Tỷ giá chéo (Cross Rate) là gì, phương thức tính như thế nào?

Trong thị trường tài chính và ngân hàng, khái niệm tỷ giá chéo là một trong những thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về tỷ giá chéo cũng như hướng dẫn cách tính tỷ giá chéo chính xác nhất. Hãy cùng MDB tìm hiểu để có thể áp dụng kiến thức này vào thực tế một cách hiệu quả nhất!

Tỷ Giá Chéo (Cross Rate) Là Gì?

Tỷ giá chéo có tên tiếng Anh là Cross Rate, đây là tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán thông qua một đồng tiền thứ ba. Cách xác định tỷ giá chéo như thế nào phụ thuộc vào cách các đồng tiền được yết giá là gián tiếp hay trực tiếp và tỷ giá xác định là tỷ giá mua hay tỷ giá bán.

Nói cách khác, người mua/người bán chỉ quan tâm đến tỷ giá mua/bán của họ không quan tâm tới chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán. Trên thực tế, tỷ giá chéo trong trường hợp này được gọi là tỷ giá chéo đơn.

Ví dụ: Tính tỷ giá chéo giữa đồng EUR VÀ VND là:

USD/VND = 22.655 và USD/EUR = 0,84 -> EUR/VND = 22.655/0,84 = 26970.

ty gia cheo la gi
Tỷ giá chéo (Cross Rate) là gì?

Đặc Điểm Của Tỷ Giá Chéo

Những đặc điểm đặc trưng của tỷ giá chéo là:

  • Nếu nhà đầu tư đang giao dịch nhiều cặp tiền khác nhau mà quan tâm đến tỷ giá chéo thì không cần quan tâm đến các nguyên tắc cơ bản khác của nền kinh tế Mỹ.
  • Tỷ giá chéo ít được giao dịch, ít thanh khoản hơn so với cặp tiền truyền thống. Điều này sẽ có nhiều lợi ích và cả hạn chế cho các nhà đầu tư.
  • Tỷ giá chéo khả thi cho các nhà đầu tư tìm sự chênh lệch giá ở các cặp tiền tệ ít phổ biến. Do thiếu thanh khoản nên có thể dẫn đến biến động lớn, mang lại cơ hội tạo ra lợi nhuận lớn cho nhà đầu tư (cũng có thể mang tới khả năng thua lỗ lớn).
  • Tác động tiêu cực của tỷ giá chéo chính là việc thanh khoản ít có thể dẫn đến chênh lệch giá mua và bán, các nhà giao dịch gặp khó khăn trong việc vào hoặc ra khỏi vị trí lệnh của họ.

Các Loại Tỷ Giá Chéo

Tỷ giá chéo được xác định trong 2 trường hợp là:

  • Tỷ giá chéo đơn: Đứng ở vị trí người mua hoặc người bán riêng biệt, chỉ quan tâm đến 1 tỷ giá duy nhất để mua hoặc bán khi tham gia giao dịch ở thị trường. Họ không quan tâm đến chênh lệch tỷ giá mua và bán.
  • Tỷ giá chéo phức: Tỷ giá chéo được xác định cho các ngoại tệ ở vị trí khác nhau so với người mua hoặc người bán.
vai tro cua ty gia cheo
Vai trò của tỷ giá chéo

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Giá Chéo

Khi giao dịch tỷ giá chéo thường có một số yếu tố ảnh hưởng sau:

Tỷ giá chéo có thể dẫn đến lạm phá, chính vì sự khác biệt về nền kinh tế và lãi suất nên sẽ bị ảnh hưởng giữa các mối quan hệ giao dịch bởi vì đồng tiền giao dịch chủ yếu là: EUR, USD, JPY.

Điểm khác biệt với giao dịch truyền thống là tỷ giá chéo sẽ không bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế Mỹ của đồng USD. Vì đồng USD thường sẽ có nhiều biến động trong mối quan hệ giữa điểm mạnh và điểm yếu của USD, sẽ làm cho người đầu tư gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nhận định thị trường.

Cụ thể nếu như đồng USD bị giảm yếu đi thì sẽ giảm mạnh hơn rất nhiều so. Ngược lại, nếu như đồng USD tăng thì sẽ tăng mạnh hơn hầu hết các loại tiền khác. Chính vì vậy đồng tiền USD có rất nhiều sức ảnh hưởng đến giao dịch tiền tệ tỷ giá chéo.

Cách Tính Tỷ Giá Chéo

Có 3 cách thông dụng để xác định tỷ giá chéo là: Xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền định giá, xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá, xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá và định giá. Cụ thể như sau:

ccah tinh ty gia cheo
Công thức tính tỷ giá chéo

Xác Định Tỷ Giá Giữa 2 Đồng Tiền Định Giá

Tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền cùng ở vị trí đồng tiền định giá được xác định bằng cách lấy tỷ giá của đồng tiền định giá chia cho tỷ giá của đồng tiền yết giá.

Cụ thể, muốn tính tỷ giá mua của khách hàng lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng và muốn tính tỷ giá bán của khách hàng lấy tỷ giá mua của ngân hàng chia cho tỷ giá bán của ngân hàng.

Chẳng hạn, tỷ giá yết là VND/USD và CNY/USD, tỷ giá (TG) chéo VND/CNY trong hai trường hợp mua và bán được tính theo công thức sau:

  • Yết giá/định giá = (Yết giá/USD)/(Định giá/USD)
  • VND/USD = X/(X + VND)
  • CNY/USD= Y/(Y + CNY)

Trong đó:

  • X là tỷ giá mua và X + VND là tỷ giá bán của ngoại tệ VND.
  • Y là tỷ giá mua và Y + CNY là tỷ giá bán của ngoại tệ CNY.

Ví dụ: Cho tỷ giá USD/VND = 18.000/200; USD/SGD = 1.2420/30. Hãy tính tỷ giá chéo của khách hàng mua bán với ngân hàng và tỷ giá chéo niêm yết của ngân hàng:

  • Tỷ giá mua SGD/VND của khách hàng = 18.200 VND/1.2420SGD = 14.653;
  • Tỷ giá bán SGD/VND của khách hàng = 18.000 VND/1.243SGD =14.481

==>Tỷ giá yết của ngân hàng: SGD/VND =14.481/14.653

Xác Định Tỷ Giá Giữa 2 Đồng Tiền Yết Giá

Tỷ giá chéo giữa 2 đồng tiền cùng được yết ở vị trí đồng tiền yết giá sẽ được tính bằng cách lấy tỷ giá của đồng tiền yết giá chia cho tỷ giá của đồng tiền định giá. Muốn tính tỷ giá mua của khách hàng lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng chia cho tỷ giá bán của ngân hàng.

Cách tính được hiểu như sau, tỷ giá yết là USD/VND và USD/CNY, tỷ giá (TG) chéo VND/CNY trong hai trường hợp mua và bán được tính theo công thức là:

  • Yết giá/định giá = (USD/định giá)/(USD/yết giá)
  • USD/VND = X/X + VND
  • USD/CNY = Y/Y + CNY

Trong đó: X là tỷ giá mua và X + VND là tỷ giá bán của ngoại tệ VND và Y là tỷ giá mua và Y + CNY là tỷ giá bán của ngoại tệ CNY.

Ví dụ: Cho tỷ giá GBP/VND = 29160/80; USD/VND = 1800/200. Hãy tính tỷ giá chéo của khách hàng mua bán với ngân hàng và tỷ giá chéo niêm yết của ngân hàng.

  • Tỷ giá mua GBP/USD của khách hàng = 29180 VND/18000 = 1.6211;
  • Tỷ giá bán GBP/USD của khách hàng = 29160 VND/18200 VND = 1.6021

==> Tỷ giá yết của ngân hàng: GBP/USD = 1.6021/1.6211

Xác Định Tỷ Giá Giữa 2 Đồng Tiền Yết Giá Và Định Giá

Tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền trong đó một đồng được yết ở vị trí đồng yết giá và một đồng yết ở vị trí đồng định giá được xác định bằng cách lấy tỷ giá của đồng tiền yết giá nhân với tỷ giá của đồng tiền định giá.

Muốn tính tỷ giá mua của khách hàng lấy tỷ giá bán của ngân hàng nhân với tỷ giá bán của ngân hàng và muốn tính tỷ giá bán của khách hàng lấy tỷ giá mua của ngân hàng nhân với tỷ giá mua của ngân hàng.

Trường hợp này, nếu tỷ giá yết là VND/USD và USD/CNY tỷ giá (TG) chéo VND/CNY trong hai trường hợp mua và bán thì sử dụng công thức tính tỷ giá chéo sau:

  • Yết giá(trực tiếp)/định giá = (Yết giá/USD) x (USD/Định giá)
  • VND/USD = X/X + VND
  • USD/CNY=Y/Y + CNY

Trong đó:

  • X là tỷ giá mua và X + VND là tỷ giá bán của ngoại tệ VND.
  • Y là tỷ giá mua và Y + CNY là tỷ giá bán của ngoại tệ CNY.

Tỷ Giá Tính Chéo Của Đồng Việt Nam Với Một Số Ngoại Tệ Để Xác Định Trị Giá Tính Thuế

Ngân hàng Nhà nước thông báo tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 17/02/2022 đến 23/02/2022 như sau:

STT

Ngoại tệ

Tên ngoại tệ

Tỷ giá

1

EUR

Đồng Euro

26.274,74

2

JPY

Yên Nhật

199,92

3

GBP

Bảng Anh

31.335,49

4

CHF

Phơ răng Thuỵ Sĩ

24.990,81

5

AUD

Đô la Úc

16.580,95

6

CAD

Đô la Canada

18.193,91

7

SEK

Curon Thuỵ Điển

2.497,57

8

NOK

Curon Nauy

2.601,21

9

DKK

Curon Đan Mạch

3.531,4

10

RUB

Rúp Nga

308

11

NZD

Đô la Newzealand

15.371,82

12

HKD

Đô la Hồng Công

2.963,59

13

SGD

Đô la Singapore

17.199,08

14

MYR

Ringít Malaysia

5.524,91

15

THB

Bath Thái

714,87

16

IDR

Rupiah Inđônêsia

1,62

17

KRW

Won Hàn Quốc

19,32

18

INR

Rupee Ấn độ

308,11

19

TWD

Đô la Đài Loan

829,74

20

CNY

Nhân dân tệ TQuốc

3.649,93

21

KHR

Riêl Cămpuchia

5,7

22

LAK

Kíp Lào

2,02

23

MOP

Pataca Macao

2.877,29

24

TRY

Thổ Nhĩ Kỳ

1.697,94

25

BRL

Real Brazin

4.481,29

26

PLN

Đồng Zloty Ba Lan

5.841,23

27

AED

Đồng UAE Dirham

6.295

Tổng Kết

Như vậy, chúng tối đã chia sẻ đến bạn những thông tin đầy đủ để giải đáp thắc mắc tỷ giá chéo là gì cũng như cách tính tỷ giá chéo chính xác nhất hiện tại. Hy vọng bài viết trên sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực tài chính.

Xem thêm:

Bao thanh toán là gì? Đặc điểm và chức năng 

Uỷ thác đầu tư là gì? Có nên uỷ thác đầu tư hay không?

Cán cân thương mại là gì? Vai trò và đặc điểm

FnB là gì? Những thông tin căn bản cần nắm rõ

Lead time là gì? Định nghĩa và ý nghĩa của Lead time

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

4+ địa chỉ cầm cavet xe ô tô uy tín duyệt online lãi suất thấp

Cầm cavet xe ô tô sẽ giúp bạn xoay sở được một nguồn...

Vay trung hạn là gì, là khoản vay mấy năm, thời gian bao lâu?

Hiện nay, các ngân hàng đều cung cấp đa dạng các sản phẩm...

Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ Vietinbank cập nhật mới 2023

Sản phẩm vay thế chấp sổ đỏ VietinBank đang được sự tin dùng...

Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng MBBank mới nhất 2023

Dịch vụ vay vốn thế chấp sổ đỏ ngân hàng MB Bank hiện...

Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ CitiBank cập nhật mới nhất 2023

Với vị thế là một trong những thương hiệu ngân hàng tốt nhất...

Fe Credit đòi nợ khủng bố kiểu xã hội đen có thật không?

Trong khoảng thời gian gần đây, trên khắp các diễn đàn và trang...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *