Thị trường là gì? Đây là nơi trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua để thỏa mãn nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên để hiểu chính xác, chi tiết về thị trường cũng như các thông tin liên quan thì không phải ai cũng nắm rõ.
Vì thế qua bài viết dưới đây, VNCash24h sẽ giúp bạn biết cụ thể các vấn đề này. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết!
Thị Trường Là Gì?
Thị trường chính là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, trao đổi các loại hàng hoá, dịch vụ, vốn, sức lao động và các nguồn lực khác trong nền kinh tế.
Một số khái niệm khác về thị trường mà bạn có thể tham khảo như: “Thị trường là tập hợp những người mua, người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao đổi”.
Hay thị trường cũng chính là “nơi diễn ra các hoạt động mua và bán một thứ hàng hóa nhất định nào đó”. Theo nghĩa này, chúng ta có thể phân loại thị trường như: Thị trường gạo, thị trường chứng khoán, thị trường cà phê, thị trường vốn,…
Ngoài ra, thị trường cũng có thể được định nghĩa dựa trên địa điểm, khu vực thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi. Và hiểu theo cách này, chúng ta có một số cách gọi quen thuộc như: Thị trường Hà Nội, thị trường miền Bắc, thị trường miên Trung, thị trường miền Nam,….
Thời xưa, thị trường chỉ là nơi gặp gỡ, hội họp, tại đó người mua và người bán tụ họp lại với nhau để thực hiện những giao dịch. Hiện nay, thị trường thực sự được hỗ trợ bởi mạng lưới công nghệ thông tin như Internet và đã trở thành thị trường lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất.
1 Vài Hình Thái Của Thị Trường
1 vài hình thái của thị trường mà các bạn cần tham khảo như sau:
Thị Trường Tự Do
Thị trường tự do hoạt động với chính sách tự do kinh doanh, và chính phủ không được phép can thiệp vào hoạt động của thị trường. Tuy nhiên những thị trường tự do có thể bị làm méo mó nếu như người bán giành được sự độc quyền bằng cách điều khiển phần lớn các nguồn cung (hoặc người mua phát triển sự độc quyền bằng cách kiềm hãm nguồn cầu).
Chính phủ hoặc các cơ quan thương mại sẽ can thiệp vào hoạt động của thị trường tự do nếu như những tác động xấu này làm ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường.
Thị Trường Hàng Hoá
Thị trường hàng hóa là thị trường dành cho các hàng ảnh hưởng đến kinh tế như: năng lượng năng lượng (dầu, khí đốt, than đá và những nguồn năng lượng có thể tái tạo như diesel sinh học), những loại hàng hóa mềm và ngũ cốc (lúa mì, yến mạch, ngô, gạo, đậu nành, cà phê, cacao, đường, vải bông, nước cam đông lạnh…), thịt và các loại hàng hóa tài chính như trái phiếu.
Thị Trường Tiền Tệ
Thị trường tiền tệ hiện vẫn là thị trường lớn nhất trên thế giới. Thị trường này hoạt động 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần, các chính phủ, ngân hàng, những nhà đầu tư và người tiêu thụ mua bán mọi loại tiền tệ, điều này dẫn đến một dòng tiền lớn được trao tay liên tục.
Thị Trường Chứng Khoán
Thị trường chứng khoán là thị trường có tính phức tạp cao, thị trường này cho phép các nhà đầu tư mua cổ phiếu của các công ty hoặc cổ phiếu từ các quỹ tích gộp của những công ty và các ngành công nghiệp.
Hầu hết các thị trường chứng khoán ngày nay hoạt động chủ yếu qua mạng lưới điện tử nhưng nó vẫn duy trì các địa điểm giao dịch để cho người mua, người bán và những nhà hoạch định thị trường tương tác trực tiếp lẫn nhau.
Cách Phân Loại Thị Trường
Thị trường có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo từng nội dung và yếu tố cụ thể.
- Dựa trên quan hệ mua bán giữa các quốc gia: thị trường nội địa và thị trường quốc tế
- Dựa vào vai trò của người mua và người bán: thị trường được phân thành thị trường người bán và thi trường người mua
- Dựa vào mối quan hệ cung cầu: thị trường thực tế, thị trường tiềm năng và thị trường lí thuyết
- Dựa vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi: thị trường hàng hóa và thị trường dịch vụ
- Dựa vào số lượng người mua và người bán trên thị trường: thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và thị trường độc quyền.
Các Yếu Tố Hình Thành Nên Thị Trường
Thị trường được hình thành bởi những yếu tố cơ bản sau:
Chủ Thể Tham Gia Thị Trường
Chủ thể tham gia thị trường bao gồm người mua, người bán, người môi giới và nhà quản lý thị trường. Trong đó, vai trò của từng chủ thể trong thị trường như sau:
- Người mua: Người có nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống
- Người bán: Người sở hữu các sản phẩm, dịch vụ
- Người môi giới: Thực hiện chức năng tư vấn, định hướng, làm trung gian giữa người mua và người bán
- Người quản lý thị trường: Là các cơ quan chức năng có nhiệm vụ giám sát, quản lý thị trường đảm bảo thị trường vận hành an toàn và trôi chảy.
Khách Thể Thị Trường
Khách thể thị trường là các sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, vốn, sức lao động,…là những đối tượng mà các chủ thể tham gia hướng tới.
Tài sản giao dịch trên thị trường có thể là những tài sản hữu hình (tiền mặt, gạo, thóc, những thứ hữu hình có thể đem ra trao đổi), hoặc tài sản vô hình như bằng sáng chế, bản quyền, nhượng quyền thương mại, nhãn hiệu, tên thương mại,…
Giá Cả Trên Thị Trường
Giá cả trên thị trường được hình thành trên cơ sở cung cầu các mặt hàng hóa. Ví dụ nếu cầu > cung thì giá cả sẽ tăng lên và ngược lại, cầu < cung thì giá cả sẽ giảm.
Chức Năng Của Thị Trường
Thị trường không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi mà nó còn là nơi giúp cung và cầu luôn trong trạng thái cân bằng. Sau đây là 1 số chức năng của thị trường:
Chức năng thực hiện
Hàng hóa sản xuất ra cần phải có người mua để tiêu thụ. Nếu hàng hóa bán ra với mức giá bằng giá trị, chứng minh xã hội đã thừa nhận công dụng của nó.
Thị trường chỉ thừa nhận dịch vụ, hàng hóa nếu nó thực sự phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng. Các loại hàng hóa kém chất lượng, vô dụng… sẽ bị thị trường đào thải.
Chức năng cung cấp thông tin
- Thị trường đưa ra những thông tin về tổng số cầu, tổng số cung, quan hệ cung cầu với từng loại hàng hóa, các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường hay chất lượng sản phẩm.
- Thị trường thông tin cho người sản xuất biết nên cung cấp sản phẩm hàng hóa loại nào, khối lượng bao nhiêu, ở đâu, cho ai, khi nào.
- Thị trường cho người dùng biết nên tìm mặt hàng mình cần ở đâu và nên chọn mặt hàng nào phù hợp với mình.
Chức năng điều tiết, kích thích sản xuất
Thông qua mối quan hệ cung cầu và giá cả của dịch vụ, hàng hóa trên thị trường. Sẽ dẫn tới chức năng điều tiết của thị trường đối với tiêu dùng, lưu thông và sản xuất.
Đặc Điểm Của Thị Trường
Cấu trúc thị trường là thuật ngữ chỉ hoạt động trao đổi hàng hoá diễn ra giữa người mua và người bán trong thị trường, đề cập đến mức độ cạnh tranh trên thị trường.
Cạnh Tranh Hoàn Toàn
Trong cấu trúc cạnh tranh hoàn toàn, có rất nhiều người mua và người bán, không phân biệt quy mô to nhỏ.
Đối với cạnh tranh hoàn toàn, các sản phẩm trên thị trường là giống hệt ngay, ai cũng có quyền ra vào thị trường tự do mà không gặp bất cứ rào cản nào.
Vậy nên, mỗi doanh nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng nguồn cung, vậy nên không ai có khả năng tác động lên giá bán.
Độc Quyền Hoàn Toàn
Độc quyền hoàn toàn có nghĩa là chỉ có một người bán, một hãng duy nhất kiểm soát toàn bộ thị trường. Trong cấu trúc độc quyền hoàn toàn mức giá do người bán đặt ra và có thể rất cao, người dùng không thể can thiệp vào giá bán này.
Đối với độc quyền hoàn toàn người mua hoàn toàn mất đi quyền quyết định. Tuy nhiên độc quyền hoàn toàn rất hiếm, ví dụ như ở Việt Nam chỉ có những ngành hàng do Nhà nước cung cấp mới được phép độc quyền hoàn toàn.
Cạnh Tranh Độc Quyền
Với số lượng lớn người mua và người bán nhưng các sản phẩm có sự khác biệt. Dựa trên điểm khác biệt để thoả mãn nhu cầu người người tiêu dùng.
Đối với cạnh tranh độc quyền, cho phép người bán có thể tính giá cao hơn, có thể định giá theo mức phù hợp với ngành hàng trong thị trường.
Độc Quyền Nhóm
Hiện nay, một số công ty trên thị trường có cấu trúc độc quyền nhóm, chỉ cho phép một số lượng từ 3-5 công ty được phép chi phối thị trường của mặt hàng độc quyền đó.
Số lượng và giá cả đưa ra thị trường do các nhà độc quyền quy định, vậy nên khi có sự thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến tổng cung trên thị trường. Các doanh nghiệp mới sẽ rất khó hoặc thậm chí là không thể gia nhập vào ngành đang có cấu trúc độc quyền nhóm.
1 Số Thuật Ngữ Liên Quan Đến Thị Trường Cần Biết
Nghiên Cứu Thị Trường Là Gì?
Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình tìm hiểu, xác định các thông tin thị trường, qua đó, có thể nắm bắt được những cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận.
Quá trình tìm hiểu về thị trường cũng giúp nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và phản ứng của họ để có thể cải tiến hàng hóa, nhằm mang lại một giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.
Thị Trường Ngách Là Gì?
Thị trường ngách (niche market) được hiểu là một phân đoạn nhỏ của thị trường hay một khoảng trống thị trường với mục tiêu gồm một nhóm khách hàng riêng biệt.
Doanh nghiệp lựa chọn thị trường ngách tức là tập trung nỗ lực cho phần lớn thị trường nhỏ chứ không cạnh tranh để giành thị phần trong thị trường lớn mà sẽ đi theo hướng kinh doanh theo nhu cầu của thị trường
Thị Trường Mục Tiêu Là Gì?
Thị trường mục tiêu (Target Market) là thị trường mà doanh nghiệp lựa chọn và hướng tới để cung cấp những sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của mình. Đó là thị trường phù hợp nhất đối với tiềm năng và hy vọng sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp.
Phân Tích Thị Trường Là Gì?
Phân tích thị trường là tiến hành các hoạt động thu thập thông tin để xử lý và đánh giá các yếu tố thị trường xung quanh các khía cạnh về hành vi tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh. Từ đó giúp doanh nghiệp đề ra chiến lược kinh doanh hiệu quả mà trong đó là những thách thức và cơ hội phát triển.
Nhu Cầu Của Thị Trường Là Gì?
Nhu cầu thị trường là những mong muốn của khách hàng về dịch vụ hay sản phẩm nào đó. Nó được chia ra làm 3 cấp độ: cần, mong muốn, nhu cầu và bạn cần làm rõ 3 cấp độ này thông qua việc nghiên cứu, phân tích nhu cầu thị trường
Giá Trị Thị Trường Là Gì?
Giá trị thị trường là mức giá ước tính của tài sản tại thời điểm, địa điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch khách quan, độc lập, có đủ thông tin, các bên tham gia hành động một cách có hiểu biết, thận trọng và không bị ép buộc.
Tổng Kết
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin để trả lời câu hỏi thị trường là gì? Cũng như những chức năng và các hình thái của thị trường.
Hãy để lại bình luận nếu bạn còn thắc mắc về vấn đề này và chia sẻ nếu thấy bài viết hữu ích nhé. Chúc các bạn học tốt và thành công!
Xem thêm:
Phương sai là gì? Cách tính phương sai chi tiết
Độ lệch chuẩn là gì? Công thức tính chi tiết
Tỷ giá chéo là gì? Công thức tính chi tiết
Bao thanh toán là gì? Đặc điểm và khái niệm chi tiết
Uỷ thác đầu tư là gì? Khái niệm và đặc điểm
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
Moneyveo là gì, hướng dẫn vay nhanh 10 triệu tại Moneyveo
Chắc hẳn không ít lần bạn gặp khó khăn trong việc vay tiền...
Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Đông Á cập nhật mới 2023
Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng để khách hàn lựa chọn vay...
Kinh nghiệm vay tiền mặt Home Credit online duyệt nhanh nhất
Khi cần tiền để giải quyết các vấn đề tài chính trong cuộc...
6+ Địa chỉ cho vay tiền theo bao hiểm nhân thọ tốt nhất 2023
Nếu bạn đang gặp khó khăn về tài chính và có tham gia...
Hướng dẫn vay 10 triệu online tại OneClickMoney chi tiết
Nếu bạn đang gặp những trục trặc về tài chính không có tiền...
Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Phương Đông OCB 2023
Với ưu thế về thủ tục nhanh gọn, lãi suất thấp, thời gian...