Roa Roe là gì, có ý nghĩ ra sao, phương thức tính chi tiết

Đối với những nhà đầu tư, ROA và ROE là những chỉ số cực kì quan trọng và hiệu quả, nó giúp họ có thể đưa quyết định kinh tế một cách chính xác.

Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể dễ dàng bị đánh lừa bởi doanh nghiệp nếu không hiểu kĩ ROE, ROA và mối quan hệ giữa chúng.

Vậy ROA ROE là gì? Ý nghĩa của các chỉ số này và cách tính ra sao? Mời các bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây cùng Vncash24h nhé!

ROA Là Gì?

ROA là từ viết tắt của Return on Assets, gọi là tỷ số lợi nhuận trên tài sản. Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với chính tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận.

Ví dụ về chỉ số ROA:

Một doanh nghiệp ABC có tổng tài sản là 4.000.000 USD và thu nhập ròng là 1.500.000 USD. Như vậy ROA của doanh nghiệp ABC là 37,5%.

Trong khi đó, công ty BCD cũng có khoản thu nhập 1.500.000 USD trên tổng số tài sản là 9.000.000 USD thì ROA của công ty BCD sẽ là 16,67%. Nếu so sánh ROA của hai công ty ABC và BCD thì rõ ràng công ty ABC kinh doanh hiệu quả hơn.

roa la gi
Roa là gì?

Công Thức Tính

Công thức tổng quát:

ROA = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Tài sản (Assets) * 100%

Trong đó:

  • Earning: Được hiểu là lợi nhuận sau thuế. Đây là lợi nhuận ròng chủ yếu được sử dụng cho cổ phiếu phổ thông.
  • Assets: Hay còn gọi là tổng tài sản bình quân. Đây là tổng tài sản mà doanh nghiệp có.
    100%: ROA được tính bằng đơn vị %

Lưu ý: Tổng tài sản của doanh nghiệp không được tính toán sai. Thay vào đó, cũng có một công thức cụ thể. Và công thức đó bằng vốn chủ sở hữu công với nợ.

Ví dụ về cách tính ROA:

Công ty JM có thu nhập ròng dự kiến ​​khoảng 1 triệu USD. Tổng tài sản tại thời điểm này của công ty khoảng 5 triệu USD. Đây là tài sản đã được hoàn trả giữa vốn chủ sở hữu và nợ. Vì vậy, áp dụng công thức ta có: 1: 5 x 100% = 20%.

Tuy nhiên, nếu công ty HK có cùng mức thu nhập với tổng tài sản trên 10 triệu USD thì ROA sẽ khác. Bây giờ công ty B sẽ có ROA dự kiến ​​khoảng 10%. Nếu đặt một bảng so sánh giữa hai công ty JK và HK, JK hiệu quả hơn trong việc chuyển đổi đầu tư thành lợi nhuận.

Ý Nghĩa Chỉ Số ROA

Chỉ số ROA có vai trò quan trọng, nó thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Khi đó, nhà đầu tư sẽ thấy được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền lãi trên 1 đồng tài sản. ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản càng có hiệu quả.

Tương tự như chỉ số ROE, những chứng khoán có ROA cao sẽ là những chứng khoán được ưa chuộng hơn. Và tất yếu những chứng khoán có chỉ số ROA cao cũng có giá cao hơn. Tóm lại, ROA = hiệu quả sử dụng tài sản

Chỉ Số ROA Là Bao Nhiêu Thì Tốt Đối Với Doanh Nghiệp?

Chỉ số ROA thường ít coi trọng bằng ROE, tuy nhiên ROA cũng là chỉ số quan trọng. Mối quan hệ của ROA và ROE là thông qua hệ số nợ. Nợ thì càng ít càng tốt, sẽ tốt hơn nếu Nợ/Vốn chủ sở hữu < 1. Theo chuẩn quốc tế: ROE > 15%, được đánh giá là một công ty đủ năng lực tài chính. Khi đó ROA > 7.5%

chi so roa bao nhieu la tot
Chỉ số ROA là bao nhiêu thì tốt đối với doanh nghiệp?

Tuy nhiên, không nên chỉ xét một năm riêng lẻ mà nên là nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Theo Ngọ, nếu doanh nghiệp duy trì được ROA >=10% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì đó mới là doanh nghiệp tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến xu hướng của ROA. Xu hướng ROA tăng lên chứng tỏ là doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn, tất nhiên sẽ được đánh giá cao hơn rồi.

Kết luận: ROA > 7.5% + ROA ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt.

Lưu ý: Điều này không đúng với các lĩnh vực liên quan đến tài chính như bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán… Ngành ngân hàng mà duy trì ROA > 2%, cũng đã là khá tốt. Vì đòn bẩy của ngân hàng khá cao

ROE Là Gì?

ROE là viết tắt của cụm từ Return On Equity, đây là tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu. Giống như cái tên của nó, đây là một chỉ số đo lường khả năng sinh lời của một khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Cũng có thể hiểu rằng chỉ số này đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả của công ty.

ROE là một chỉ số quan trọng đối với các nhà đầu tư tiềm năng. Vì họ muốn xem công ty sẽ sử dụng tiền của họ để tạo ra lợi nhuận hiệu quả như thế nào. Tỷ lệ này thường được sử dụng để so sánh sức khỏe của một doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành và với thị trường rộng lớn hơn.

roe la gi
Roe là gì?

Công Thức Tính

Công thức tính ROE:

ROE = Lợi nhuận sau thuế (Earnings) / Vốn chủ sở hữu (Equity) * 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: là lợi nhuận ròng dành cho cổ phiếu thường.
  • Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Ý Nghĩa Chỉ Số Roe

Chỉ số ROE thể hiện số vốn mà chủ mà doanh nghiệp bỏ ra để phục vụ hoạt động thu về bao nhiêu lợi nhuận. ROE càng cao càng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Lưu ý: ROA và ROE tính theo tỷ lệ %. Các biến số trong cách tính ROA, ROE được lấy từ các bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đáng chú ý, các cổ phiếu để được niêm yết trên sàn HOSE và HNX phải đáp ứng tỷ lệ ROE ít nhất 5% trong năm gần nhất.

y nghia cua roe
Ý nghĩa chỉ số Roe

Chỉ Số ROE Là Bao Nhiêu Thì Tốt Đối Với Doanh Nghiệp?

Nếu với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận? Một doanh nghiệp có chỉ số ROE ổn định ở mức cao, có thể được xem như một dấu hiệu cho thấy vốn được sử dụng hiệu quả.

Tuy nhiên, để có thể kết luận chỉ số này cao hay thấp, bao nhiêu là hợp lý (tốt hay xấu), bạn cần phải phân tích sâu hơn.

Một trong những tiêu chí đánh giá công ty có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế, thì chỉ số ROE phải đạt mức tối thiểu 15%.

Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ xét một năm riêng lẻ mà nên là nhiều năm, ít nhất là 3 năm. Nếu doanh nghiệp duy trì được ROE >=20% và kéo dài ít nhất 3 năm, thì mới thuyết phục rằng nó có vị trí trên thương trường.

Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến yếu tố động của ROE, tức là ROE có xu hướng tăng hay giảm, tuy nhiên bạn không nên nhìn vào xu hướng tăng giảm một cách vô nghĩa, mà còn nhìn vào yếu tố tác động đến ROE để phân tích, Chỉ số ROE được tạo nên từ tích của 3 yếu tố:

ROE = lợi nhuận biên X vòng quay tài sản X đòn bẩy tài chính

Chính sự phân tích 3 yếu tố tạo nên chỉ số ROE, nhà đầu tư sẽ hiểu được lý do và tìm ra được những cổ phiếu tăng trưởng ổn định.

  • Khi ROE tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn so với trước đây, khi đó nhà đầu tư cũng sẽ thường dự đoán ROE những năm tiếp theo sẽ cao hơn ROE hiện tại, và đánh giá cổ phiếu khả quan hơn.
  • Ngược lại khi chỉ số ROE giảm thì nhà đầu tư sẽ đánh giá thấp cổ phiếu hơn. Chỉ số ROE của 1 doanh nghiệp là cao hay thấp sẽ phụ thuộc tương đối (relative) vào mức độ trung bình của ngành nghề mà doanh nghiệp đó đang hoạt động.

Chẳng hạn, với ngành mang tính phòng thủ cao như ngành Hàng tiêu dùng sẽ có chỉ số ROE thông thường sẽ ở mức 15.4%. Hay với với ngành Công nghệ thông tin, có quy mô tài sản tương đối nhỏ so với doanh thu thì chỉ số ROE trung bình vào khoảng 22% hoặc lớn hơn.

Phân Tích Chỉ Số ROA ROE

Thông thường, trên các sàn chứng khoán, các nhà đầu tư thường dành sự chú ý của mình tới cổ phiếu của công ty có chỉ số ROA và ROE có mức tăng trưởng đều đặn. Và đây được đánh giá là chỉ số chính để các nhà đầu tư có thể nhận định cổ phiếu của một công ty có khả năng phát triển hay không.

Tuy nhiên, trong việc phân tích ROA và ROE thì vẫn cần quan tâm tới ngành nghề kinh doanh của công ty, doanh nghiệp đó. Bởi giữa hai doanh nghiệp hoạt động trong 2 lĩnh vực khác nhau thường có sự chênh lệch rất lớn giữa 2 chỉ số này.

Ngay trong tình trạng ROE và ROA bằng nhau hoặc khác nhau thì người đầu tư cần phân tích thêm về nhiều khía cạnh khác nhau của doanh nghiệp trước khi thực hiện đầu tư.

phan tich roa roe
Phân tích chỉ số Roa Roe

Ví dụ, doanh nghiệp A có tổng tài sản 100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 10 tỷ đồng sẽ có ROA ngang bằng với doanh nghiệp B có tổng tài sản 5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 500 triệu đồng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy quy mô tài sản doanh nghiệp A cao hơn nhiều so với doanh nghiệp B.

Hay một ví dụ khác, doanh nghiệp C có vốn chủ sở hữu 100 tỷ đồng và doanh nghiệp D với 80 tỷ đồng, tổng nợ lần lượt của C, D lần lượt là 50 tỷ và 200 tỷ đồng. Cả hai doanh nghiệp đều đạt cùng mức lợi nhuận 1 tỷ đồng, như vậy ROE của doanh nghiệp D sẽ cao hơn doanh nghiệp C. Nhưng trong trường hợp này, doanh nghiệp C lại có khả năng đảm bảo tài chính tốt hơn nhờ sử dụng ít nợ vay.

Nguồn vốn doanh nghiệp được chia làm hai phần gồm vốn vay và vốn chủ, ROE giúp người phân tích thấy được khả năng mà doanh nghiệp đang mang đến lợi nhuận từ vốn góp cổ đông, vì vậy cần phải đánh giá nhiều vấn đề khác như tỷ lệ đòn bẩy (vay nợ) hay tương quan giữa ROE với lãi suất ngân hàng…

Mô Hình Dunpont

ROA và ROE có mối tương quan với nhau thông qua mô hình phân tích Dupont.

ROE = ROA * Đòn bẩy tài chính = ROA * Tổng tài sản/VCSH = ROA * (1+Tổng nợ/VCSH)

Lưu ý: Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn hay (Tổng nợ + vốn chủ sở hữu)

Ngoài ra, có thể triển khai tiếp thành hệ số dưới đây để thấy được ROE tính toán dựa trên các hệ số về biên lợi nhuận ròng, hiệu suất sử dụng tài sản, hệ số đòn bẩy tài chính.

ROE = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu) * (Doanh thu/Tổng tài sản)*(Tổng tài sản/VCSH)

Như vậy, sự thay đổi của ROE quyết định bởi nhiều yếu tố về khả năng sinh lời từ doanh thu (khả năng kiểm soát chi phí, thuế suất, lãi vay…), khả năng sử dụng tài sản (khả năng tạo ra thu nhập từ việc sử dụng vốn để tài trợ tài sản trong sản xuất kinh doanh) hay tỷ lệ sử dụng nợ vay.

Tổng Kết

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp chi tiết ROA ROE là gì? Ý nghĩa và cách phân tích theo ROA và ROE cũng như chia sẻ đến các bạn mối liên hệ giữa hai chỉ số ROA và ROE.

Mong rằng, qua những thông tin này đã giúp các bạn có thêm những kiến thức hữu ích để áp dụng vào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Xem thêm:

YoY Là gì? Ý Nghĩa Của Chỉ Số Year On Year

IRR Là Gì? Chỉ số Internal Rate Of Return bao nhiêu là hợp lý?

FDI là gì? Doanh nghiệp FDI là gì?

Chỉ số CPI là gì? Các khái niệm cần biết

Chỉ cố PCI là gì? các khái niệm cần biết

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Mue trong ngân hàng là gì, có ảnh hưởng gì khi vay vốn?

MUE là một khái niệm được sử dụng rất nhiều bởi ngân hàng...

Sổ đỏ và sổ hồng là gì, cách phân biệt như thế nào?

Nếu trong lĩnh vực bất động sản, bạn sẽ không còn xa lạ...

Vay tín chấp ACB theo lương 2023 cần thủ tục điều kiện gì

ACB đã không ngừng nỗ lực để ngày càng chuyên nghiệp hơn, sản...

App H5 Alo Credit là gì, có nên vay tiền qua ứng dụng này không?

Dưới sự phát triển của công nghệ, các dịch vụ cho vay tiền...

Cash24 có phải của FE không, cách đăng ký vay tiền ra sao?

Nếu bạn đang hoang mang không biết đăng ký vay tiền online tại...

Vay tín chấp Vietinbank theo lương duyệt online nhanh 24/24

Mức lãi suất vay tín chấp Vietinbank khá thấp chỉ 9,6%/năm gần như...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *