Lạm phát là gì, ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế ra sao?

Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát là một phạm trù vốn có, nó xảy ra khi các quy luật về hàng hoá không được tuân thủ, nhất là các quy luật về vấn đề lưu thông tiền tệ. Vậy hiện tượng lạm phát là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến lạm phát? Nó ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế?. Mời các bạn cùng VNCash24h tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Lạm Phát Là Gì?

Lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi so sánh với các nước khác thì lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.

Phạm vi ảnh hưởng là một vấn đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả.

Dựa vào tình hình thực tế mà người ta phân ra làm 3 mức độ lạm phát khác nhau bao gồm:

  • Lạm phát tự nhiên: Mức giá hàng hóa tăng từ 0-10%.
  • Lạm phát phi mã: Mức giá chung của hàng hóa tăng từ 10% – 1000%.
  • Siêu lạm phát: Mức giá chung tăng trên 1000%.

Trong thực tế, mức lạm phát mà các quốc gia kỳ vọng thường nhỏ hơn 5% và nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế kỳ vọng của quốc gia đó. Nếu mức lạm phát lớn hơn mức tăng trưởng kinh tế thì nó phản ánh nền kinh tế quốc gia đó đang đi xuống và ngược lại.

Ngoài khái niệm về lạm phát thì các bạn cũng cần hiểu rõ hơn về các khái niệm liên quan như:

  • Giảm phát: Là sự sụt giảm về mức giá chung của nền kinh tế thị trường.
  • Thiểu phát: Là một trạng thái của lạm phát nhưng ở tỷ lệ rất nhỏ.
  • Siêu lạm phát: Là tình trạng lạm phát ở mức độ cao nhất, thường ở ngoài tầm kiểm soát và phá hoại nền kinh tế.
  • Tái lạm phát: Là nỗ lực nâng cao mức giá chung để chống lại áp lực giảm phát.
lam phat la gi
Lạm phát là gì?

Nguyên Nhân Đẫn Đến Việc Xảy Ra Lạm Phát

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát, trong đó cơ bản có các nguyên nhân sau đây:

Lạm Phát Do Cầu Kéo

Lạm phát do cầu kéo là khi cầu về thị trường hàng hóa, dịch vụ nào đó tăng lên kéo theo sự tăng lên của giá cả hàng hóa, dịch vụ đó. Theo đó, giá cả các mặt hàng tương tự cũng đồng loạt tăng theo làm cả nền kinh tế biến động với sự tăng lên đột ngột của giá.

Ví dụ: Những năm 2011 sự nóng lên của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán đã trở thành một nguồn thu khủng đối với những người tham gia. Thu nhập tăng cao khiến những người này chi tiêu mạnh mẽ một cách bất thường, làm nền kinh tế xoay chuyển, lạm phát tăng đột biến.

Lạm Phát Do Cơ Cấu

Thực tế, khi doanh nghiệp đi vào kinh doanh hiệu quả thu được một số lợi nhuận đáng kể sẽ tự thúc đẩy nhân công bằng việc tăng lương. Tuy nhiên một số doanh nghiệp lại không đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả mà vẫn phải tăng lương cho nhân công để giữ chân họ. Lúc này không còn cách nào khác ngoài việc tăng giá cả sản phẩm làm lạm phát phát sinh.

Ví dụ: Việc một doanh nghiệp A mới mở rộng quy mô kinh doanh, tuy đã rất nỗ lực nhưng việc kinh doanh có vẻ như đã không đi đúng chiến lược nên không hiệu quả.

Lúc này, nhân viên thấy tình hình doanh nghiệp không khả thi và phần lớn họ muốn bỏ việc hoặc đình công đòi tăng lương. Trong tình thế này, doanh nghiệp không còn sự lựa chọn khác khi phải duy trì lượng nhân công để kịp tiến độ, buộc phải tăng lương cho người lao động. Từ đó dẫn đến việc đẩy giá lên bằng chi phí cận biên tăng lên cho một lao động.

Lạm Phát Do Chi Phí Đẩy

Một nguyên nhân khác gây ra lạm phát là lạm phát do chi phí đẩy. Nghĩa là khi giá của một hoặc một vài yếu tố như giá nguyên liệu đầu vào, ngân sách trả cho nhân công, thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu… tăng lên làm chi phí của doanh nghiệp tăng theo. Để đảm bảo lợi nhuận doanh nghiệp tiến hành tăng giá cả sản phẩm khiến lạm phát tăng lên.

Cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới trong năm 1973 là ví dụ điển hình nhất cho nguyên nhân này. Theo đó OPEC ban hành lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ đối với một số quốc gia, trong đó bao gồm 1 ông lớn chính là nước Mỹ – một trong những quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất của tổ chức này.

Việc làm này làm ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế giới, đặc biệt là Mỹ, làm cho giá dầu mỏ khi Mỹ nhập khẩu chui về được đội lên gấp ngàn lần, nền kinh tế xảy ra siêu lạm phát.

Lạm Phát Do Cầu Thay Đổi

Một mặt hàng không đủ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng là căn cứ cho ngành hàng khác tăng lên. Nếu thị trường này lại là độc quyền tức là không có sản phẩm thay thế thì việc tăng giá là điều đương nhiên. Đây lại là lý do cho việc phát sinh lạm phát.

Ví dụ: Thời tiết không thuận lợi làm người nông dân mất mùa, nên lượng cung gạo ít. Trong khi đó gạo lại là thức ăn chủ yếu của người dân Việt Nam, không thể thay thế hoàn toàn bằng sản phẩm khác nên các nhà buôn bán gạo đẩy mạnh giá gạo lên gấp đôi, gấp ba.

Theo đó với cùng một số tiền một gia đình trước kia có thể mua gạo ăn trong một tháng thì do tác động của lạm phát nên chỉ đủ ăn cho nửa tháng.

Lạm Phát Do Xuất Khẩu

Một nguyên nhân khác đến từ xuất khẩu, khi xuất khẩu tăng tức là tổng cầu lớn hơn tổng cung do thị trường hàng tiêu thụ lớn hơn mức cung cấp. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng chính là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Ví dụ: Khi Việt Nam xuất khẩu vải sang thị trường Trung Quốc quá nhiều làm lượng cung cho thị trường trong nước cạn kiệt. Việc chênh lệch lượng cung – cầu gây tác động mạnh mẽ đến giá cả các mặt hàng này làm xuất hiện lạm phát.

Lạm Phát Do Nhập Khẩu

Có nguyên nhân gây ra lạm phát từ việc xuất khẩu thì cũng có nguyên nhân gây ra lạm phát từ việc nhập khẩu. Giá hàng hóa nhập khẩu tăng có thể xuất phát từ thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thế giới tăng làm giá bán sản phẩm trong nước tăng lên. Giá bị đội lên qua những nhân tố này làm lạm phát xuất hiện.

Ví dụ: Để bảo hộ cho hàng hóa trong nước, chính phủ gia tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng, chẳng hạn tăng từ 40% lên 50%, chứng tỏ người tiêu dùng sẽ bị tăng giá hàng hóa sản phẩm đó lên 10%. Do đó, cùng một số tiền mà trước đây người đó mua được 10 mặt hàng, nay lại chỉ mua được 9 mặt hàng.

Lạm Phát Do Tiền Tệ

Nguyên nhân cuối cùng do tác động từ Ngân hàng trung ương. Ví dụ ngân hàng trung ương muốn giữ đồng tiền trong nước không bị mất giá so với ngoại tệ sẽ mua ngoại tệ vào. Hay việc ngân hàng trung ương cung quá nhiều tiền ra thị trường cũng chính là nguyên nhân.

nguyen nhan gay ra lam phat
Nguyên nhân gây ra lạm phát

Các Cấp Độ Lạm Phát Hiện Nay

Nếu căn cứ vào tốc độ của lạm phát thì lạm phát được chia ra làm lạm phát thấp, lạm phát phi mã và lạm phát siêu tốc.

Lạm Phát Tự Nhiên

Lạm phát tự nhiên được phân chia ra 3 loại nhỏ như sau:

  • Lạm phát leo thang (1-4%): Khi tỷ lệ lạm phát tăng chậm theo thời gian. Ví dụ, tỷ lệ lạm phát tăng từ 2% lên 3%, lên 4% một năm. Lạm phát leo thang có thể không được chú ý ngay lập tức, nhưng nếu tốc độ tăng trưởng lạm phát tiếp tục, nó có thể trở thành một vấn đề ngày càng gia tăng.
  • Lạm phát đi bộ (2-5%): Khi lạm phát ở mức một con số – dưới 5%. Với tốc độ này – lạm phát không phải là vấn đề lớn, nhưng khi nó tăng trên 4%, các Ngân hàng Trung ương sẽ ngày càng lo ngại. Lạm phát đi bộ có thể đơn giản được gọi là lạm phát vừa phải.
  • Lạm phát đang chạy (5% – 10%): Khi lạm phát bắt đầu tăng với tốc độ đáng kể. Nó thường được định nghĩa là một tỷ lệ từ 5% đến 10% một năm. Với tốc độ này, lạm phát đang tạo ra những chi phí đáng kể cho nền kinh tế và có thể dễ dàng bắt đầu tăng cao hơn.

Lạm Phát Phi Mã

Lạm phát phi mã là lạm phát xảy ra khi chỉ số giá cả hàng hóa biến động mạnh, tăng từ hai con số trở lên hàng năm, có nghĩa là chỉ số giá cả tăng từ 10% năm đến 99% năm.

Lạm phát này làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá. Lúc này người dân tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.

Siêu Lạm Phát

Siêu lạm phát là lạm phát xảy ra khi chỉ số giá cả hàng hóa biến động rất mạnh, tăng từ ba con số trở lên hàng năm, có nghĩa là chỉ số giá cả tăng từ 100% năm trở lên.

Ví dụ như ở Đức, từ tháng 1 năm 1922 đến tháng 11 năm 1923 chỉ số giá cả tăng 10.000.000 lần, vào thời kỳ đó, một ngàn phiếu có giá trị 30 triệu DEM, sau 2 năm 30 triệu DEM không mua nổi một chiếc kẹo cao su. Vì vậy trong một khoảng thời gian ngắn từ năm 1921 đến năm 1923 mà kho tiến của nước Đức tăng 7.000 triệu lẫn.

Lạm phát siêu tốc gây nên tác hại rất lớn cho nền kinh tế – xã hội, có thể tóm tắt qua một số điểm chính như sau:

  • Nền kinh tế bị phá hoại một cách trầm trọng, vì lạm phát gia tăng nên lĩnh vực lưu thông bành trưởng, trên cơ sở sản xuất không phát triển nên đẩy nền kinh tế thị trường đi theo hướng tiêu cực.
  • Phá hoại các hoạt động của ngân hàng, như làm tê liệt mạng lưới thanh toán; giảm số dư tiền gửi huy động; giảm dư nợ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng phục vụ cho khách hàng cũng bị ảnh hưởng rất xấu.
  • Làm giảm thấp mức thu nhập thực tế của ngân sách Nhà nước nên không đảm bảo nhu cầu chi tiêu trong tài khóa.
  • Bần cùng hóa đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân lao động, vì người lao động là người làm công ăn lương, trong khi tiến lương không tăng hoặc tăng không kịp so với tỷ lệ lạm phát.

Ảnh Hưởng Của Lạm Phát Đến Nền Kinh Tế

Lạm phát có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế theo một số cách. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ có 2 mặt của sự ảnh hưởng này đó là tiêu cực và tích cực!

Tiêu Cực

Một số hậu quả tiêu cực của lạm phát được tổng kết như sau:

Lạm phát đẩy chi phí

Khi lạm phát xuất hiện, nhân viên sẽ yêu cầu tăng lương. Trong trường hợp tăng lương tập thể, những kỳ vọng lạm phát sẽ xuất hiện dẫn đến tình trạng lạm phát cao hơn trước, lạm phát lại tiếp tục lạm phát.

Với giá cả tăng nhanh, người tiêu dùng có thể có xu hướng thử và mua nhanh hơn trước khi giá tăng hơn nữa. Việc vơ vét hàng hóa, đầu cơ tích trữ làm mất cân bằng cung cầu trên thị trường, tạo ra tình trạng thiếu thốn hàng hóa, nhất là những người dân nghèo càng không có hàng hóa để sử dụng.

Lãi suất bị ảnh hưởng

Lạm phát gây ảnh hưởng tiêu cực lên nền văn hóa, chính trị và nhất là kinh tế, nếu lạm phát quá cao sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế.

Tác động đầu tiên và rõ rệt nhất là lãi suất, lạm phát xuất hiện khiến lãi suất tăng cao. Lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí đi vay và làm chậm tốc độ đầu tư, tăng trưởng kinh tế.

Thu nhập không bình đẳng

Trên danh nghĩa thu nhập của người lao động không hề thay đổi nhưng trên thực tế, thu nhập của họ lại giảm khi lạm phát xuất hiện. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người lao động mà còn ảnh hưởng đến lòng tin của họ với doanh nghiệp, với chính phủ.

Nợ quốc gia

Khi lạm phát tăng cao dẫn đến tỷ giá tăng, đồng tiền trong nước sẽ mất giá hơn so với nước ngoài, tình trạng nợ quốc gia các quốc gia đang phát triển có những khoản nợ nước ngoài sẽ ngày một trầm trọng hơn.

anh huong cua lam phat den kinh te
Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế

Tích Cực

Mặc dù lạm phát đem đến nhiều điều tiêu cực cho đời sống sinh hoạt của người dân cũng như tiêu cực cho nền kinh tế nhưng nó cũng có nhiều lợi ích.

  • Tốc độ phát triển kinh tế của một nước được cho là ổn định khi tốc độ lạm phát tự nhiên được duy trì ổn định ở mức 2 – 5 %. Khi đó: Nhu cầu tiêu dùng tăng, giảm tỷ lệ thất nghiệp, vay nợ và đầu tư an toàn hơn, chính phủ có nhiều sự lựa chọn về công cụ khi kích thích đầu tư vào nội tệ…
  • Lạm phát cao hơn cũng có thể khuyến khích chi tiêu, vì người tiêu dùng sẽ hướng đến việc mua hàng nhanh chóng trước khi giá của chúng tăng hơn nữa.
  • Mặt khác, người tiết kiệm có thể thấy giá trị thực của khoản tiết kiệm bị xói mòn, hạn chế khả năng chi tiêu hoặc đầu tư của họ trong tương lai.

Cách Để Đo Lường Mức Độ Lạm Phát

Lạm phát sẽ được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Thông thường sẽ dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức, cơ quan Nhà nước, các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh doanh….

Lạm phát được đo lường dựa trên chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số giá cả CPI. Theo đó, lạm phát được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm các hàng hóa thiết yếu.

Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả đo mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này.

1 Số Phương Án Giúp Kiểm Soát Lạm Phát

Cơ quan quản lý tài chính của một quốc gia sẽ gánh vác trách nhiệm quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát. Và dưới đây là 1 số biện pháp mà thường được áp dụng.

Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là một trong những biện pháp được chính phủ sử dụng phổ biến nhất để kiểm soát tình trạng lạm phát:

  • Chính sách tiền tệ – Lãi suất cao hơn: Làm giảm nhu cầu trong nền kinh tế, dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn và lạm phát thấp hơn.
  • Đóng băng tiền tệ: Là hành động do ngân hàng hoặc công ty môi giới thực hiện nhằm ngăn chặn một số giao dịch xảy ra trong tài khoản. Thông thường, mọi giao dịch đang mở sẽ bị hủy và séc được xuất trình trên tài khoản bị đóng băng sẽ không được chấp nhận. Tuy nhiên, chủ tài khoản vẫn có thể nộp tiền vào tài khoản.
  • Cải cách tiền tệ: Cải cách tiền tệ là cải cách kế toán, tiến sâu hơn vào ngân hàng trung ương ngân hàng, cung ứng tiền tệ và chính sách tiền tệ. Nó ảnh hưởng đến cách tiền được tạo ra và tiêu hủy, và yếu tố nào tạo nên thước đo đáng tin cậy cho tăng trưởng kinh tế và thước đo thu nhập quốc dân.

Kiểm soát tiền lương

  • Kiểm soát tiền lương – về lý thuyết, cố gắng kiểm soát tiền lương có thể giúp giảm áp lực lạm phát. Tuy nhiên, ngoài những năm 1970, nó đã ít được sử dụng.
  • Tiêu dùng được tài trợ chủ yếu từ thu nhập của mỗi người. Do đó, tiền lương thực tế sẽ là một yếu tố quan trọng quyết định, nhưng chi tiêu của người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, chẳng hạn như lãi suất, lạm phát, niềm tin, tỷ lệ tiết kiệm và khả năng tài chính.

Chính sách tài khóa

  • Chính sách tài khóa – thuế thu nhập cao hơn có thể làm giảm áp lực chi tiêu, cầu và lạm phát.
  • Chính phủ có thể tăng thuế (như thuế thu nhập và thuế VAT) và cắt giảm chi tiêu. Điều này cải thiện tình hình ngân sách của chính phủ và giúp giảm nhu cầu trong nền kinh tế. Để hiểu thêm quản lý ngân sách nhà nước là gì? Bạn có thể tìm hiểu thêm ở đây.
  • Cả hai chính sách này đều làm giảm lạm phát bằng cách giảm sự tăng trưởng của tổng cầu. Nếu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, giảm tốc độ tăng trưởng AD có thể làm giảm áp lực lạm phát mà không gây ra suy thoái.

Cải cách hệ thống thu chi

Chỉ số cải cách khu vực tài chính là một chỉ số được xây dựng theo Abiad et al. (2010) dọc theo bảy khía cạnh khác nhau: kiểm soát tín dụng và yêu cầu dự trữ, kiểm soát lãi suất, rào cản gia nhập, sở hữu nhà nước, chính sách về thị trường chứng khoán, quy định ngân hàng và hạn chế đối với tài khoản tài chính.

Giảm lượng tiền trong lưu thông

  • Chính sách thắt chặt xảy ra khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất quỹ liên bang và nới lỏng xảy ra khi các ngân hàng trung ương hạ lãi suất quỹ liên bang.
  • Trong một môi trường thắt chặt chính sách tiền tệ, việc giảm cung tiền là một yếu tố có thể giúp làm chậm hoặc giữ nội tệ khỏi lạm phát.

Tăng quỹ hàng hóa trong tiêu dùng

Khi tất cả những thứ khác đều bình đẳng, lạm phát làm giảm số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà bạn có thể mua với cùng một số tiền, có nghĩa là các nhà đầu tư phải tìm cách chủ động tạo ra tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ lệ lạm phát hiện tại.

phuong an kiem soat lam phat
1 số phương án kiểm soát lạm phát

Lạm Phát Và Giảm Phát Khác Nhau Như Thế Nào?

Giảm phát là một hiện tượng ngược lại với lạm phát. Đây là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với tỷ lệ mang giá trị âm.

Trong các tài liệu thống kê tình hình kinh tế chính thức, khi đề cập đến giảm phát, người ta vẫn đặt dấu âm kèm với con số ở mục tỷ lệ lạm phát. Tình trạng giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.

Nói chung giảm phát là một vấn đề lớn trong nền kinh tế hiện đại do nó làm tăng giá trị thật của nợ, có thể làm trầm trọng thêm suy thoái. Lạm phát và giảm phát, giữa chúng có những nét khác biệt rõ rệt, cụ thể như sau:

 

Lạm phát

Giảm phát

Khái niệm

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. 

Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục

Bản chất

Là sự tăng lên của mức giá chung

Là sự hạ thấp giá cả

Nguyên nhân

  • Nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng hoặc nhu cầu tiêu dùng của thị trường thay đổi.
  • Do chi phí của các doanh nghiệp tăng lên Doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả trong khi buộc phải tăng tiền công cho người lao động cho phù hợp với thị trường lao động.
  • Cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng

Nguyên nhân chính là do sự suy giảm của nhu cầu.

1 Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Lạm Phát

Lạm Phát Tiếng Anh Là Gì?

Lạm phát trong tiếng Anh là Inflation

Lạm Phát Ảnh Hưởng Đến Những Mặt Hàng Nào?

Về cơ bản, lạm phát sẽ có tác động chung tới tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ của một nền kinh tế chứ không riêng một mặt hàng nào cả.

Chỉ Số Lạm Phát Hiện Nay Tại Việt Nam Là Bao Nhiêu?

Theo số liệu của Tổng cục thống kê (TCTK), lạm phát cơ bản bình quân quý I/2021 tăng 0,67% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Tổng Kết

Qua những phân tích nêu trên, mong rằng các bạn đã hiểu rõ lạm phát là gì? Ta có thể thấy, lạm phát vừa có tác động tiêu cực vừa có tác động tích cực vào nền kinh tế, do đó đòi hỏi cần phải có chính sách điều tiết hợp lý để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Xem thêm:

Thanh khoản là gì? Có mấy hình thức?

Bảng cân đối kế toán là gì? Khi nào thì cần cân đối kế toán?

Dòng tiền là gì? Tầm quan trọng của dòng tiền với doanh nghiệp

Lãi suất là gì? Có mấy loại lãi suất hiện nay?

Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực là gì?

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tục vay thế chấp xe ô tô cũ tại ngân hàng mới nhất 2023

Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng cung...

Fe Credit là gì, công ty tài chính này của ngân hàng nào?

Nếu bạn đang muốn tìm kiếm một địa chỉ vay vốn có thủ...

5+ địa chỉ vay tiền tại TPHCM giải ngân nhanh trong ngày

Là một trong 2 trung tâm kinh tế của Việt Nam, các chi...

Cách tra cứu mã số hộ kinh doanh cá thể online mới nhất 2023

Việc tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể giúp các...

Vay lãi nằm là gì, các thông tin quan trọng cần phải biết

Trong thị trường tài chính Việt Nam có rát nhiều hình thức vay...

Vay tiền xã hội đen không cần giấy tờ là gì, có nên vay không?

Vay tiền xã hội đen không cần giấy tờ là một hình thức...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *