Không chỉ riêng nền kinh tế ở nước ta đang phải chịu những ảnh hưởng nặng nề hậu đại dịch covid – 19 mà đây là vấn đề chung trên toàn thế giói.
Hiện trạng nợ xấu đang ngày càng tăng cao là hệ luỹ có thể thấy rõ nhất. Do đó có rất nhiều người thắc mắc nợ xấu có vay thế chấp được không? Có ngân hàng nào hỗ trợ khách hàng bị nợ xấu vay vốn? Hãy cùng đi tìm lời giải đáp chi tiết cho vấn đề này trong bài viết sau của VNCash24h nhé!
Bị Nợ Xấu Có Vay Thế Chấp Sổ Đỏ Được Không?
Nếu bạn từng vay thế chấp thì chắc chắn sẽ biết tổ chức tín dụng mà bạn vay sẽ cung cấp cho CIC (Trung tâm tín dụng Quốc Gia) thông tin về các khoản vay, tên người vay, và quá trình thanh toán khoản vay đó. Dựa vào các thông tin này, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân.
Vậy nợ xấu có vay thế chấp sổ đỏ được không? Câu trả lời là có, nếu bạn vẫn có tài sản thế chấp thì vẫn có thể vay được tiền.
Thông thường, số đỏ là một tài sản được dùng vay tiền trả góp tại Ngân hàng, do vậy bạn vẫn có thể dùng sổ đỏ để vay vốn khi bị nợ xấu. Tuy nhiên vẫn phải tùy vào tình trạng nợ xấu của khách hàng ở mức độ nào, ngân hàng mới đưa ra quyết định cho vay thế chấp hay không.
Tìm hiểu thêm: Nợ xấu là gì? có mấy nhóm nợ xấu? Cách xoá nợ xấu cá nhân chi tiết
Đối Với Nhóm Nợ Xấu 1 Và 2
Với những khách hàng đang bị nợ xấu trong nhóm 1, 2 có hạn chậm thanh toán từ 10 ngày – 30 ngày. Trường hợp này thì việc vay thế chấp bằng sổ đỏ thường khá thuận lợi.
Đối với những người nợ xấu trong nhóm 1, nghĩa là đóng chậm từ 1 – 10 ngày có thể vay vốn rất dễ dàng. Bạn chỉ cần liên hệ với nhân viên hỗ trợ vay vốn là có thể vay tiền tại các tổ chức tín dụng.
Đối với người đang bị nợ xấu nhóm 2, tức đóng chậm từ 10 – 30 ngày, thì việc vay hơn phức tạp hơn nợ xấu nhóm 1. Thông thường, chỉ có một số ít ngân hàng chấp nhận cho vay ở trường hợp này. Đồng thời, người đi vay cũng phải đáp ứng được những điều kiện khó khăn từ tổ chức tín dụng.
Nếu nợ xấu là do vay thế chấp:
- Chỉ chấp nhận nợ xấu thế chấp 1 tháng duy nhất, không được có trường hợp nợ xấu nhiều tháng liên tiếp, nghĩa là đã rơi vào nhóm 3.
- Cần phải chứng minh được thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng chi trả.
- Cần phải chứng minh được lý do nợ xấu là khách quan hoặc không cố ý.
- Tài sản thế chấp phải đẹp, hạn mức vay không quá cao so với tài sản.
Nếu nợ xấu là do vay tín chấp thì khả năng được duyệt sẽ cao hơn vì số tiền vay tín chấp thường không cao. Khách hàng chỉ cần tất toán ngay hồ sơ nợ xấu tín chấp sẽ được hỗ trợ.
Đối Với Nợ Xấu Nhóm 3 4 5
Nợ xấu nhóm 3, 4, 5 là các khoản nợ xấu đã chậm trên 30 ngày thì việc vay vốn sẽ cực khó. Hiện nay, không có ngân hàng nào đồng ý cho vay khi người vay thuộc nhóm nợ xấu 3,4 và 5.
Trường hợp này, người đi vay phải thanh toán hết các khoản vay và đợi hệ thống CIC cập nhật lại thì mới có thể vay vốn lại.
Xem thêm: Cic là gì? Cách kiểm tra nợ xấu trên CIC và cách xóa nợ xấu trên CIC
Nợ Xấu Bao Lâu Được Xoá?
Nợ xấu bao lâu được xóa sẽ tùy thuộc vào khách hàng đang ở nhóm nợ xấu nào. Cụ thể như sau:
Nhóm nợ xấu |
Thời gian được xóa nợ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bị Nợ Xấu Tín Chấp Có Vay Thế Chấp Được Không?
Như đã nói, khi vay thế chấp tại Ngân hàng hay Tổ chức tài chính, thì tổ chức tín dụng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay, tên người vay, và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân.
Hiện tại tùy vào tình trạng nợ xấu của khách hàng ở mức độ nào, ngân hàng vẫn có thể hỗ trợ bạn với khoản vay duyệt nhanh và lãi suất ưu đãi.
Nếu như bạn được xếp từ hạng 3 đến 5 thì hầu hết các ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho bạn dưới bất cứ hình thức nào và nên chú ý rằng bạn phải đợi đến 02 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường.
Tại một số ngân hàng, nếu bạn bị nợ nhóm 2 mà bị quá 3 kỳ trả nợ liên tiếp thì ngân hàng sẽ từ chối cho vay. Trường hợp bạn bị nợ xấu nhóm 3 thì khá nghiêm trọng đó là 90% ngân hàng sẽ không cho vay và xa hơn nữa là nợ nhóm 4 và nhóm 5.
Người Thân Trong Gia Đình Bị Nợ Xấu Có Vay Thế Chấp Được Không?
Về bản chất, vay thế chấp là hình thức vay vốn đòi hỏi khách hàng cần có tài sản thế chấp với ngân hàng. Tài sản thế chấp phải là tài sản hợp pháp, có giá trị về mặt tài chính và thuộc quyền sở hữu của chính khách hàng vay vốn.
Để có thể vay vốn thế chấp, khách hàng cần cung cấp các thông tin cá nhân, thông tin trong sổ hộ khẩu và các giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp. Ngân hàng không những xem xét về thông tin vay vốn của bạn mà còn khắt khe kiểm tra về lịch sử vay vốn của người thân trong gia đình bạn.
Nếu như người thân của bạn, cụ thể là vợ, chồng hoặc bố mẹ đã từng có nợ xấu, đang nợ xấu hoặc trong thời gian chờ xóa nợ xấu thì bạn sẽ không được phép vay vốn thế chấp ngân hàng.
Tuy nhiên nếu khoản nợ của người thân ở mức nhỏ, người thân nợ xấu trong nhóm 1 hoặc 2 và bạn cung cấp đủ các thông tin cũng như đáp ứng các điều kiện vay vốn khác rất có thể ngân hàng sẽ xem xét chấp nhận cho bạn vay vốn nhưng với mức vay nhỏ, thời hạn vay ngắn.
Nếu người thân nợ xấu là anh chị em ruột với bạn, bạn vẫn được phép vay vốn nếu tài sản thế chấp thuộc đúng quyền sở hữu của bạn. Việc tách sổ hộ khẩu là một giải pháp giúp khách hàng vay vốn thế chấp dễ dàng hơn khi người thân nợ xấu. Tuy nhiên đây chỉ là một giải pháp mang tính chống đối và nhất thời, nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình giao dịch vay vốn.
Chồng Hoặc Vợ Bị Nợ Xấu Có Vay Thế Chấp Được Không?
Khi bạn đi vay vốn ngân hàng, theo quy định về hồ sơ cần chuẩn bị, bạn cần phải cung cấp sổ hộ khẩu kèm theo. Điều này để phía ngân hàng và tổ chức tín dụng tiến hành xác minh nhân thân của người vay vốn.
Phía ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ tiến hành kiểm tra tình hình nợ xấu của người vay và người thân trên hệ thống CIC. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của bạn thuộc nhóm nợ xấu thứ 2 trở lên thì khả năng cao hồ sơ của bạn sẽ bị từ chối vay vốn tại ngân hàng.
Lý do bạn không thể vay vốn ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng được là vì, theo nhận định từ phía ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, có khả năng cao trường hợp này bạn sẽ đi vay giúp cho người thân (người đang vướng phải nợ xấu). Vì lẽ đó, hồ sơ vay vốn của bạn có thể không được chấp nhận khi đi vay.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp hồ sơ vay vốn của bạn đều bị từ chối. Ví dụ vợ nợ xấu chồng vay thế chấp ngân hàng được không? Vẫn có thể vay được nếu khoản vay của vợ bạn trước đó thuộc vào nhóm số 1 và nhóm số 2. Hoặc khi ngân hàng kiểm tra sổ hộ khẩu, nếu vợ của bạn và bạn không cùng tên trong 1 sổ hộ khẩu thì bạn vẫn có thể vay vốn ngân hàng được bình thường.
Tuy nhiên, để đảm bảo hồ sơ vay vốn được giải quyết thuận tiện, tốt nhất bạn nên đảm bảo khả năng tài chính để có thể trả nợ cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ hạn thanh toán, tránh khoản vay thành nợ xấu gây khó khăn về sau này.
Người Thân Trong Sổ Hộ Khẩu Nợ Xấu Có Vay Thế Chấp Sổ Đỏ Được Không?
Trong quá trình làm hồ sơ vay vốn, ngoài việc xét duyệt hồ sơ cũng như mức độ tín nhiệm tín dụng của bạn, phía ngân hàng còn xem xét và đánh giá lịch sử tín dụng đối với cả người thân của người đi vay.
Đối với 1 số tổ chức tài chính hay ngân hàng sẽ yêu cầu cung cấp sổ hộ khẩu. Trong trường hợp gia đình có người đã từng có tiền sử nợ xấu và đã bị ghi trên hệ thống CIC thì khả năng cao bạn cũng sẽ không thể thực hiện giao dịch vay vốn với ngân hàng. Nhưng đối với hình thức vay thế chấp thì sao? Liệu người thân nợ xấu có vay thế chấp được hay không?
Thông thường, để xét duyệt khoản vay thế chấp cũng đã gặp nhiều thủ tục khó khăn do phải chứng minh tài sản. Trong trường hợp người thân nợ xấu có vay thế chấp ngân hàng được không là vấn đề rất nhiều người thắc mắc.
Theo quy định, nếu tài sản đảm bảo thuộc quyền sở hữu của cá nhân bạn hoặc vợ/chồng mà trước đó không có tiền sử nợ xấu thì việc vay thế chấp có thể vẫn được xét duyệt bình thường. Khách hàng cần chứng minh tài sản đảm bảo thuộc sở hữu của chính chủ và chứng minh bản thân trước đó không có tiền sử nợ xấu.
Tuy nhiên, nếu trong hộ khẩu của bạn có người thân đã từng bị nợ xấu (ví dụ bố hoặc mẹ) thì có khả năng cao khoản vay thế chấp của bạn sẽ không được ngân hàng phê duyệt.
Ngân Hàng Nào Hỗ Trợ Khách Hàng Nợ Xấu Vay Thế Chấp?
Dựa vào lịch sử tín dụng của khách hàng được cập nhật trên hệ thống CIC, các ngân hàng sẽ đánh giá và đưa ra quyết định có cung cấp khoản vay hay không.
Tuy nhiên, với các khoản nợ xấu, khách hàng cần thanh toán hết ít nhất 6 tháng trở lên trước khi đăng ký vay lại tại ngân hàng để có thể được ngân hàng hỗ trợ vay tiếp. Sau khi thanh toán hết các khoản vay dư nợ, các bạn có thể vay thế chấp sổ đỏ tại top 5 ngân hàng sau:
- Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Ngân hàng TMCP Thương Tín (Sacombank)
- Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kiên Long Bank)
- Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
Tổng Kết
Chắc hẳn đến đây, bạn đã nắm được những thông tin cần thiết để giải đáp thắc mắc nợ xấu có vay thế chấp được không? Khi đã bị nợ xấu thì rất khó để các ngân hàng hỗ trợ bạn vay thế chấp nên hãy cố gắng đừng để bị dính phải nợ xấu hoặc nếu như lỡ bị rồi thì hãy tìm phương án để xóa đi nhé.
Xem thêm:
Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND chi tiết từ A – Z
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
Thủ tục vay tín chấp Techcombank theo lương cập nhật mới 2023
Hiện nay, gói vay tín chấp Techcombank đang được rất nhiều khách hàng...
Mẫu giấy xác nhận lương ngân hàng [3 tháng – 6 tháng] mới 2023
Mẫu giấy xác nhận lương 3 tháng gần nhất hoặc 6 tháng gần...
Công thức, cách tính lãi suất vay ngân hàng mới nhất 2023
Cách tính lãi suất vay ngân hàng là một vấn đề thu hút...
5+ ngân hàng cho vay tiền xây nhà duyệt dễ lãi suất thấp 2023
Sở hữu một ngôi nhà để an cư lạc nghiệp là ước mơ...
Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng ACB cập nhật mới 2023
Sản phẩm vay thế chấp sổ đỏ ACB luôn là sản phẩm được...
6 Cách tra cứu mã số thuế cá nhân online tại nhà mới nhất 2023
Bạn đang cần cung cấp mã số thuế cá nhân để hoàn thành...