Nợ quá hạn là gì? Đây là tình trạng người vay chưa đủ điều kiện tài chính để chi trả cả gốc và lãi theo hợp đồng tín dụng. Khi đó, tùy vào quá trình trả nợ mà khách hàng bị xếp vào các nhóm nợ khác nhau.
Nếu bạn chưa có nhiều thông tin về nợ quá hạn thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Cùng đọc và bỏ túi ngay các thông tin mà VNCash24h tổng hợp trong bài viết này nhé!
Nợ Quá Hạn Là Gì?
Nợ quá hạn được hiểu là khoản nợ tổ chức tín dụng mà người đi vay (cá nhân hoặc tổ chức) khi đến ngày trả nợ theo hợp đồng nhưng lại không thể trả gốc và lãi đúng theo trên hợp đồng.
Điều 20 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về nợ quá hạn như sau:
“Tổ chức tín dụng chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn.
Hiện nay, các tổ chức tín dụng sẽ linh động thời gian đóng trễ từ 1 đến 3 ngày, tuy nhiên nếu vượt qua khoảng thời gian đó mà khách hàng vẫn chưa thanh toán thì sẽ phát sinh nợ quá hạn.
Tùy vào thời gian đóng trễ, nợ quá hạn sẽ được cập nhật trên CIC và phân chia vào các nhóm nợ xấu (lịch sử tín dụng) gây khó khăn khi khách hàng muốn vay ở nơi khác.
Quy Định Về Nợ Quá Hạn
Lãi suất nợ quá hạn, biện pháp chế tài vi phạm nghĩa vụ thanh toán nợ gốc
Xét về bản chất, lãi suất đối với dư nợ gốc bị quá hạn (còn gọi là “lãi suất nợ quá hạn”) là hình thức chế tài do chậm thanh toán nợ (nợ phát sinh từ nghĩa vụ thanh toán tiền hàng trong quan hệ thương mại, hoàn trả tiền vay trong quan hệ ngân hàng). Bên vi phạm phải trả số tiền lãi được tính trên số tiền gốc bị vi phạm tương ứng với thời hạn chậm trả theo một tỷ lệ lãi suất nhất định, cao hơn mức lãi suất khi cho vay.
Quy định chuyển nợ quá hạn chỉ áp dụng đối với dư nợ gốc cùng với quy định phạt chậm trả lãi theo pháp luật hiện nay, khắc phục tình trạng còn thiếu thống nhất trong quan điểm áp dụng luật về nợ quá hạn là nợ gốc hay bao gồm cả lãi; cùng một khoản nợ vừa bị chuyển nợ quá hạn, lại vừa chế tài phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại,… xảy ra khá phổ biến.
Trong lĩnh vực ngân hàng, biện pháp chế tài vi phạm hợp đồng bằng lãi suất nợ quá hạn được đặt ra là phù hợp thông lệ chung, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ hợp đồng của bên vay. Biện pháp này chỉ được áp dụng khi bên vay có lỗi (cố ý hoặc vô ý) vi phạm nghĩa vụ hoàn trả nợ gốc khi đến thời hạn hoàn trả như cam kết.
Thực tiễn pháp lý vẫn còn tồn tại quan điểm, giải quyết hệ quả của thỏa thuận lãi suất vượt quá mức trần lãi suất quá hạn hoặc không đề cập lãi suất quá hạn trong hợp đồng cho vay (khoản 2, 3 Điều 5 Dự thảo lần 3 của Nghị quyết về lãi suất, phạt vi phạm). Đây là vấn đề đã được tác giả trình bày về một cơ chế lãi suất thỏa thuận với những giới hạn về lãi suất, về chuyển nợ quá hạn đương nhiên khi đến hạn, các bên có nghĩa vụ tuân thủ.
Các quy định pháp luật về chuyển nợ quá hạn trong hợp đồng cho vay
Pháp luật cho phép tổ chức tín dụng áp dụng nghiệp vụ, pháp lý chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc tại thời điểm bên vay có hành vi vi phạm (Điều 20 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN và Xem thêm: Công văn số 950/NHNN/CSTT ngày 03/9/2002 của Ngân hàng Nhà nước về chuyển nợ quá hạn đối với trường hợp chậm trả nợ gốc, lãi vốn vay), cho dù bên cho vay không nhắc nợ bằng văn bản.
Quy định này tiếp tục kế thừa những ưu việt của biện pháp chế tài về lãi suất nợ quá hạn. Đồng thời khẳng định, làm minh bạch hơn số tiền để tính lãi phạt phải là nợ gốc (số tiền vay đến hạn thanh toán).
Điều này phù hợp với nguyên tắc xác định trách nhiệm pháp lý tại thời điểm vi phạm hợp đồng nếu giữa các bên không có thỏa thuận khác, tương tự như trong các quy định của pháp luật thương mại quốc tế (áp dụng đối với các hành vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong thương mại – Chẳng hạn: Điều 9.508 Bộ quy tắc châu Âu về hợp đồng; Điều 7.4.9 Bộ nguyên tắc Unidroit).
Pháp luật hiện hành cho phép các bên tự thỏa thuận lãi phạt khi chuyển nợ quá hạn, nhưng mức phạt không vượt quá 150% lãi suất trong hạn được ghi trong hợp đồng vay.
Hầu hết trong các hợp đồng cho vay, bên cho vay vẫn “áp đặt” thỏa thuận khung về mức lãi suất nợ quá hạn cố định bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn. Bên vay khó có cơ hội thỏa thuận mức lãi này theo hướng thấp hơn.
Nguyên nhân là do các nhà làm luật không luật hóa tiêu chí cụ thể đối với từng mức lãi suất phạt, nên ý nghĩa của lãi suất nợ quá hạn theo thỏa thuận vẫn chưa đạt mục đích như mong muốn.
Vì vậy, trong từng khoản vay cho các mục đích, đối tượng vay vốn đặc thù khác nhau, các quy định pháp luật cần có khung lãi suất nợ quá hạn linh hoạt hơn, theo từng biên độ, tỷ lệ nhất định để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của bên vay.
Đối với đối tượng vay mục đích tiêu dùng, lãi suất cho vay trên thực tế thường cao hơn nhiều so với lãi suất cho vay cùng kỳ hạn với mục đích khác. Khi bị chuyển nợ quá hạn, áp lực trả nợ đối với người vay tiêu dùng tăng lên rất cao, hậu quả là họ có tâm lý đối phó, trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Phân Loại Nợ Quá Hạn
Nợ quá hạn có thể được hiểu trong hai trường hợp sau đây:
Nợ Quá Hạn Có Tài Sản Đảm Bảo (Vay Thế Chấp)
Là khoản nợ mà người đi vay thế chấp (nhà cửa, bất động sản, vàng.…) nhưng không trả được nợ và gốc khi đến hạn. Trong trường hợp này tuy ngân hàng chưa thu được tiền nhưng vẫn có thể thu hồi lại vốn dựa trên tài sản thế chấp.
Nợ Quá Hạn Không Có Tài Sản Đảm Bảo (Vay Tín Chấp)
Là khoản nợ mà người đi vay không cần tài sản thế chấp và chưa trả được nợ và gốc khi đến hạn. Loại này ngân hàng có nguy cơ mất trắng vì không thể thu hồi tiền gốc.
Nguyên Nhân Dẫn Đến Nợ Quá Hạn
Một số nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn như sau:
- Do chậm thanh toán món nợ.
- Chậm thanh toán khoản nợ thẻ tín dụng (cũng được coi là 1 món nợ)
- Mất khả năng thanh toán nợ dẫn đến tài sản thế chấp bị phát mại.
- Trong tương lai, trung tâm tín dụng CIC sẽ đánh giá lịch sử tín dụng của bạn qua hóa đơn điện nước, chi phí sinh hoạt (chưa rõ ngày công bố chính thức). Nếu bạn không rõ về CIC và cách thức hoạt động của CIC, bạn có thể xem tại bài viết: CIC là gì?
Hậu Quả Của Nợ Quá Hạn
Khi xảy ra tình trạng nợ quá hạn, chắc chắc một điều rằng điểm tín dụng của khách hàng trong mắt các tổ chức tín dụng sẽ bị giảm đi đáng kể và rất khó được hỗ trợ nếu có nhu cầu vay vốn kinh doanh hoặc vay tín chấp. Tùy vào thời gian trễ hạn, khách hàng mắc nợ quá hạn sẽ được liệt kê vào các nhóm nợ xấu dưới đây:
- Nợ nhóm 1: nợ quá hạn dưới 10 ngày
- Nợ nhóm 2: nợ quá hạn từ 10 đến dưới 30 ngày (đây là nhóm nợ xấu vẫn còn được một số ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ.
- Nợ nhóm 3: nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày
- Nợ nhóm 4: nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày
- Nợ nhóm 5: nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên
Xem chi tiết: Nợ xấu là gì? Cách check nợ xấu
Nợ Quá Hạn Bao Lâu Thì Bị Khởi Kiện?
Theo Điều 466 Bộ luật dân sự quy định về Nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, một trong những nghĩa vụ của bên vay tiền là trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nợ quá hạn là hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên vay, theo đó, để bảo vệ quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm bởi bên vay, bên cho vay có quyền khởi kiện ra tòa. Khi có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm, cá nhân, tổ chức có thể khởi kiện.
Do đó, với câu hỏi: nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện? Cau trả lời là kể từ thời điểm đến hạn thanh toán, bên vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình một cách đầy đủ, bên cho vay đã có thể khởi kiện mà không phải đợi thêm một khoảng thời gian.
Thực tế, hai bên có thể thỏa thuận gia hạn thời gian để bên vay trả đủ số tiền nợ. Theo đó thời điểm xác định quyền, lợi ích của bên cho vay bị xâm phạm cũng bị lùi lại.
Vào thời điểm quyền, lợi ích của bên cho vay bị xâm phạm, bên cho vay có thể không khởi kiện ngay. Tuy nhiên, bên cho vay cần lưu ý đến thời hiệu khởi kiện, tránh để quá lâu quá thời hiệu khởi kiện, để đảm bảo việc khởi kiện được thụ lý và giải quyết, từ đó đảm bảo quyền và lợi ích cho mình.
Theo Điều 429 Bộ luật dân sự thì thời hiệu khởi kiện về hợp đồng nói chung, về hợp đồng vay tài sản nói riêng như sau:
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Quy Trình Thu Hồi Nợ Quá Hạn Tại Ngân Hàng
Thông thường, mỗi ngân hàng sẽ có bộ phận thu hồi nợ, và các khoản nợ quá hạn sẽ do bộ phận này phụ trách. Quá trình thu hồi nợ quá hạn buộc phải đồng thời tuân thủ cả hai nguyên tắc dưới đây :
- Nguyên tắc thu hồi nợ được ban bố từ Ngân hàng nhà nước
- Nguyên tắc thu hồi nợ được ban hành nội bộ trong mỗi ngân hàng
Quy trình xử lý nợ quá hạn củng tùy thuộc vào khách hàng thuộc nợ nhóm mấy. Dưới đây là một số cách xử lý nợ quá hạn đến từ các ngân hàng như VPBank, Vietcombank, Sacombank …
- Mức độ nhẹ nhất là liên hệ đến khách hàng để thông báo về khoản nợ quá hạn và yêu cầu khách hàng thanh toán nợ. Trong trường hợp khách hàng có khó khăn dẫn đến không thể trả nợ đúng hạn, có thể khai báo với ngân hàng để có biện pháp hỗ trợ.
- Thứ hai, nếu sau khi liên hệ khách hàng không có thành ý trả nợ, hoặc cố ý không nghe máy thì bộ phận thu hồi nợ sẽ tiến hành liên hệ các số tham chiếu là người thân, hoặc công ty được ghi chú trong hồ sơ vay vốn để nhắc về khoản nợ quá hạn.
- Một số ngân hàng, tổ chức tín dụng còn sử dụng biện pháp thu hồi nợ quá hạn bằng cách thuê công ty đòi nợ
- Cuối cùng, trong trường hợp khách hàng tiếp tục không có thiện chí trả nợ, nợ quá hạn lên nhóm 5, thì các ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện việc hoàn thành hồ sơ kiện lên cơ quan có thẩm quyền để thu hồi nợ.
Làm Sao Để Xoá Nợ Quá Hạn?
Đối với các khoản nợ quá hạn đã được cập nhật thành nợ xấu và lưu trữ trên trang thông tin tín dụng CIC. Khách hàng hầu như sẽ rất khó để vay vốn. Để được các ngân hàng xem xét hỗ trợ, khách hàng buộc phải xóa nợ quá hạn, nợ xấu theo từng bước sau:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng nhóm nợ của mình bằng các cách sau:
- Kiểm tra Check CIC online.
- Kiểm tra CIC cá nhân trực tiếp tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia tại hai địa chỉ Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam hoặc Tầng 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Kiểm tra trực tiếp tại ngân hàng nơi bạn đang mắc nợ quá hạn.
Bước 2: Thanh toán toàn bộ các khoản nợ tồn đọng, lãi và phí phạt phát sinh.
Bước 3: Đợi hệ thống CIC cập nhật lại lịch sử tín dụng
Thông thường, hệ thống CIC sẽ lưu trữ lịch sử tín dụng của các cá nhân, tổ chức trong 5 năm gần nhất. Đối với các nhóm nợ xấu 1 và 2, thường sẽ được các ngân hàng hỗ trợ sau khi tiến hành thanh toán hết dư nợ sau đó 12 tháng.
Đối với các nhóm nợ 3, 4 và 5 cần tới 5 năm để được các Ngân hàng có thể hỗ trợ lại bạn.
Cách Để Tránh Bị Nợ Quá Hạn
Một số lưu ý để tránh trường hợp nợ quá hạn như sau:
- Khi đăng ký vay tiền ngân hàng, công ty tài chính, nên xem xét khả năng kinh tế của bản thân, số tiền mong muốn được giải ngân cũng như lãi suất vay ngân hàng trả góp để cân đối thời gian trả nợ, số tiền đăng ký. Tránh các trường hợp bị áp lực về kinh tế đối với các khoản nợ phải đóng mỗi tháng.
- Sau khi được giải ngân, cần lưu ý về thời gian trả nợ được quy định trong hợp đồng, nên đóng trước ngày đến hạn từ 3 đến 5 ngày để Ngân hàng có thể dễ dàng cập nhật lịch sử đóng tiền của bạn.
- Nên có kế hoạch sử dụng số tiền được giải ngân một cách hiệu quả, phát sinh lời để có thể chi trả cho khoản vay.
- Nếu có đủ điều kiện kinh tế, nên tất toán hồ sơ sớm để tiết kiệm được tiền lãi và tăng điểm tín dụng của bản thân. Tạo điều kiện thuận lợi đối với các khoản vay tiếp theo.
Tổng Kết
Với những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã hiểu nợ quá hạn là gì? Cùng các thông tin quan trọng liên quan. Hãy tạo cho mình kế hoạch vay vốn và sử dụng vốn hợp lý để tránh tình trạng nợ quá hạn. Chúc các bạn may mắn và thành công khi vay vốn!
Xem thêm:
Vay tín chấp là gì? Đặc điểm gói vay tín chấp ngân hàng
Rủi ro tín dụng là gì? Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Nhận làm hồ sơ nợ xấu có thật không hay là lừa đảo?
Bốc bát họ là gì? Hướng dẫn bốc họ chi tiết từ A – Z
Mue trong ngân hàng là gì? Thông tin chi tiết
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
Cách kiểm tra khoản vay, tra cứu hợp đồng SHB Finance online
Đối với bất kỳ khách hàng nào sau khi đã được giải ngân...
Vay vốn khởi nghiệp tại ngân hàng năm 2023 cần điều kiện gì
Hiện nay có rất nhiều phương thức vay vốn khởi nghiệp như vay...
Hướng dẫn vay tiền SupVN online nhận tiền ngay trong ngày
SupVn là một nền tảng hỗ trợ những khách hàng có nhu cầu...
10+ địa chỉ vay 50 triệu trả góp lãi suất thấp uy tín nhất 2023
Với nhu cầu vay một khoản tiền như 50 triệu đồng, việc trả...
Cách vay tiền qua app MBBank online tại nhà đơn giản nhất
Để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng của mình, ngân hàng...
Hướng dẫn vay mua hàng trả góp Mcredit với lãi suất ưu đãi 2023
Vay mua hàng trả góp Mcredit là 1 trong những sản phẩm uy...