Phát mãi tài sản là gì, thủ tục quy trình của ngân hàng ra sao?

Khi vay thế chấp ngân hàng, bạn cần phải nắm rõ được khái niệm phát mại tài sản, đây là một điều khoản có trong hợp đồng vay vốn được kí kết giữa hai bên. Vậy phát mại tài sản là gì? Khi nào ngân hàng được phép phát mãi tài sản? Hãy cùng VNCash24h theo dõi bài viết dưới đây để tìm được lời giải đáp nhé!

Phát Mại Tài Sản Là Gì?

Phát mại tài sản là công bố và bán tài sản công khai theo thủ tục do pháp luật quy định để thanh toán nợ. Hành vi phát mại tài sản có thể do người sở hữu tài sản, do người có quyền theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật thực hiện.

Việc này nhằm thanh toán khoản nợ phát sinh từ quan hệ hợp đồng hoặc từ một sự kiện được pháp luật quy định. Do liên quan đến nhiều bên nên pháp luật có các quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục phát mại tài sản. Tài sản phát mại có thể là động sản hoặc bất động sản.

Trong quan hệ giữa các chủ thể thực hiện các hành vi thương mại, dân sự, phát mại là một trong các biện pháp xử lí tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Ví dụ: Trường hợp bạn là doanh nghiệp vay tiền của ngân hàng để đầu tư nhưng kinh doanh thất bát, vỡ nợ, doanh nghiệp phá sản, không có đủ khả năng chi trả để thanh toán khoản vay cho ngân hàng.

Như vậy, ngân hàng sẽ buộc phải mang tài sản của bạn thế chấp đi phát mãi công khai theo thủ tục do pháp luật quy định để thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ.

Sau khi đã hoàn thành thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thanh toán khoản nợ, phần tài sản còn lại sẽ được trao trả cho bạn. Trường hợp là công ty cổ phần thì phần còn lại của tài sản sẽ chia cho các cổ đông theo tỉ lệ cổ phần mà mỗi cổ đông nắm giữ.

phat mai tai san la gi
Phát mại tài sản là gì?

Xem thêm: Tài sản đảm bảo là gì? Điều kiện để trở thành tài sản đảm bảo

Những Trường Hợp Ngân Hàng Có Quyền Phát Mại Tài Sản Thế Chấp

Như đã nói, khi vay thế chấp, trong hợp đồng ngân hàng và bên thế chấp sẽ thỏa thuận điều khoản về xử lý tài sản đảm bảo, nếu bên vay vốn ngân hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền yêu cầu bên thế chấp chuyển giao tài sản thế chấp để phát mại. Nếu bên thế chấp đồng thuận về việc này thì ngân hàng có quyền tiếp quản tài sản và tiến hành thủ tục phát mại, đấu giá tài sản theo quy định.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn pháp lý, tránh rủi ro trong việc xử lý tài sản đảm bảo khi chủ sở hữu không tự nguyện bàn giao tài sản. Một số ngân hàng thương mại đã chọn phương án khởi kiện ra tòa án để giải quyết tranh chấp.

Xem thêm: Giải chấp là gì? Thủ tục và quy trình giải chấp tài sản đảm bảo tại ngân hàng

Ngân Hàng Phát Mãi Tài Sản Thế Chấp Khi Nào?

Ngân hàng có quyền phát mãi tài sản trong trường hợp người vay theo hình thức thế chấp tài sản không thể thực hiện nghĩa vụ. Hoặc vi phạm nghĩa vụ của mình theo như hợp đồng tín dụng, hợp đồng vay. Ngân hàng có quyền xử lý các tài sản thế chấp dựa theo Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo quy định, nếu ngân hàng và người vay thế chấp có thể thỏa thuận đi tới thống nhất. Lúc này tài sản bảo đảm theo khoản vay thế chấp (vay thế chấp sổ đỏ, sổ hồng và các tài sản đảm bảo có giá) có thể được ngân hàng giải quyết theo các phương án sau:

  • Mang tài sản ra đấu giá
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản
  • Bên nhận bảo đảm tự tiếp nhận chính tài sản bảo đảm
  • Các phương thức khác

Đối với trường hợp không có thỏa thuận về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên. Thì tiến hành bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp có quy định của pháp luật khác.

Người vay thế chấp tài sản sẽ không có quyền định đoạt tài sản thế chấp của mình nếu như:

  • Vi phạm nghĩa vụ vay
  • Không thực hiện nghĩa vụ vay
  • Thực hiện nhưng không đúng nghĩa vụ vay.
ngan hang phat mai tai san khi nao
Ngân hàng phát mãi tài sản thế chấp khi nào?

Quy Trình Phát Mãi Tài Sản Thế Chấp Ngân Hàng

Quá trình phát mãi tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách công khai và minh bạch để cho mọi người cùng được biết, bảo đảm tính khách quan để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch. Các bước của thủ tục phát mại tài sản bao gồm như sau:

Bước 1: Thông báo về việc xử lý phát mại tài sản

Người xử lý tài sản sẽ ra thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận tài sản bảo đảm khác theo địa chỉ được lưu trữ tại các cơ quan đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý các tài sản bảo đảm trước khi xử lý tài sản bảo đảm. Theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm bao gồm những nội dung chủ yếu bao gồm:

  • Văn bản phải nêu rõ lý do tài sản bị xử lý
  • Mô tả các thông tin về tài sản
  • Các nghĩa vụ được bảo đảm
  • Các thông tin về địa điểm xử lý tài sản và thời gian, phương thức xử lý tài sản bảo đảm.

Bước 2: Định giá tài sản

Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản hoặc bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá tài sản bảo đảm. Trong quá trình định giá phải bảo đảm được tính khách quan, phù hợp với giá thị trường.

Bước 3: Tiến hành bán tài sản

Vào trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán các chi phí phát sinh thì có quyền nhận lại tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời điểm được nhận lại tài sản bảo đảm trước khi xử lý.

Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm hoặc không thực hiện nghĩa vụ thì các tài sản này được bán đấu giá. Số tiền thu được từ việc xử lý khi phát mại quyền sử dụng đất được thanh toán trước cho chủ sở hữu tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bao gồm những nội dung như sau:

  • Tên tài sản, nơi có tài sản đấu giá
  • Tên của tổ chức đấu giá và người có tài sản đấu giá, địa chỉ của tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá
  • Thời gian đấu giá tài sản, địa điểm đấu giá tài sản
  • Thời gian và địa điểm đăng ký tham gia đấu giá
  • Điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá
  • Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm; tiền đặt trước

Bước 4: Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý phát mại

Số tiền thu được có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán chi phí bảo quản hồ sơ, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được các bên thanh toán theo thứ tự ưu tiên theo quy định, sự thỏa thuận hoặc pháp luật.

Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý nhỏ hơn giá trị tài sản thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm và các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi xử lý phát mại quyền sử dụng tài sản.

Trường hợp số tiền nhận được từ việc xử lý tài sản bảo đảm sau khi thanh toán cho các chi phí thu giữ các tài sản, quá trình bảo quản và xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố lớn hơn so với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền sau khi có được nếu chênh lệch phải được trả cho người có tài sản còn lại nếu có.

Bước 5: Chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người kế sở hữu sau khi xử lý tài sản bảo đảm

Trong trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu. Hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản hoặc người thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm thì hợp đồng cầm cố tài sản, thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các loại giấy tờ này.

Thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người có quyền sử dụng tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý được thực định của pháp luật.

Sau đó thì người nhận chuyển quyền sở hữu đất và quyền sử dụng tài sản đó được văn phòng đăng ký đất đai các cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho người sử dụng đất theo quy định.

Các Hình Thức Phát Mại Tài Sản Của Ngân Hàng Hiện Nay

Khi người thế chấp tài sản không thực hiện nghĩa vụ hoặc vi phạm nghĩa vụ quy định tại hợp đồng thế chấp tài sản thì ngân hàng sẽ thi hành phát mại tài sản thế chấp thông qua các phương thức theo quy định tại Điều 303 Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm:

cca hinh thuc phat mai tai san
Các hình thức phát mãi tài sản của ngân hàng hiện nay

Bán đấu giá tài sản

Theo quy định thì đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản thông qua thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua và người trả giá cao nhất là người được quyền mua tài sản bán.

Nếu căn cứ quy định của Luật đấu giá tài sản thì “Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục được quy định tại Nghị định này. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất.”

Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản

Trường hợp trong giao dịch bảo đảm có thỏa thuận hoặc được bên bảo đảm đồng ý thì bên nhận bảo đảm có thể tự bán tài sản để bù đắp lại giá trị nghĩa vụ do bên có nghĩa vụ không thực hiện.

Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm

Thông thường khi xác lập biện pháp bảo đảm thì giá trị của tài sản bảo đảm bằng hoặc lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm, cho nên các bên có thể thỏa thuận bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản đó để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm phải thanh toán lại cho bên bảo đảm và ngược lại.

Phương thức khác

Đây là phương thức luật dự phòng và cho phép các bên thỏa thuận về cách thức xử lý tài sản bảo đảm.

Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Cần Làm Gì Để Tránh Bị Phát Mại Tài Sản Thế Chấp?

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát mại tài sản là do khách hàng không hoàn tất nghĩa vụ thanh toán khoản vay theo đúng kỳ hạn. Do đó, để tránh bị phát mại tài sản, người vay vốn cần phải thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình vào đúng kỳ hạn quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng đối với bên cho vay.

Tiến hành thanh toán đầy đủ dư nợ gốc, tiền lãi và phí phát sinh nếu có, tuyệt đối không để khoản nợ quá hạn dẫn đến nợ chú ý, nợ xấu và cuối cùng là bắt buộc bị phát mại tài sản để đền bù vào số tiền nợ.

Xem thêm: Sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì?

Tổng Kết

Như vậy, những thông tin về phát mãi tài sản là gì? Cũng như các thông tin liên quan đã được chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn uy tín. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xử lý tài sản thế chấp. Nếu cần tư vấn thêm đừng ngại để lại bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp nhé!

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

3.7/5 - (3 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng Shop Sun là công ty gì? Có phải lừa đảo không?

Đồng Shop Sun là một tổ chức chuyên cung cấp các giải pháp...

5+ địa chỉ vay tiền Hà Nội online duyệt nhanh lãi suất ưu đãi

Nếu bạn đang cần gấp một khoản vay để giải quyết các vấn...

5+ địa chỉ vay tiền Nha Trang uy tín duyệt nhanh lãi suất thấp

Bạn đang sinh sống ở Nha Trang và gặp phải trục trặc về...

Tất toán là gì, thủ tục và quy trình tất toán tại ngân hàng 2023

Tất toán là gì là một câu hỏi rất thường gặp, đặc biệt...

Cách tra cứu, kiểm tra nợ xấu Fe Credit online đơn giản nhất

Không chỉ riêng Fe Credit, tình trạng nợ xấu đang ngày cang tăng...

Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Vietcombank năm 2023

Vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng Vietcombank có nhiều ưu điểm...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *