Giao dịch viên là gì, lộ trình thăng tiến như thế nào?

Hiện nay, giao dịch viên ngân hàng là một nghành nghề khá hot được rất nhiều bạn trẻ đặt làm nguyện vọng nghề nghiệp trong tương lai của mình bởi mức thu nhập tương đối cao. Vậy giao dịch viên là gì? Thu nhập mối tháng ra saoì? Lộ trình thăng tiến của giao dịch viên như thế nào? Hãy tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau của VNCash24h nhé!

Giao Dịch Viên Ngân Hàng Là Gì?

Giao dịch viên ngân hàng, tiếng anh là Bank teller, đây là người tương tác đầu tiên với khách hàng khi họ vào ngân hàng. Công việc của họ là xác minh danh tính của khách hàng và xử lý yêu cầu gửi tiền và rút tiền từ tài khoản khách hàng.

Bank teller sẽ kiểm tra, xác nhận và thực hiện các lệnh chuyển tiền theo thông số kỹ thuật của khách hàng. Một số giao dịch viên đổi đô la cho các loại tiền tệ khác.

Ngoài ra, Bank teller còn có trách nhiệm trả lời các câu hỏi về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, từ đó khách hàng có thể hình dung được giao dịch của mình nên gặp bộ phận nào trong ngân hàng, chẳng hạn như vay tín chấp thì nên vào phòng tín dụng ngân hàng.

giao dich vien la gi
Giao dịch viên là gì?

Những Công Việc Của Giao Dịch Viên Ngân Hàng

Vị trí Bank Teller tại các ngân hàng sẽ phải đảm nhận các công việc bao gồm:

Tìm Hiểu Nhu Cầu Khách Hàng

Việc làm Bank Teller cơ bản đó chính là tiếp đón và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Bởi họ đến đây, chắc chắn sẽ nhu cầu cần được giao dịch.

Vì thế, các Bank Teller cần phải lắng nghe và nắm bắt nhanh chóng để giải quyết gọn gàng nhất. Với các nhân viên tại ngân hàng, yêu cầu về cách ứng xử nhẹ nhàng, dễ hiểu cũng là điều cần thiết.

Tư Vấn Sản Phẩm Dịch Vụ Của Ngân Hàng

Cụ thể của công việc bao gồm như sau:

  • Tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn khách hàng hoàn thành các thủ tục để tham gia các dịch vụ tài chính tại nhà băng đúng với nhu cầu sử dụng của khách hàng.
  • Cung cấp thông tin và giới thiệu các dịch vụ tài chính mới, các chương trình giảm lãi suất cho vay hoặc các chương trình khuyến mại đi kèm.
  • Trao đổi cụ thể và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng về các gói dịch vụ tài chính mà khách hàng đang hướng đến, cố gắng thuyết phục khách hàng lựa chọn các sản phẩm của nhà băng.
  • Tiếp nhận và giải quyết tất cả các khiếu nại về dịch vụ tài chính của ngân hàng trong thẩm quyền cho phép với độ bí mật cao và đẩy mạnh độ uy tín của nhà băng.

Thực Hiện Nghiệp Vụ Giao Dịch Ngân Hàng

Tại các nhà băng, một Bank teller có kinh nghiệm sẽ phải thực hiện các thao tác nghiệp vụ theo sự phân công của cấp trên một cách bài bản nhất và phải chịu trách nhiệm với những việc mà mình làm. Những công việc chính mà nhân viên giao dịch ngân hàng phải làm gồm:

  • Mở và quản lý các tài khoản ngân hàng như tài khoản ATM hoặc VISA
  • Các công việc liên quan đến tiền gửi như gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn hoặc dịch vụ cho vay vốn tín chấp và thế chấp.
  • Nghiệp vụ thanh toán cho khách hàng như các công việc trả lãi tiền vay, tất toán tài khoản vay trước kỳ hạn hoặc đúng kỳ hạn.
  • Tiến hành thu chi tiền mặt và thu đổi tiền nước ngoài, ra lệnh thanh toán và chuyển tiền khi cần thiết, duy trì hạn mức thu chi và quỹ tiền còn tồn đọng…

Tất cả các thao tác nghiệp vụ cần diễn ra một cách nhanh chóng nhưng phải có sự thống nhất và hiệu quả cao để giúp nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng với nhà băng. Các Bank teller sẽ phải hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt công việc của mình khi cần thiết.

Hạch Toán Và Báo Cáo Khi Có Yêu Cầu

Nhiệm vụ của giao dịch viên ngân hàng là còn phải hạch toán chứng từ/giấy tờ liên quan, cân đối các khoản thu-chi đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc theo yêu cầu của cấp trên.

Thực hiện công tác báo cáo như: báo cáo tiền mặt, liệt kê giao dịch khi cần thiết.

Chăm Sóc Khách Hàng

Giao dịch viên ngân hàng cũng sẽ hỗ trợ chăm sóc khách hàng, đảm bảo luôn giữ mức tiêu chuẩn, chất lượng cũng như quy định về chăm sóc khách hàng của ngân hàng.

Mở rộng các mối quan hệ, giúp đỡ, chăm sóc khách hàng để hướng khách hàng sử dụng thêm các sản phẩm khác.

Những Cơ Hội Và Thách Thức Khi Làm Giao Dịch Viên Ngân Hàng

Nhìn những giao dịch viên luôn xinh đẹp, rạng rỡ và niềm nở với khách hàng tại nơi họ làm việc, không nhiều người có thể tưởng tượng được ngoài những cơ hội tuyệt vời mà nghề nghiệp trao cho, họ cũng phải đối diện với những thách thức không nhỏ.

co hoi thach thuc cua giao dich vien ngan hang
Những cơ hội và thách thức của giao dịch viên ngân hàng

Cơ Hội

  • Môi trường làm việc trẻ trung, năng động: việc làm bank teller coi là bộ mặt của ngân hàng nên chính xác bộ phận này là nơi tụ họp những con người trẻ trung, nhiều năng lượng nên sẽ tạo ra 1 môi trường làm việc sáng tạo và cống hiến.
  • Nâng cao khả năng giao tiếp và mở rộng mối quan hệ: Là nghề nghiệp đặc thù cần giao tiếp nhiều nên kỹ năng nói chuyện, chia sẻ của giao dịch viên cũng ngày được cải thiện và nâng cao. Ngoài ra, công viêc này cũng tạo cơ hội cho giao dịch viên tiếp xúc với nhiều khách hàng, từ đó phát triển và mở rộng các mối quan hệ.
  • Chế độ lương thưởng, đãi ngộ tương xứng: So với nhiều ngành nghề khác, giao dịch viên có một mức lương thưởng khá và ổn định. Tuy nhiên, mức lương thưởng này còn phụ thuộc vào chỉ tiêu hoàn thành và mức độ hài lòng của khách hàng.
  • Sự thăng tiến trong công việc: Giao dịch viên sau 1 thời gian làm việc và cống hiến, nếu có năng lực lãnh đạo và khả năng tổ chức sẽ được thăng chức, đề bạt sang những vị trí tốt hơn trong ngân hàng. Từ đó chế độ lương thưởng, đãi ngộ cũng tuyệt vời hơn nhiều.
  • Đào tạo nhiều về chuyên môn và kỹ năng: Ngân hàng rất chú trọng đào tạo chuyên môn, kỹ năng cho đội ngũ giao dịch viên để họ tự tin phục vụ mọi khách hàng một cách tốt nhất. Đây chắc chắ là mong mỏi của nhiều nghề khác cũng chưa có được.

Thách Thức

Tuy nhiều cơ hội, nhưng thách thức của giao dịch viên phải chịu cũng không phải ít:

  • Áp lực về thời gian, tính chính xác trong công việc: Mỗi ngày, giao dịch viên phải xử lý hàng trăm giao dịch nên cần tốc độ làm việc nhanh chóng nhưng cũng đặc biệt cần tính chính xác. Đây là điều quan trọng và tiên quyết cần đáp ứng của bất cứ giao dịch viên nào.
  • Áp lực về doanh số: Các ngân hàng đều có chỉ tiêu doanh số (KPI) để thúc đẩy nhân viên làm việc, giao dịch viên cũng không phải ngoại lệ. Chỉ tiêu của giao dịch viên thường về khả năng huy động vốn hoặc số khách hàng vay hàng tháng…
  • Áp lực về trách nhiệm công việc: Là người trực tiếp làm việc với khách hàng, nếu có sai sót về tiền nong, hay vấn đền tiền giả/tiền thật,… thì giao dịch viên sẽ bị quy trách nhiệm và phải đền bù.

Những Kỹ Năng Cần Có Của 1 Bank Teller

Mặc dù các ngân hàng khác nhau có mức ưu tiên về kỹ năng khác nhau, nhưng hầu hết đều tìm kiếm những kỹ năng nhất định ở những nhân viên tương lai.

Đây là những kỹ năng bạn phải có hoặc cần phát triển ở vị trí Bank teller:

  • Có kiến thức kế toán cơ bản: Giao dịch viên ngân hàng xử lý tiền bạc và do đó phải có khả năng theo dõi các con số. Mặc dù hầu hết các giao dịch đều được tính tự động bằng excel, nhưng các giao dịch viên vẫn cần biết cách tính các số liệu để có thể ứng phó với vấn đề đột xuất xảy ra.
  • Chú ý đến chi tiết, tính tỉ mỉ: Một sai lầm có thể dẫn đến vi phạm an toàn thông tin hoặc xuất hiện dư/nợ bất thường trong tài khoản và có thể dẫn đến mất lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Đặc biệt, giao dịch viên cần lưu giữ hồ sơ chính xác của các giao dịch và tuân theo quy định bảo mật phù hợp.
  • Kiến thức về phần mềm tài chính: Bank teller phải có khả năng sử dụng các phần mềm tài chính chuyên dụng như Excel. Bạn có thể được đào tạo trong công việc, nhưng hiểu trước về phần mềm là một lợi thế.
  • Giao tiếp tốt bằng văn bản và bằng lời nói: Giao dịch viên xử lý tiền tệ, nhưng họ cũng giao tiếp con người. Nghĩa là cần giao tiếp rõ ràng với cả đồng nghiệp và khách hàng, giải thích các chính sách, thủ tục, và thậm chí bình tĩnh đối phó với việc cướp ngân hàng.

Giao dịch viên ngân hàng (Bank teller) là bộ mặt của ngân hàng đối với khách hàng, và bạn phải làm tốt nhiệm vụ đó của mình.

Kiến Thức Nghiệp Vụ Mà Bất Cứ Giao Dịch Viên Nào Cũng Cần Nắm Rõ

Với nghĩa vụ phải hoàn thành những công việc đặc thù, thì tất yếu phải đòi hỏi các giao dịch viên có kiến thức nghiệp vụ phù hợp. Bước đầu trở thành một giao dịch viên, bạn cần có:

Yêu cầu chung:

  • Nắm bắt, hiểu rõ được nền tảng cơ bản về kế toán ngân hàng, kho quỹ.
  • Có nền tảng kiến thức chung về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh.
  • Kiến thức về Ngân hàng: sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, sản phẩm bán chéo, văn bản nghiệp vụ liên quan.

Yêu cầu chi tiết:

  • Hiểu các sản phẩm huy động, thanh toán và giao dịch trong ngân hàng mình và ngân hàng đối thủ: Đến với ngân hàng, khách hàng luôn mong muốn có được những dịch vụ hoàn hảo nhất, chính vì vậy, chỉ khi thấu hiểu hết được các sản phẩm của ngân hàng mình, giao dịch viên mới có thể đưa ra được những sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, nắm bắt được các sản phẩm tương tự của ngân hàng đối thủ sẽ là lợi thế rất lớn để có thể thu hút, hấp dẫn được khách hàng chọn mua sản phẩm của mình mà không phải của ngân hàng cạnh tranh.
  • Hiểu các quy định nội bộ/ chính sách về khách hàng, dịch vụ của ngân hàng mình: Các ngân hàng luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, đưa ra những chính sách ưu đãi đặc biệt để quyền lợi của khách hàng được đảm bảo nhất. Nếu không hiểu rõ những quy định, chính sách ấy, thì việc khách hàng mất lòng tin với ngân hàng là điều dễ dàng xảy đến.
  • Biết phân biệt tiền thật, tiền giả, hiểu về luật chống rửa tiền và gian lận trong kho quỹ: Đây được xem là yêu cầu cần thiết mà bất cứ ngân hàng nào cũng đặt ra đối với giao dịch viên. Bởi vốn dĩ, hoạt động liên quan đến tiền bạc luôn chứa đựng những rủi ro không thể lường trước, chính vì vậy đây là yêu cầu cần thiết để hạn chế rủi ro không đáng có đối với các ngân hàng thương mại.
kien thuc nghiep vu cua gioa dich vien
Kiến thức nghiệp vụ mà giao dịch viên cần học

Lộ Trình Thăng Tiến Của Giao Dịch Viên Ngân Hàng

Bank teller được rất nhiều bạn trẻ nhắm đến, vì môi trường làm việc chuyên nghiệp, đào tạo nghiệp vụ có tính chuyên môn cao. Không những thế, lộ trình thăng tiến giao dịch viên là yếu tố quan trọng nhất mà bạn nên quan tâm đến, khi chuẩn bị ứng tuyến nhé.

  • Trong 2 năm đầu tiên: thành thạo các kỹ năng, nghiệp vụ, ứng xử và trở thành một bank teller chuyên nghiệp.
  • Từ 2 đến 3 năm tiếp theo: Sau hoàn thành xuất sắc những chỉ tiêu mà ngân hàng đưa ra, lúc này bạn có quyền đề cử lên vị trí một kiểm soát viên ngân hàng.
  • Từ 3 đến 5 năm: Sau khi đánh giá năng lực làm việc, bạn có được phép đề cử lên trưởng phòng hoặc phó phòng giao dịch ngân hàng.
  • Từ 5 đến 7 năm: Đây chính là thời điểm bạn nên bứt phá ở vị trí hiện tại, sau chừng ấy thời gian cống hiến cho ngân hàng, bạn có thể trở thành phó giám đốc ngân hàng.
  • Từ 7 đến 9 năm: Kinh nghiệm, thâm niên là 2 yếu tố quý giá nhất để đánh giá năng lực làm việc, bạn không còn một rào cản nào nữa trong lộ trình thăng tiến của mình, giờ đây bạn có thể đề cử lên vị trí cao trọng nhất, đó chính là giám đốc phòng giao dịch ngân hàng.
  • Sau 9 năm làm việc trong ngân hàng: Ngân hàng sẽ mất ít thời gian xem xét tất cả những gì mà bạn đã cống hiến cho ngân hàng. Sau khi quyết định, bạn có thể được ứng cử vị trí quản lý khu vực hay giám sát các chi nhánh ngân hàng.

Mức lương và vị trí công việc tại ngân hàng không chỉ dừng lại là một Bank teller, nhưng đó làm điểm xuất phát tốt nhất nếu bạn muốn làm việc trong một môi trường tài chính ngân hàng.

Hơn thế, trải qua chừng ấy thời gian làm việc, bạn có thể dễ dàng xin một vị trí mong muốn tại ngân hàng khác và dĩ nhiên, lộ trình thăng tiến sẽ không phải xuất phát điểm như một Bank teller nữa và mức lương thực nhận của bạn sẽ cao hơn rất nhiều.

Tổng Kết

Thông qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được giao dịch viên là gì? Nếu bạn đang có dự định trở thành một giao dịch viên trong tương lai thì hãy trau dồi những kỹ năng cơ bản mà vị trí việc làm này yêu cầu đã đươc cung cấp phía trên. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho định hướng nghề nghiệp trong tương lai của bạn.

Xem thêm:

Banker là gì? Làm nghề Banker có vui không? Mức lương thu nhập là bao nhiêu?

KYC là gì? eKYC là gì? Các thông tin chi tiết

Ngân hàng thương mại là gì? Có đặc điểm gì?

Ngân hàng trung gian là gì? Có chức năng gì?

Ngân hàng đại lý là gì? Thông tin chi tiết từ A – Z

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Cách kiểm tra khoản vay, tra cứu hợp đồng SHB Finance online

Đối với bất kỳ khách hàng nào sau khi đã được giải ngân...

Vay tiền đứng là gì, có nên vay vốn theo hình thức này không?

Vay tiền đứng là một trong những hình thức vay tiền đã có...

Uvay (Evay) là gì, cách đăng ký vay online tại nhà chỉ cần CMND

Với sự ra đời của các dịch vụ cho vay trực tuyến như...

Mẫu giấy xác nhận lương ngân hàng [3 tháng – 6 tháng] mới 2023

Mẫu giấy xác nhận lương 3 tháng gần nhất hoặc 6 tháng gần...

Tín dụng đen là gì, cách nhận biết và phòng tránh thế nào?

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân mà tình trạng tín...

10+ địa chỉ vay tiền trả góp theo tháng chỉ cần CMND uy tín

Theo thống kê, vay tiền trả góp theo tháng chỉ cần CMND đang...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *