Tài chính là gì, các khái niệm, phân ngành và bản chất của nó

Tài chính là gì? Đây là một phạm trù kinh tế phản ánh các mối quan hệ trong xã hội dưới hình thức giá trị. Hiện nay, tài chính được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Và để có cái nhìn khái quát về tài chính cũng như những khái niệm liên quan, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của VNCash24h nhé!

Tài Chính Là Gì?

Tài chính trong tiếng Anh là Finance, đây là phương thức huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm (nguồn lực tài chính) nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của các chủ thể trong phát triển kinh tế – xã hội.

Tài chính gồm các quỹ tiền tệ, được hình thành bởi Nhà nước nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Tài chính không phải là tiền tệ, nhưng các quỹ tiền tệ được hình thành bởi Nhà nước chính là những biểu hiện bên ngoài của tài chính.

Tài chính là hiện tượng đặc trưng bằng sự vận động độc lập tương đối của tiền tệ với chức năng phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ đại diện cho những sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế – xã hội.

tai chinh la gi
Tài chính là gì?

Sự Ra Đời Và Phát Triển Của Tài Chính

Sự Ra Đời Của Tài Chính

Sự ra đời của tài chính gắn với sự xuất hiện giai cấp, xuất hiện nhà nước. Khi lực lượng sản xuất đã phát triển với một trình độ khá cao.

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, lực lượng sản xuất chưa phát triển, của cải làm ra được phân phối bình đẳng giữa các thành viên và chưa có sự tích lũy để tái sản xuất.

Mọi quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái hiện vật. Nhìn chung đây là một nền kinh tế mông muội nhất mở đầu cho các thiết chế kinh tế xã hội sau này và tài chính cũng chưa xuất hiện.

Lực lượng sản xuất càng phát triển phá vỡ các quan hệ sản xuất cũ. Chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã thay vào đó là chế độ chiếm hữu nô lệ của cải làm ra ngày càng nhiều hơn và phương pháp mang tính chất không bình đẳng.

Trong xã hội xuất hiện kẻ giàu người nghèo, và xuất hiện giai cấp. Để bảo vệ lợi ích của giai cấp mình và thống trị xã hội, giai cấp thống trị thành lập nhà nước đề ra những luật lệ có lợi cho giai cấp họ và để có nguồn thu cho ngân sách nhà nước thuế ra đời. Thuế là hình thức biểu hiện đầu tiên của tài chính, nó thể hiện các quan hệ kinh tế cá nhân tổ chức.

Sự Phát Triển Của Tài Chính

Sự phát triển của tài chính gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá.

Điển hình là ngành thuế với sự xuất hiện ngày càng nhiều loại thuế khác nhau xuất hiện các quỹ tiền tệ bên cạnh đó tín dụng cũng phát triển với nhiều loại hình như tín dụng thương mại, ngân hàng, và bảo hiểm.

Ngày này các quốc gia trên thế giới đều coi chính sách tài chính tiền tệ là một công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Bản Chất Của Tài Chính

Tài chính là một phạm trù kinh tế của nền kinh tế hàng hoá. Đây là hệ thống các quan hệ kinh tê phát sinh trong quá trình phân phối sản phẩm xã hội trên cơ sở đó các quỹ tiền tệ được hình thành phân phối và sử dụng để đáp ứng nhu cầu của hàng hoá và xã hội.

  • Hệ thống các quan hệ kinh tế giữa nhà nước và nhà nước khác trong quá trình vay mượn viện trợ.
  • Hệ thống các quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức kinh tế xuất hiện khi nhà nước thực hiện cấp vốn cho tổ chức kinh tế thuộc sở hữu nhà nước.

Đối với các tổ chức kinh tế khác quan hệ này xuất hiện khi nhà nước trợ giúp tổ chức cho doanh nghiệp.

  • Quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các NHTM, cơ quan nhà nước.
  • Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức kinh tế khác nhau và giữa các tổ chức kinh tế với cá nhân.
ban chat tai chinh
Bản chất của tài chính

Chức Năng Của Tài Chính

Nếu tài chính là một phạm trù kinh tế – lịch sử, sự phát sinh và tồn tại của nó có tính chất khách quan, thì chức năng của tài chính là những đặc tính vốn có của chúng.

Chức Năng Huy Động

Đây là chức năng tạo lập các nguồn tài chính, thể hiện khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế

Việc huy động vốn phải tuân thủ cơ chế thị trường, quan hệ cung cầu và giá cả của vốn.

Chức Năng Phân Phối

Bản chất của tài chính là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tạo lập và phân phối các nguồn lực tài chính. Do đó, chức năng phân phối là chức năng vốn có, nằm sẵn trong phạm trù tài chính, biểu hiện bản chất của tài chính.

Chính nhờ chức năng này mà các nguồn lực tài chính của xã hội được phân phối cho các chủ thể, đáp ứng các nhu cầu khác nhau và những lợi ích khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế.

Chủ thể phân phối tài chính, bao gồm: Nhà nước, doanh nghiệp (các tổ chức kinh tế), các hộ gia đình, các tổ chức xã hội.

Kết quả quá trình phân phối tài chính sẽ hình thành nên các quỹ tiền tệ của các chủ thế với các mục đích sử dụng đã được xác định trước, như:

  • Quỹ tiền tệ của Nhà nước (ngân sách Nhà nước) sử dụng để thực hiện các chức năng của Nhà nước;
  • Quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp dùng để sản xuất sản phẩm, kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Chức Năng Giám Sát

Đây là chức năng kiểm tra sự vận động của các nguồn tài chính trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ

Thông qua chức năng này để kiểm tra và điều chỉnh các quá trình phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức giá trị, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của mỗi thời kỳ, kiểm tra các chế độ tài chính của Nhà nước…

Vai Trò Của Tài Chính

Tài chính có vai trò rất quan trọng như sau:

Tài chính là công cụ phân phối sản phẩm quốc dân

Phân phối sản phẩm xã hội là một trong hai chức năng của tài chính, thông qua quá trình phân phối lần đầu và phân phối lại của tài chính đã hình thành nên quỹ tiền tệ cho các khâu của hệ thống tài chính. Các quỹ tiền tệ sau khi được hình thành sử dụng để thực hiện mục tiêu của các chủ thể trong xã hội.

Tài chính là công cụ phân phối sản phẩm quốc dân, thể hiện:

  • Nhà nước phân bổ nguồn thu từ ngân sách để đầu tư vào lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích phát triển, các ngành kinh tế trọng yếu của quốc gia và kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi để kích thích, thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước cũng như của nước ngoài, làm nền tảng cho việc xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý.
  • Bên cạnh đó, để đảm bảo hoạt động của bộ máy Nhà nước cũng như duy trì và phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, xã hội. Nhà nước cũng phải phân phối nguồn tài chính cho hoạt động các lĩnh vực này theo một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo các quan hệ cần đối của nền kinh tế như: cần đối giữa tích lũy và tiêu dùng, cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đồng thời, phân phối tài chính được Nhà nước sử dụng như một công cụ để điều tiết thu nhập giữa các đơn vị, giữa các thành viên trong xã hội để bảo đảm tính hợp lý, công bằng.

Đối với tài chính các doanh nghiệp, cơ chế tài chính do các doanh nghiệp thiết lập và thực hiện là công cụ quan trọng để kích thích tiết kiệm, kích thích đầu tư và tái đầu tư nhằm mở rộng hoặc nghiên cứu cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Tương tự như vậy đối với tài chính các tổ chức xã hội và tài chính hộ gia đình.

vai tro cua tai chinh
Vai trò của tài chính

Tài chính là công cụ quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Bên cạnh chức năng phân phối nhằm hình thành các nguồn lực tài chính, hoạt động tài chính còn nhắm đến mục tiêu quan trọng hơn, đó là sử dụng tài chính như là một công cụ để quản lý và điều tiết vĩ mô trên các mặt chủ yếu sau:

  • Thứ nhất, gây tác động để các quan hệ kinh tế vận động theo định hướng của Nhà nước;
  • Thứ hai, hướng dẫn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội phù hợp với các chính sách kinh tế của Nhà nước;
  • Thứ ba, kiểm soát và điều chỉnh các quan hệ kinh tế nhằm thích ứng với những biến động của nền kinh tế.

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước quản lý nền kinh tế thông qua hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách và các công cụ kinh tế.

Về lĩnh vực tài chính, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động tài chính của các chủ thể kinh tế, mà can thiệp gián tiếp thông qua luật tài chính, chính sách tài chính và các công cụ tài chính để điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

  • Ngân sách Nhà nước: Là khâu tài chính quan trọng trong hệ thống tài chính, là cơ sở để thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Vai trò quan trọng của ngân sách là phải xây dựng một ngân sách mạnh, có đủ thực lực làm chỗ dựa cho việc thực thi các quan hệ điều tiết. Ngân sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các công cụ: thuế, các biện pháp tài trợ, quỹ dự trữ quốc gia.
  • Chính sách tài trợ: Chính sách tài trợ: thực hiện các hình thức và biện pháp tài trợ có trọng điểm sẽ khuyến khích việc hình thành và phát triển các ngành kinh tế vì lợi ích quốc gia. Tài trợ được thực hiện bằng nhiều con đường khác nhau như: chế độ miễn, giảm thuế, hưởng lãi suất tin dụng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, bù lỗ, trợ giá.
  • Quỹ dự trữ tài chính quốc gia: Quỹ dự trữ tài chính quốc gia là một công cụ tài chính đảm bảo cho quá trình vận hành kinh tế thuận lợi. Nhờ vào quỹ này mà Nhà nước có thể ứng phó với những biến động bất lợi và nhanh chóng phục hồi nền kinh tế khi có những thiệt hại xảy ra.

Các Lĩnh Vực Của Tài Chính

  • Tài chính bao gồm các lĩnh vực ngân hàng, đòn bẩy hoặc nợ, tín dụng, thị trường vốn, tiền tệ, đầu tư và việc tạo ra và giám sát các hệ thống tài chính.
  • Các khái niệm tài chính cơ bản dựa trên các lý thuyết kinh tế vi mô và vĩ mô.
  • Lĩnh vực tài chính được chia làm ba phân mảng chính: tài chính cá nhân, tài chính doanh nghiệp và tài chính công (chính phủ).
  • Dịch vụ tài chính là các quá trình mà người tiêu dùng và doanh nghiệp có được hàng hóa tài chính. Lĩnh vực dịch vụ tài chính là động lực chính của nền kinh tế nhiều quốc gia phát triển.

Phân Ngành Tài Chính

Do cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức chính phủ đều cần nguồn vốn để hoạt động, nên lĩnh vực tài chính bao gồm ba danh mục chính: tài chính cá nhân, tài chính doanh nghiệp và tài chính công (chính phủ).

Tài Chính Cá Nhân

Lập kế hoạch tài chính là việc phân tích tình hình tài chính hiện tại của các cá nhân để hình thành kế hoạch nhu cầu tương lai với giới hạn ngân sách nhất định.

Tài chính cá nhân phân tích cụ thể cho tình hình và hoạt động của mỗi cá nhân. Do đó, các chiến lược tài chính phụ thuộc phần lớn vào thu nhập, yêu cầu cuộc sống, mục tiêu và mong muốn của mỗi người.

Ví dụ, các cá nhân phải tiết kiệm cho việc nghỉ hưu. Điều này đòi hỏi phải tiết kiệm hoặc đầu tư đủ tiền trong suốt cuộc đời làm việc của họ để tài trợ cho các kế hoạch dài hạn sau này. Loại quyết định quản lý tài chính này thuộc tài chính cá nhân.

Tài chính cá nhân bao gồm việc mua các sản phẩm tài chính như thẻ tín dụng, mua bảo hiểm cá nhân, thế chấp và các loại đầu tư khác nhau. Ngân hàng cũng được coi là một thành phần của tài chính cá nhân vì các cá nhân sử dụng tài khoản séc và tài khoản tiết kiệm, và các dịch vụ thanh toán trực tuyến hoặc di động như PayPal và Venmo.

Tài Chính Doanh Nghiệp

Tài chính doanh nghiệp đề cập đến các hoạt động tài chính liên quan đến việc điều hành một công ty, thường là với một bộ phận hoặc bộ phận được thành lập để giám sát các hoạt động tài chính đó.

Một ví dụ về tài chính doanh nghiệp như: Một công ty lớn có thể phải quyết định huy động thêm vốn thông qua phát hành trái phiếu hay chào bán cổ phiếu. Các ngân hàng đầu tư có thể tư vấn cho công ty về những cân nhắc đó và giúp họ tiếp thị sản phẩm chứng khoán.

Các công ty khởi nghiệp (startup) có thể nhận vốn từ các nhà đầu tư thiên thần hoặc các nhà đầu tư mạo hiểm để đổi lấy phần trăm quyền sở hữu. Nếu một công ty phát triển mạnh và quyết định niêm yết cổ phiếu, họ sẽ phát hành cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán thông qua phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) để huy động tiền mặt.

Trong các trường hợp khác, một công ty có thể đang cố gắng lập ngân sách vốn và quyết định tài trợ cho dự án nào và dự án nào nên tạm dừng để phát triển công ty. Tất cả các loại quyết định này đều thuộc tài chính doanh nghiệp.

Tổng Kết

Trên đây là những giải đáp về thắc mắc khái niệm tài chính là gì? Cũng như những vấn đề liên quan Bạn đọc nên nắm bắt được những điều này để hoạch định, xác định tài chính, nguồn tài chính chính xác. Chúc các bạn có được những kiến thức hữu ích!

Xem thêm:

Kiến thức tài chính dành cho cá nhân và doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là gì? Có mấy loại? 

Đầu tư tài chính là gì? Các phương thức đầu tư tài chính hiện nay

Đòn bẫy tài chính là gì? Cách sử dụng đòn bẫy tài chính hiệu quả

Tài chính công là gì? Nhiệm vụ của tài chính công

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Tín dụng ngân hàng là gì, khái niệm và các đặc điểm cần biết

Tín dụng ngân hàng hiện nay là cụm từ quen thuộc trong ngành...

4+ mục đích vay vốn ngân hàng hợp lệ cập nhật mới 2023

Khi vay vốn thì mục đích vay vốn là một trong những điều...

Quy trình thẩm định Shinhan Finance cập nhật mới 2023

Shinhan Finance là một trong những công ty tài chính hàng đầu tại...

Bảo hiểm khoản vay là gì, có bắt buộc phải mua hay không?

Khi lựa chọn vay vốn tại các ngân hàng hoặc các công ty...

App H5 HBCredit là gì, vay tiền ứng dụng nay có an toàn không?

H5 HBCredit là một ứng dụng hỗ trợ khách hàng có thể đăng...

5+ địa chỉ vay tiền Bạc Liêu an toàn uy tín lãi suất thấp nhất 2023

Bạn đang sinh sống tại khu vực Bạc Liêu gặp phải khó khăn...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *