh toán T/T là gì, phương thức và quy trình cụ thể ra sao?

Thanh toán T/T là một hình thức nằm trong các phương thức thanh toán quốc tế, thanh toán theo hình thưc T/T có T/T trả trước và T/T trả sau.

Phương thức này được sử dụng nhiều bởi sự tiện lợi trong hoạt động mua bán và nó thường phù hợp với những hợp đồng có giá trị nhỏ, 2 bên đối tác tin tưởng nhau và có thời gian mua bán lâu dài, hoặc trong trường hợp công ty mẹ – con.

Vậy thanh toán TT là gì? Quy trình làm thanh toán T/T như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của VNCash24h nhé!

Thanh Toán T/T Là Gì?

TT là từ viết tắt của Telegraphic transfer, nó được dịch ra có nghĩa là chuyển tiền bằng điện. Đây là một trong những hình thức thanh toán quốc tế mà theo hình thức này ngân hàng sẽ thực hiện chuyển một số tiến cho người thụ hưởng (có thể gọi là bên xuất khẩu) bằng phương tiện chuyển tiền điện Swift/telex dựa vào người trả tiền chỉ định (có thể gọi là bên nhập khẩu).

Các bên tham gia phương thức thanh toán TT trong thanh toán xuất – nhập khẩu bao gồm:

  • Người chuyển tiền (remitter) là bên mua hàng
  • Người thụ hưởng (Beneficiary) là bên bán hàng tức là người được nhận tiền thanh toán
  • Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank) là ngân hàng thực hiện lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của người chuyển tiền
  • Ngân hàng đại lý (agent bank) có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền, đồng thời là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng (thường là ngân hàng mà người thụ hưởng có mở tài khoản tại đó)
thanh toan tt la gi
Thanh toán T/T là gì?

Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Thanh Toán T/T

Thanh toán bằng điện chuyển tiền TT cũng có những ưu điểm, nhược điểm mà bạn nên cân nhắc khi sử dụng dịch vụ này.

Ưu Điểm

Về chi phí, nghiệp vu

  • Nghiệp vụ đơn giản, nhanh chóng
  • Chi phí tiết kiệm vì chỉ mất phí chuyển tiền
  • Không bị ngân hàng cầm chứng từ
  • Bộ chứng từ khi thanh toán TT cũng không quá khắt khe cho bên xuất khẩu vì không phải xuất trình theo yêu cầu của ngân hàng nhập khẩu

Đối với bên bán

  • Nếu người bán sử dụng TT trả trước 100% coi như cầm chắc an toàn trong giao dich
  • Hạn chế được những chi phí phát sinh khi mở L/C (phí mở, tu sửa LC)
  • Nắm quyền chủ động trong giao dịch

Đối với bên mua

  • Nếu sử dụng được hình thức TT trả sau người mua sẽ không phải đọng vốn ký quỹ LC
  • Hạn chế được những rủi do từ phía xuất khẩu vì phát sinh lỗi giao hàng chậm hoặc hàng kém chất lượng .

Nhược Điểm

Sau đây chúng tôi sẽ phân tích rủi do đối với hình thức TT trả trước và TT trả sau để bạn đọc thấy rõ hơn khi quyết định nên sử dụng hình thức nào:

Đối với TT trả trước toàn bộ

  • Rủi ro sẽ đẩy về phía người mua hàng vì phải ứng tiền trước trong khi không biết tình trạng hàng hóa thế nào, người bán có thể nhận tiền không giao hàng, giao hàng chậm hoăc làm hàng kém chất lượng.
  • Nếu TT trả trước toàn bộ đồng nghĩa với việc toàn bộ số tiền của người bán bị ném 1 chỗ, khả năng xoay vòng vốn bằng 0
  • TT trả trước người bán có thể chịu những rủi do về chênh lệch tỉ giá ngoại tệ tại thời điểm trả tiền với thời điểm nhận hàng nếu 2 bên không quy định rõ tỉ giá là bao nhiêu trong hợp đồng.

Quản trị rủi do: Không nên sử dụng TT 100% trước toàn bộ hợp đồng, nếu đơn hàng gấp hợp đồng giá trị nhỏ có thể áp dụng tuy nhiên vẫn phải tìm hiểu rất kỹ về nhà cung cấp của mình.

  • Văn bản hợp đồng phải có các điều khoản chặt chẽ liên quan tới việc người bán giao hàng không đúng tiến độ, hoặc hàng thiếu, sai quy cách.
  • Chỉ nên áp dụng TT trả trước từng phần có nghĩa là trả trước 40% phần còn lại thanh toán bằng hình thức khác theo thỏa thuận.

Đối với T/T trả sau

Nếu áp dụng hình thức này thì người xuất khẩu cầm chắc phần thiệt, chẳng khác gì bán hàng cho nợ. Tuy nhiên không cho nợ thì không bán được hàng, việc trả tiền lúc này phụ thuộc vào lòng tốt và uy tín của người mua hàng.

Những rủi ro thấy trước mắt khi sử dụng TT trả sau bạn cần biết:

  • Người nhập khẩu nhân hàng nhưng không trả tiền hoăc cố tình kéo dài thời gian thanh toán
  • Lấy ly do hàng kém chất lượng để ép giá nhà cung cấp
  • Bên nhập khẩu không nhận hàng, mất mất chi phí vận chuyển hàng về
  • Tình trạng hàng tồn, bán tháo hàng rất dễ gặp phải khi sử dụng TT trả sau

Quản trị rủi ro: Một vài gợi ý về việc áp dụng hình thức thanh toán khác kết hợp với thanh toán TT bạn có thể tham khảo trong giao dịch:

  • Pa1: TT trước 40% , 60% TT trả sau 15 ngày từ khi nhận hàng, phát hành hối phiếu bởi ngân hàng uy tín từ bên nhập khẩu
  • Pa 2: TT trước 30%, 70% còn lại sử dụng hình thức thanh toán L/C trả ngay, không hủy ngang
  • Pa3: TT trước 30% L1, Lần 2: L/C: 30% trả ngay không hủy ngang, L3: TT trả sau 30 ngày từ khi nhận hàng.

Để biết nên sử dụng hình thức thanh toán TT như thế nào doanh nghiệp cần xem xét các yếu tố liên quan như:

  • Giá trị hợp đồng
  • Tính chất của giao dịch cần giao hàng gấp hay hàng không gấp
  • Tìm hiểu về mức độ tin tưởng của đối tác
  • Kiểm tra thật kỹ tính uy tín của ngân hàng phát hành thông báo từ phía nhà nhập khẩu.

Phương Thức Và Quy Trình Thanh Toán T/T

Phương Thức Thanh Toán T/T

Phương thức thanh toán TT được thực hiện theo lệnh của người trả tiền. Theo quy ước chung của thế giới, thanh toán TT được chia thành 3 loại chính bao gồm:

  • TT in advance nghĩa là chuyển điện tiền trả trước. Người mua hàng sẽ trả tiền trước cho người mua một khoản trước khi nhận hàng.
  • TT at sight nghĩa là chuyển tiền trả ngay. Người mua hàng sẽ trả tiền cho người bán khi người bán tiến hành giao hàng.
  • TT at X days nghĩa là chuyển tiền trả sau X ngày. Người mua hàng sẽ nhận hàng trước và thanh toán tiền sau X ngày như thỏa thuận.
phuong thuc thanh toan tt
Phương thức và quy trình thanh toán T/T

Quy Trình Thanh Toán T/T

Thủ tục cần chuẩn bị

Để quá trình thanh toán được diễn ra suôn sẻ , khách hàng cần phải cung cấp một số chứng từ sau:

Đối với phương thức thanh toán TT trả trước:

  • Hợp đồng mua bán ngoại thương
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ
  • Lệnh chuyển tiền
  • Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

Đối với phương thức thanh toán TT trả sau:

  • Hợp đồng mua bán ngoại thương
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ
  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Lệnh chuyển tiền

Quy trình thực hiện 

Sau khi đã cung cấp đầy đủ các thủ tục, giấy tờ cần có trong thanh toán T/T, các bên sẽ thực hiện thanh toán theo quy trình như sau:

Đối với hình thức thanh toán TT trả trước:

Giải thích quy trình:

  • (1) Người nhập khẩu cần lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển tiền thanh toán cho người thụ hưởng.
  • (2) Ngân hàng đại lý ( phục vụ người xuất khẩu ) chuyển tiền cho người thụ hưởng thông
  • (3) Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu.
  • (4) Người xuất khẩu giao hàng đi kèm bộ chứng từ cho người nhập khẩu để họ có thể nhận hàng
  • (5) Ngân hàng chuyển tiền, sau ghi nợ, báo nợ cho người nhập khẩu.

Với hình thức chuyển tiền này người xuất khẩu đã nhận được tiền trước khi giao hàng nên không sợ bị thiệt hại do bên mua nợ hay bị chiếm dụng hàng hóa. Tuy nhiên, hình thức này lại bất lợi cho người nhập khẩu vì người nhập khẩu đã chuyển tiền đi thanh toán rồi nhưng chưa nhận được hàng và đang trong tình trạng chờ người xuất khẩu giao hàng. Nếu có vấn đề gì xảy ra (tắc biên , tai nạn …) người xuất khẩu chậm trễ giao hàng, người nhập khẩu sẽ bị thiệt.

Đối với hình thức thanh toán TT trả sau:

Giải thích quy trình:

  • (1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ cho người nhập khẩu.
  • (2) Sau khi nhận được hàng, người nhập khẩu cần lập lệnh yêu cầu ngân hàng chuyển tiền thanh toán cho người thụ hưởng.
  • (3) Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra hồ sơ và phát lệnh thanh toán cho ngân hàng đại lý
  • (4) Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu.
  • (5) Ngân hàng chuyển tiền báo nợ cho người nhập khẩu.

So Sánh Giữa 2 Hình Thức Thanh Toán T/T Và Thanh Toán L/C

TT có nghĩa là Chuyển khoản Điện tín, Chuyển khoản Telex hoặc Chuyển khoản Ngân hàng, việc chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng này sang tài khoản ngân hàng khác bằng phương tiện điện tử. Chuyển khoản ngân hàng hoặc Chuyển khoản bằng điện được thực hiện khi bạn sẵn sàng thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ đã nhận.

Việc chuyển tiền thường không thể hủy ngang để người nhận được bảo vệ khỏi việc trả lại tiền. Sau khi nhận được chuyển khoản, bạn có thể gửi hàng, cung cấp dịch vụ hoặc ký các chứng từ kết thúc tại thời điểm bán hàng.

LC có nghĩa là “Thư tín dụng”, một chỉ thị từ người mua đến một ngân hàng nước ngoài để thanh toán cho người bán một khoản tiền khi đáp ứng các điều kiện nhất định.

LC được sử dụng để chịu rủi ro khi mua hoặc bán hàng hóa cho một công ty không rõ hoặc có thể không đáng tin cậy. Người mua mở thư tín dụng tại ngân hàng của họ và giao nó cho người bán. Sau đó người bán có thể mang L/C đến ngân hàng người mua để loại bỏ rủi ro tín dụng trong giao dịch.

Một L/C chứng từ cho phép việc vận chuyển hàng hóa hoặc một dịch vụ được thực hiện khi vận đơn, bản khai khiếu nại được hoàn thành, hoặc tuyên thệ về việc thực hiện. Ngân hàng chỉ giao dịch trong các chứng từ và kết quả là thanh toán thụ động. Một L/C có thể mất một tuần hoặc hơn để thiết lập uo. Nếu là L/C xác nhận thì có thể lâu hơn.

Tổng Kết

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc về thanh toán TT cũng như quy trình T/T diễn ra như thế nào?

Hy vọng qua bài viết trên các bạn sẽ hiểu thêm về phương thức thanh toán TT để thực hiện một cách thành thạo khi cần. Chúc các bạn thành công và may mắn!

Xem thêm:

Thanh toán TTR là gì? 5 Bước Của Phương Thức Thanh Toán TRR Trả Sau

Bảo lãnh ngân hàng là gì? Khi nào thì cần bảo lãnh ngân hàng?

Hội sở ngân hàng là gì? Có gì khác với chi nhánh và phòng giao dịch?

Thư tín dụng L/C là gì? Tác dụng của thư tín dụng L/C 

Thị trường liên ngân hàng là gì? các thông tin quan trọng cần biết

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng EximBank năm 2023

Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Eximbank là một trong những sản...

Vay tiền Fe Credit online với lãi suất thấp duyệt nhanh 24/7

Fe Credit đang hỗ trợ rất đa dạng các sản phẩm vay vốn...

SHB Finance là gì, công ty tài chính này có tốt và uy tín không?

SHB Finance là gì? Đang cung cấp những gói vay vốn nào? Thủ...

Thủ tục vay tín chấp Techcombank theo lương cập nhật mới 2023

Hiện nay, gói vay tín chấp Techcombank đang được rất nhiều khách hàng...

Cashberry là gì, có nên vay tiền qua ứng dụng này không?

Trong lĩnh vực tín dụng online cạnh trạnh khốc liệt, Cashberry luôn giữ...

Cách vay tiền Credilo online nhận 18 triệu chỉ với CMND

Bạn đang tìm một giải pháp xoay sở tài chính nhanh chóng để...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *