Tài khoản ngân hàng bị khóa thì phải làm sao, lý do bị khóa là gì?

Tài khoản ngân hàng bị khóa phải làm sao? Cách mở như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của VNCash24h để có câu trả lời nhé!

Tài Khoản Ngân Hàng Bị Khóa Là Như Thế Nào?

Tài khoản ngân hàng bị khóa nghĩa là hiện tại tình trạng tài khoản của bạn đang bị đóng băng. Lúc này, tài khoản không thể sử dụng với các mục đích giao dịch như: Chuyển tiền, rút tiền, nhận tiền, thanh toán hóa đơn,…

Khóa tài khoản ngân hàng khác với khóa thẻ ATM. Khóa tài khoản ngân hàng là khóa toàn bộ các giao dịch phát sinh từ tài khoản. Còn khóa thẻ ATM là chỉ không dùng được thẻ để giao dịch còn tài khoản vẫn hoạt động bình thường.

Việc đóng khóa tài khoản này có thể do chủ tài khoản yêu cầu hoặc do hệ thống ngân hàng tự động khóa do phát sinh các lỗi liên quan.

tai khoan ngan hang bi khoa la the nao
Tài khoản ngân hàng bị khóa là như thế nào?

Nguyên Nhân Khiến Tài Khoản Ngân Hàng Bị Khóa?

Việc tài khoản ngân hàng bị khóa sẽ mang đến nhiều bất cập cho khách hàng vì cả thẻ và tài khoản sẽ bị vô hiệu hóa và sẽ không thực hiện được bất kỳ giao dịch nào.

Do đó, bạn cần tìm hiểu các nguyên nhân chính dẫn đến việc tài khoản ngân hàng bị khóa để tránh gặp lỗi, ảnh hưởng đến công việc của bạn. Sau đây sẽ là 4 nguyên nhân thường gặp nhất:

  • Tài khoản hết hạn sử dụng: Thông thường thẻ ngân hàng sẽ có thời hạn sử dụng là 5 năm. Sau thời gian hiệu lực cuối cùng, thẻ của bạn sẽ tự động bị khóa.
  • Tài khoản không được sử dụng trong thời gian dài: Trong trường hợp bạn tạo tài khoản nhưng trong một thời gian từ 1 năm trở lên lại không phát sinh thêm giao dịch mới, thì hệ thống bảo mật cũng sẽ tự động khóa tài khoản.
  • Ngân hàng nghi ngờ tài khoản bị người khác xâm phạm: Mỗi tài khoản được tạo đều sẽ được bảo mật kỹ để đảm bảo số tiền của khách được an toàn. Vì thế nếu hệ thống ngân hàng nhận thấy tài khoản của bạn có phát sinh giao dịch đáng ngờ không phải bạn thực hiện thì sẽ thực hiện lệnh khóa ngay lập tức.
  • Tài khoản ngân hàng có giao dịch phi pháp: Lý do cuối cùng khiến cho tài khoản bị khóa là ngân hàng phát hiện bạn có thực hiện các giao dịch phi pháp nên cần bạn giải trình trực tiếp để làm rõ.

Bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều trường hợp làm cho tài khoản bị khóa nên nếu bạn gặp phải các vấn đề khi giao dịch và muốn biết nguyên nhân cụ thể bạn có thể kiểm tra bằng cách gọi lên tổng đài hoặc đến quầy giao dịch. Khi đó nhân viên sẽ kiểm tra và báo cho bạn lý do cũng như tư vấn cách để khắc phục sớm nhất.

Tài Khoản Ngân Hàng Hết Tiền Có Bị Khóa Không?

Để giải đáp vấn đề này, trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu số tài khoản ngân hàng và thẻ ATM là gì. Và tiền ở ngân hàng được giữ trong tài khoản hay thẻ ATM.

  • Số tài khoản: Là tài khoản định danh của bạn tại ngân hàng. Số tài khoản này dùng để giao dịch chuyển tiền, rút tiền, giữ tiền… giúp cho bạn.
  • Thẻ ATM: Thẻ ATM là công cụ giúp cho khách hàng rút tiền từ tài khoản ngân hàng. Thẻ ATM sẽ được liên kết với số tài khoản với ngân hàng thì mới thực hiện được.

Như vậy chúng ta có thể thấy số tiền của chúng ta được giữ trong số tài khoản chứ không phải là thẻ ATM. Vì vậy, khi trong thẻ ATM không có tiền thì thẻ ATM sẽ không bị khóa.

Làm Sao Biết Tài Khoản Ngân Hàng Bị Khóa?

Để biết thẻ ATM có bị khóa hay không thì bạn có thể thực hiện theo những cách sau:

  • Cách 1: Mang thẻ tới trực tiếp phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng yêu cầu kiểm tra tình trạng hoạt động của thẻ ATM.
  • Cách 2: Vào mục “thẻ” trong Mobile banking hoặc Internet banking, chọn đúng số thẻ muốn kiểm tra, hệ thống sẽ báo là thẻ đang hoạt động hay đã bị khóa.
  • Cách 3: Đưa thẻ vào máy ATM hoặc máy POS và thực hiện giao dịch. Nếu thẻ bị khóa sẽ không thể thực hiện thanh toán, chuyển khoản hay rút tiền được.
lam sao biet tai khoan ngan hang bi khoa
Làm sao biết tài khoản ngân hàng bị khóa?

Tài Khoản Ngân Hàng Bị Khóa Có Nhận Được Tiền Không?

Tài khoản ngân hàng bị khóa sẽ không nhận được tiền và chi tiết cụ thể tại hai trường hợp dưới đây.

  • Khi bị khóa thẻ ATM, tài khoản của bạn vẫn hoạt động bình thường và có thể thực hiện được các giao dịch thông qua tài khoản như thanh toán mua hàng online hoặc chuyển – nhận tiền từ người khác.
  • Khi tài khoản ngân hàng bị khóa, thẻ ATM của bạn cũng sẽ bị khóa theo và sẽ không còn hoạt động được nữa kể cả giao dịch nhận tiền hay rút tiền qua ATM,…

Vì thế nếu tài khoản của bạn đã bị khóa, bạn cần nhanh chóng đến chi nhánh ngân hàng gần nhất để được nhân viên hỗ trợ làm lại tài khoản/thẻ để tiếp tục thực hiện giao dịch. Ngoài ra khi tài khoản bị khóa, bạn cũng nên thông báo đến người thân và bạn bè tạm ngưng chuyển tiền đến khi được mở lại.

Hướng Dẫn Cách Mở Tài Khoản Ngân Hàng Bị Khóa

Để tiếp tục sử dụng thẻ ATM. Chúng ta cần phải tới phòng giao dịch ngân hàng đã đăng ký làm thẻ nơi đã đăng ký mở thẻ để tiến hàng các bước kích hoạt lại. Cụ thể chi tiết cách làm như sau.

  • Bước 1: Mang theo CMND và đến chi nhánh ngân hàng nơi bạn đã đăng ký mở thẻ. Lưu ý phải là ngân hàng cấp thẻ cho bạn thì mới được.
  • Bước 2: Tiếp theo vào quầy giao dịch và xin nhân viên “mẫu giấy mở lại tài khoản”.
  • Bước 3: Nhân viên sẽ đưa cho bạn một tờ giấy và yêu cầu kê khai thông tin cá nhân cũng như số tài khoản.
  • Bước 4: Sau khi điền đầy đủ rồi hãy gửi CMND kèm giấy bạn đã điền lại.
  • Bước 5: Khi check thông tin bạn đúng là chủ tài khoản, họ sẽ kích hoạt và mở lại tài khoản.

Mở Tài Khoản Ngân Hàng Bị Khóa Có Mất Phí Không?

Việc mở tài khoản ngân hàng bị khóa sẽ mất phí. Phí mở khóa tài khoản ngân hàng thường là 10 -20 nghìn tùy ngân hàng.

Việc mở khóa tài khoản ngân hàng đồng nghĩa mọi người phải mở khóa thẻ ATM của mình. Còn nếu như mở khóa tài khoản Internet Banking thì không cần phải tra phí, dịch vụ này hỗ trợ mở tài khoản hoàn toàn miễn phí cho khách hàng.

mo tai khaon bi khoa co mat phi khong
Mở tài khoản ngân hàng bị khóa có mất phí không?

1 Số Lưu Ý Để Tránh Bị Khóa Tài Khoản Ngân Hàng

Để tránh những rủi ro khi sử dụng thẻ ATM cũng như để thẻ ATM không bị khóa, trong quá trình sử dụng, khách hàng nên lưu ý những điều sau:

  • Bạn nên bảo mật tuyệt đối mã PIN của mình, không để người khác thấy hoặc biết mã thẻ ATM của mình. Nhất là khi đang giao dịch tại cây ATM.
  • Trong trường hợp bị mất cắp, thất lạc thẻ, khách hàng báo ngay cho ngân hàng để khóa thẻ và thu hồi nếu xuất hiện giao dịch tại các cây ATM.
  • Thẻ của bạn sẽ bị ATM thu giữ nếu không nhận lại thẻ sau 30 giây kể từ khi máy trả thẻ hoặc thẻ đang báo mất. Vì vậy, nhận lại thẻ ngay sau khi thực hiện xong giao dịch.
  • Chỉ sử dụng thẻ ATM tại các cây ATM của ngân hàng mình hoặc các cây ATM của ngân hàng liên kết.

Tổng Kết

Trên đây là những thông tin khi tài khoản ngân hàng bị khóa mọi người cần đọc và nhớ. Để khi rơi vào trường hợp này có thể giải quyết nhanh chóng, không ảnh hưởng đến các giao dịch tài chính qua tài khoản ngân hàng của mình. Nếu còn gì thắc mắc các bạn có thể để lại bình luận chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết và cụ thể!

Xem thêm:

Hướng dẫn cách tìm thông tin người người qua số tài khoản ngân hàng chi tiết từ A – Z

Nên mở tài khoản ngân hàng nào tốt nhất hiện nay?

Đầu số tài khoản ngân hàng có bao nhiêu số? Cách tra cứu đầu số tài khoản ngân hàng

Số tài khoản đẹp là gì? Top 10 ngân hàng mở stk đẹp miễn phí

Bói số tài khoản ngân hàng hợp mệnh hợp phong thủy như thế nào?

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (1 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Rủi ro tín dụng là gì, nguyên nhân và cách xử lý thế nào?

Hiện nay, tín dụng trong ngân hàng thương mại là một nghiệp vụ...

Phí phạt trả nợ trước hạn các ngân hàng Việt Nam mới 2023

Nếu bạn tham gia vay vốn tại bát kỳ ngân hàng nào cũng...

5+ địa chỉ vay tiền Nha Trang uy tín duyệt nhanh lãi suất thấp

Bạn đang sinh sống ở Nha Trang và gặp phải trục trặc về...

Dư nợ là gì, cách tính dư nợ tín dụng tại ngân hàng mới 2023

Bạn đang tìm hiểu khái niệm dư nợ là gì? Dư nợ tín...

Mirae Asset (MAFC) là công ty gì, có lừa đảo khách hàng không?

Nếu như bạn đang cần một khoản vay vốn có thủ tục đơn...

Cách kiểm tra khoản vay, tra cứu hợp đồng SHB Finance online

Đối với bất kỳ khách hàng nào sau khi đã được giải ngân...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *