BOM là một thuật ngữ được nhắc đến phổ biến ở lĩnh vực kinh doanh, sản xuất. Nó luôn gắn liền với các công việc kê khai, định mức các nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất. Vậy cụ thể BOM là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp? Cùng VNCash24h tìm hiểu chi tiết trong bài viêt sau nhé!
BOM Là Gì?
BOM được hiểu là danh mục nguyên vật liệu hoặc cấu trúc sản phẩm có tên tiếng Anh đầy đủ là Bill of Material. Nó là tập hợp danh sách những nguyên vật liệu và thiết bị phụ tùng lắp ráp, tiểu hợp của nhiều bộ phận với số lượng nhất định cung cấp cho một dây chuyền sản xuất có thể hoạt động tốt.
Ngoài ra, khi nhắc đến 1 BOM những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh có thể sử dụng nó nhằm mục đích liên lạc với các đối tác sản xuất hoặc đặt ra giới hạn số lượng cụ thể trong một nhà máy sản xuất.
Thực tế, một BOM có thể định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào những hoàn cảnh như bom đặt hàng thiết kế, bom đặt hàng xây dựng và bom đặt hàng duy trì. Phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh cũng như mục đích sử dụng của từng loại BOM mà BOM sẽ được sử dụng đúng chức năng và hoàn cảnh.
Phân Loại BOM
Hiện nay có 3 loại BOM phổ biến được chúng tôi tổng hợp như sau:
mBOM
Đầu tiên trong các loại BOM là BOM sản xuất hay là còn được viết tắt mBOM. Đây là loại BOM mà được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ lựa chọn.
Nó tổng hợp được rất nhiều lĩnh vực trong khâu đặt hàng. Đặc biệt, độ chính xác của mBOM sẽ phụ thuộc khá nhiều và lượng hàng đặt trong quá trình sản xuất. Chính vì thế mà doanh nghiệp sẽ duy trì được sự ổn định hàng hóa.
eBOM
Tiếp theo trong các loại BOM có BOM kỹ thuật, và được viết tắt là eBOM. Nó được dùng trong quá trình thiết kế sản phẩm và áp dụng rất nhiều công cụ như: Thiết kế máy tính, tự động hóa,…eBOM có liên kết chặt chẽ với sản phẩm ban đầu đúng như bản vẽ. Để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh thì có rất nhiều eBOM được liên kết với nhau.
sBOM
Cuối cùng trong các loại BOM có BOM bán hàng hay còn được gọi là sBOM. Nó sẽ thể hiện các chi tiết, các nguyên vật liệu trước khi mà sản phẩm được lắp ráp thành một cách hoàn chỉnh nhất.
Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Của BOM Đối Với Doanh Nghiệp
Đối với các công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thì BOM có ý nghĩa rất quan trọng. Vậy, ý nghĩa của BOM là gì và các đặc điểm của loại hóa đơn định mức này ra sao?
Đặc Điểm Của BOM
BOM là một phương pháp để việc quản lý cũng như tính toán nguyên vật liệu trở nên hiệu quả hơn, Đặc điểm của hình thức này chính là:
- Có thể quản lý một cách khá chính xác về số lượng cũng như các loại nguyên phụ liệu cần thiết cho việc sản xuất một thành phẩm hoàn chỉnh.
- Việc dự trù cụ thể các nguyên vật liệu trở nên dễ dàng hơn thông qua việc tính toán các định mức của từng đơn hàng cụ thể.
- Thể hiện được sự chênh lệch giữa năng suất đề ra trong kế hoạch cũng như trên tình hình thực tế.
- Trở thành một ứng dụng mặc định trong việc quản lý các sản phẩm tồn kho thông qua việc liên kết với các tính năng phù hợp khác.
Ý Nghĩa Của BOM Đối Với Doanh Nghiệp
Việc áp dụng bOM hiện nay không phải quá mới mẻ. Thế nhưng, liệu bạn đã biết ý nghĩa của phương thức này với các công ty, doanh nghiệp hiện nay ra sao chưa?
Những ý nghĩa của BOM với các công ty, doanh nghiệp có thể kể đến như:
- Giúp ích cho việc xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu thô. Bởi là một bản kê khai chi tiết nên BOM giúp ích rất lớn với việc tính toán và dự trù một cách khá sát với thực tế về số lượng các nguyên vật liệu thô cần thiết.
- Thực hiện việc ước tính, dự trù kinh phí. Với việc xác định được số lượng thì việc tính toán, dự trù kinh phí của các nguyên vật liệu liên quan đó là điều có thể dễ dàng thực hiện được. Qua đó, công ty, doanh nghiệp có thể tính toán được chi phí cần thiết mà mình cần bỏ ra để có thể tạo được các sản phẩm cuối cùng.
- Giúp cho việc kiểm soát hàng tồn kho dễ dàng hơn. Với việc cập nhật đầy đủ các loại nguyên vật liệu trong một đơn hàng sản xuất nên BOM có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý hàng tồn kho. Qua bản danh sách này, nhân viên quản lý có thể nắm bắt được chính xác số lượng những nguyên vật liệu được sử dụng.
- Giúp cho việc theo dõi cũng như lập kế hoạch về các nguyên vật liệu cần thiết. Các nguyên vật liệu được thể hiện trong từng bản danh sách một sẽ là những căn cứ số liệu khá chính xác để dựa vào đó có thể tính toán, lên kế hoạch chi tiết về việc sử dụng các loại nguyên vật liệu này với từng đơn hàng cụ thể. Qua đó, mỗi nguyên vật liệu được sử dụng đúng mục đích và đúng định mức cần thiết.
- Thực hiện việc duy trì các hồ sơ liên quan một cách chính xác. BOM đề cập một cách chi tiết từng đơn vị về số lượng, giá thành của từng nguyên vật liệu. Do vậy, việc quản lý các hồ sơ của mỗi sản phẩm liên quan cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn bởi có BOM kèm theo đó. Nhờ vậy, việc quản lý cũng trở nên đơn giản hơn rất nhiều .
- Giúp cho việc đảm bảo nguồn cung cấp cũng như tiết kiệm hơn. Việc lên sẵn danh sách các nguyên, vật liệu cần thiết kèm theo là số lượng cụ thể giúp cho bạn có thể liên hệ được với nguồn cung ứng nguyên, vật liệu một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Qua đó, đảm bảo được nguồn cung ứng có thể duy trì một cách ổn định, đồng thời không bị lãng phí bởi việc đặt mua quá nhiều nhưng lại không hề sử dụng tới dẫn đến việc nguyên liệu bị hỏng hay giảm chất lượng.
Cơ Cấu Của BOM
Bản chất của BOM chính là việc thể hiện các thứ bậc thông qua việc các thành phẩm sẽ được thể hiện ở trên cùng. Thông thường nó sẽ bao gồm các phần như mã của sản phẩm, thông tin về bộ phận, thông tin về số lượng cần thiết, thông tin về chi phí tương ứng và các thông số kỹ thuật liên quan.
Hiện nay, đại diện cho BOM có thể nhắc đến 2 phương pháp chính sau:
Sử dụng hóa đơn nguyên, vật liệu có một cấp
Đây được biết đến là một bản danh sách đơn giản nhất và chỉ áp dụng với việc sản xuất 1 sản phẩm. Với BOM dạng này thì những nguyên vật liệu sẽ được chia thành từng cụm cụ thể, mỗi cụm đại diện cho một bộ phận, quy trình nhất định.
Dựa trên đó sẽ tính ra số lượng và chi phí tương ứng với mỗi cụm. tất nhiên là tất cả thông tin sẽ chỉ được hiển thị duy nhất 1 lần.
Đặc biệt, việc sử dụng phương pháp này sẽ không thể áp dụng với các sản phẩm có sự phức tạp hơn bởi nó không thể hiện được sự liên hệ giữa các bộ phận với nhau trong một sản phẩm. Với trường hợp sản phẩm bị lỗi thì sẽ rất khó để thông qua BOM cấp 1 tìm ra nguyên vật liệu cần thay thế.
Sử dụng bảng giá nguyên vật liệu đa cấp
Việc sử dụng phương pháp này sẽ đem đến nhiều tiện ích hơn bởi sự chi tiết và cụ thể mà bảng danh sách này cung cấp. Nó thể hiện được mối quan hệ giữa các nguyên vật liệu được sử dụng bên trong đó cũng như tổng số lượng các nguyên vật liệu cần thiết.
Với việc đóng vai trò là một bản kê khai tổng hợp toàn bộ quá trình, nguyên vật liệu dùng trong sản xuất để tạo nên sản phẩm cuối cùng. Vậy nên BOM hiện được ứng dụng một cách rộng rãi trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay.
Cách Thức Đăng Ký BOM
BOM chính là một bản danh sách gồm các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra một sản phẩm cụ thể nào đó.
- Với trường hợp BOM có quá nhiều dữ liệu cần phải liệt kê, đăng ký và lưu trữ thì có thể thực hiện việc đăng ký một cách hàng loạt thông qua việc sử dụng tính năng tải các dữ liệu bằng excel.
- Việc sao chép BOM có thể được thực hiện nếu như có sẵn một BOM tương tự. Bản sao chép đó có thể dùng để thực hiện việc đăng ký cho một đơn hàng mới.
- Một thành phẩm có thể bao gồm nhiều loại BOM khác nhau. Tuy nhiên, nếu trường hợp tồn tại quá nhiều loại BOM khác nhau cần đăng ký thì có thể thực hiện việc quản lý các loại BOM đó thông qua phiên bản BOM.
Những Tính Năng Quan Trọng Của BOM
Biết được tính năng của BOM là những điều mà bạn cần quan tâm để có thể sử dụng và ứng dụng BOM một cách hiệu quả.
Áp Dụng Để Tính Định Mức
Khi sản xuất bất kỳ một sản phẩm nào thì việc tính toán cụ thể từng loại nguyên vật liệu cũng như số lượng và giá tiền là điều rất cần thiết. Với BOM thì việc tính toán này sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Nó phản ánh được thực tế về tình hình định mức đã được xem xét một cách cụ thể với việc đặt mua theo kế hoạch hay MRP.
Dùng Để Phân Tích Các Tiêu Chuẩn
Trong quá trình tạo dựng đơn sản xuất thì việc áp dụng số lượng các nguyên vật liệu bị tiêu hao vào trong tình hình sản xuất thực tế là rất có khả năng. Điều này giúp cho các số liệu được đưa ra có thể sát hơn ở thực tế.
Khi xây dựng giá thành theo các định mức ở thực tế thì qua đó có thể tiến hành kiểm tra các sự chênh lệch dựa trên các tiêu chuẩn BOM tại tình hình giá thành thực tế cụ thể.
Sử dụng các bản báo cáo, bảng kê khai nhập, xuất nguyên liệu để tiến hành việc so sánh, đánh giá các chênh lệch về số lượng nguyên vật liệu đã sử dụng trong thực tế.
Liên Kết Với Các Tính Năng Khác
Trong trường hợp làm các kế hoạch về việc mua nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thì việc tính toán một cách tự động các số liệu cần thiết của nguyên vật liệu đó cần phải lấy BOM là tiêu chuẩn cho việc tính toán, định lượng.
Thông qua BOM, việc nắm bắt một cách chính xác về tiến độ sản xuất, quy trình để sản xuất sản phẩm được dễ dàng hơn. Bởi BOM sẽ thể hiện được từng nguyên vật liệu cụ thể với từng giai đoạn sử dụng nó để tạo nên một thành phẩm cuối cùng.
Với các trường hợp xảy ra lỗi trong quá trình sản xuất thì việc sử dụng bản phân tích BOM sẽ giúp cho việc tái sử dụng các nguyên vật liệu được tiến hành một cách đảm bảo và chính xác hơn rất nhiều. Qua đó có thể giảm thiểu việc gây lãng phí các nguyên vật liệu khi xảy ra những sai sót đó.
Các Khái Niệm Liên Quan Đến BOM
Board of management là gì?
Thuật ngữ này dùng để nói đến người thực hiện điều hành công ty. Nếu xét theo quy định pháp luật thì Board of Directors sẽ tương đương với vai trò của Hội đồng quản trị, trong khi đó Board of management chỉ có vai trò của một người giám đốc.
Sap là gì?
SAP được hiểu là một phần mềm đang được sử dụng phổ biến trong các công ty. Nó mang trên mình vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý toàn bộ doanh nghiệp.
Chính vì thế mà có thể nói SAP là yếu tố không thể thiếu tạo nên thành công của người lãnh đạo. Cụ thể, phần mềm này cung cấp kế hoạch nguồn lực, ứng dụng quản lý quan hệ với khách hàng, quản lý tài chính, quản lý sản phẩm,…
Hệ thống MPS là gì?
MPS có nghĩa đầy đủ là Master Production Scheduling, nó là thuật ngữ đang được dùng nhiều trong lĩnh vực sản xuất. Bên cạnh đó thì MPS cũng được coi là một quá trình sản xuất quan trọng có thể thay cho kế hoạch sản xuất tổng thể.
Hệ thống MPS sẽ thúc đẩy hoạt động của nhà máy, tăng khả năng tồn tại ảnh hướng đến lợi nhuận. Nó được cấu tạo từ những phần mềm và được chỉnh sửa thích hợp cho người sử dụng.
Tổng Kết
Qua những thông tin được cung cấp ở bài viết trên, chác hẳn bạn đã hiểu khái quát BOM là gì?. Có thể hiểu đơn giản hơn BOM là một bản danh sách liệt kê chi tiết số lượng cụ thể nguyên vật liệu cần phải sử dụng trong một quy trình sản xuất sản phẩm nhất định của một doanh nghiệp.
Xem thêm:
Outsourcing là gì? Ưu nhược điểm khi thuê ngoài
Thị trường là gì? Có mấy loại? Khái niệm căn bản cần biết
Phương sai là gì? Công thức tính chi tiết
Độ lệch chuẩn là gì? Công thức tính chi tiết
Tỷ giá chéo là gì? Công thức tính chi tiết
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vay trung hạn là gì, là khoản vay mấy năm, thời gian bao lâu?
Hiện nay, các ngân hàng đều cung cấp đa dạng các sản phẩm...
Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Vietcombank năm 2023
Vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng Vietcombank có nhiều ưu điểm...
Bị lừa đảo vay tiền bằng CMND thì xử lý như thế nào?
Vay tiền online bằng CMND/CCCD đang có số lượng hồ sơ đăng ký...
Điều kiện vay tín chấp VIB theo lương chuyển khoản năm 2023
Vay tín chấp VIB là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều khách...
Sao kê là gì, cách xin sao kê ngân hàng hiện nay thế nào?
Sao kê ngân hàng là 1 trong những hoạt động cần thiết khi...
Bốc bát họ là gì, địa chỉ vay ở đâu uy tín duyệt nhanh nhất?
Bốc bát họ là một hình thức vay tiền đã xuất hiện từ...