Sự thật là không ai muốn mình rơi vào trường hợp nợ xấu vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến những giao dịch khác. Tuy nhiên, nếu không may rơi vào trường hợp nợ xấu nhóm 2 thì khách hàng cần phải có cách xử lý khôn khéo với ngân hàng.
Trong một số trường hợp khi nợ nhóm 2, khách hàng vẫn có thể tiếp tục được vay vốn. Bài viết sau của VNCash24h sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích xung quanh vấn đề nợ xấu nhóm 2. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nợ Xấu Nhóm 2 Là Gì?
Nợ xấu nhóm 2 hay còn được gọi là nhóm nợ cần chú ý do các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày. Theo quy định của Nhà nước thì nợ xấu nhóm 2 thực chất không phải là nợ xấu. Nợ xấu là khoản nợ khó đòi, những người vay tiền nhưng lại không hoàn trả số tiền đó sẽ bị xếp vào nợ xấu.
Khi khách hàng rơi vào tình trạng nợ xấu nhóm 2 nghĩa là họ đang ở trong tình trạng báo động, chuẩn bị chuyển sang giai đoạn nợ xấu.
Đối với nợ chú ý nhóm 2 thì khách hàng sẽ không thể mở thẻ tín dụng cho đến khi tình trạng nợ xấu bị xóa trên CIC. Nhưng quá trình chỉ được xóa kể từ 12 tháng sau mới hết, vì thế mà việc xóa nợ cũng rất khó khăn.
Xem thêm: Nợ xấu là gì? Có mấy nhóm nợ xấu?
Nguyên Nhân Bị Nợ Xấu Nhóm 2
Đối với các khoản nợ tín dụng, mặc dù đã được xóa hoàn toàn nhưng vẫn tồn tại một số ảnh hưởng đến người vay. Tốt nhất là chúng ta cần hạn chế rơi vào nhóm nợ xấu bằng cách thanh toán đúng hạn. Cùng điểm qua một số nguyên nhân chủ quan và khách quan để phòng tránh nguy cơ rơi vào nợ xấu nhóm 2 nhé!
Thứ nhất, khách hàng kéo dài quá trình thanh toán và không tiến hành các thủ tục nghiêm túc. Đây được xem là vấn đề phổ biến thường xuyên xảy ra ở nhóm nợ 2. Ngoài ra, nhiều khách chỉ vay một số vốn nhỏ nên chủ quan không ra ngân hàng đóng lãi và thanh toán. Ngân hàng sẽ lập tức ghi nhận lịch sử tín dụng nợ xấu dù bạn thiếu chỉ một ngàn đồng.
Thứ hai, khách hàng thiếu hiểu biết về các thủ tục trả nợ như thanh toán ở đâu, thanh toán như thế nào. Nếu vay vốn trực tiếp tại ngân hàng, chúng ta cần thanh toán ngay tại đó. Còn đối với các công ty tài chính, khách hàng được quyền thanh toán thông qua đơn vị trung gian hoặc thu hộ.
Thứ ba, khách hàng vay nợ quá cao và chưa có khả năng trả nợ. Trong một vài trường hợp do kinh doanh thất bại, khách hàng không thể hoàn thành món nợ theo quy định sẽ bị liệt vào nợ xấu nhóm 2.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khách quan như đi khách hàng đi công tác xa, nhận lương muộn hoặc gặp vấn đề khi chuyển tiền ngân hàng vẫn dẫn đến nợ xấu. Như vậy, chúng ta cần chú ý các mốc thời gian quan trọng khi còn mang các khoản nợ tín dụng.
Xem thêm: CIC là gì? Cách kiểm tra nợ xấu cá nhân trên CIC
Nợ Nhóm 2 Bao Nhiêu Ngày?
Nợ xấu nhóm 2 là một trong nhóm 5 nhóm nợ xấu. Các khoản nợ có thời gian trả nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày sẽ rơi vào nhóm nợ 2. Vì vậy các bạn cần thanh toán đúng hạn để không bị rơi vào nhóm nợ 2.
Ảnh Hưởng Khi Bị Nợ Xấu Nhóm 2
Trên thực tế, nợ xấu nhóm 2 được xem như một mức án “treo” tạm ngưng dịch vụ vay tín chấp đối với khách hàng. Như vậy, người dùng không thể tiến hành mở thẻ tín dụng trong vòng 12 tháng kể từ lúc hoàn trả khoản vay.
Tuy nói nợ xấu nhóm 2 không nghiêm trọng nhưng đây cũng là tình trạng báo động khách hàng có thể rơi vào nợ xấu nhóm 3, Nợ xấu nhóm 4 hoặc nợ xấu nhóm 5. Thủ tục xóa nợ xấu cũng không đơn giản. Đặc biệt khi CIC trung tâm tín dụng Việt Nam đã ghi nhận thông tin nợ xấu của người dùng.
Khách hàng phải chịu ảnh hưởng đến các giao dịch vay vốn trong tương lai. Trong điều kiện cần vay vốn, chúng ta nên xác định nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân. Hạn chế gặp phải tình trạng nợ xấu nhóm 2 ảnh hưởng đến tương lai lâu dài.
Xem thêm: Nợ xấu nhóm 1 là gì? bao lâu được xoá? Khi nào thì lên nợ xấu nhóm 1
Nợ Xấu Nhóm 2 Bao Lâu Được Xoá?
Thông tin nợ xấu nhóm 2 được ghi nhận lên hệ thống chung của tổ chức tín dụng Việt Nam. Vì vậy, khi khách hàng muốn vay các khoản tiếp theo lập tức sẽ bị “chặn lại” nếu chưa hoàn thành phần nợ trước. Nợ nhóm 2 bao lâu được xóa? Trước tiên, khách hàng cần thanh toán hết khoản nợ mà ngân hàng đã ghi nhận.
Theo quy định hiện hành, khách hàng xóa nợ xấu nhóm 2 trong vòng 12 tháng kể từ lúc hoàn thành thanh toán dư nợ gốc. Sau khoản thời gian này, lịch sử nợ xấu trên CIC của bạn sẽ biến mất.
Hệ thống CIC tiến hành cập nhật thông tin nợ xấu mỗi tháng một lần. Cứ như vậy từ tháng đầu tiên đến tháng thứ 12 sau khi hết nợ nhóm 2 bạn mới nhận được lai lịch tín dụng nguyên vẹn như ban đầu.
Sau khi trải qua thời gian “thử thách 12 tháng” của nợ xấu nhóm 2, khách hàng được quyền tiếp tục vay vốn bình thường. Nhưng đây cũng là khoảng thời gian khá dài dẫn đến nhiều rủi ro tương lai.
Nếu như nền tảng kinh tế không tốt sẽ khiến công việc kinh doanh cần vốn bị ảnh hưởng trong thời gian chờ xóa nợ. Vì vậy, khách hàng nên cẩn trọng khi đưa ra quyết định vay trả góp tín dụng ngân hàng.
Ví dụ:
Anh Nguyễn Văn A đang trong quá trình trả góp tiền mặt Home Credit, đã có một kỳ trả trễ 15 ngày (nợ xấu nhóm 2), số tiền gốc còn lại là 30 triệu đồng. Vậy, làm thế nào anh Văn A xoá được nợ Home Credit để có thể vay tiền ngân hàng?
Trả lời: Để xóa nợ xấu nhóm 2 thì người vay có sự lựa chọn. Một là thanh toán đến kỳ cuối cùng ở công ty Home Credit và chờ 12 tháng sau, CIC sẽ gỡ nợ nhóm 2 xuống. Lựa chọn thứ 2 chính là tất toán tiền vay trước hạn, cựu thể như sau:
Tất toán = 30 triệu + phí tất toán (theo quy định từng bên cho vay) + lãi suất phát sinh (nếu có) + phí trả chậm (theo điều khoản hợp đồng tín dụng)
Nếu anh Văn A thanh lý hợp đồng vay vào ngày 20/08/2021 thì sau 12 tháng sau, nghĩa là 21/08/2022 khách hàng sẽ “sạch” nợ xấu nhóm 2.
Nợ Xấu Nhóm 2 Có Vay Tiền Ngân Hàng Được Không?
Đối với khách hàng có nợ chú ý nhóm 2 thì hầu như các ngân hàng đều từ chối khoản vay. Tuy nhiên, khách hàng vẫn có thể vay thế chấp tại một số ngân hàng cũng như vay tín chấp tại đơn vị, công ty tài chính khi đang nợ chú ý. Cụ thể:
Vay tín chấp
Khi bị xếp vào nhóm nợ xấu thứ 02 thì hồ sơ vay tín chấp sẽ có một chút thay đổi, ngoài các giấy tờ bắt buộc như bạn đi vay tín chấp thông thường, người đi vay cần chuẩn bị thêm:
- Bản sao kê thẻ tín dụng thể hiện tình trạng nợ
- Thư xác nhận về tình trạng nợ
- Giấy tờ thể hiện dư nợ trễ hạn và số ngày quá hạn
- Giấy xác nhận nợ tái cơ cấu hay không
- Không có nợ quá hạn hiện tại
Khách hàng có nhu cầu vay tín chấp khi bị nợ cần chú ý nhóm 2 thì có thể tham khảo một số tổ chức tài chính cho vay sau:
Vay tín chấp Prudential Finance
Khách hàng nợ nhóm 2 có thể tham gia vay tín chấp tại tổ chức Prudential Finance.:
- Hạn mức vay lên đến 12 lần thu nhập hàng tháng, tối đa 100 triệu đồng
- Thời gian giải ngân chỉ sau 24h làm việc.
Tuy nhiên, quá trình xét duyệt hồ sơ và đánh giá uy tín cá nhân tại đơn vị này cũng khá khắt khe.
Prudential Finance sẽ yêu cầu khách hàng phải chứng minh được lý do vì sao vướng phải nợ chú ý nhóm 2. Nếu là nợ xấu khi vay thế chấp, tín chấp thì phải chứng minh quá trình trả nợ trễ hạn không được lặp lại.
Còn nếu là khoản vay từ thẻ tín dụng thì phải đưa ra được các lý do khách quan trả chậm. Chỉ cần khách hàng chứng minh được những yêu cầu của Prudential Finance thì khả năng khoản vay được phê duyệt rất cao.
Vay tín chấp FE Credit
FE Credit cũng là một trong số ít các tổ chức tài chính đang có chính sách vay vốn dành cho những khách hàng đang có nợ nhóm 2. Đương nhiên, để được xét duyệt khoản vay, khách hàng cần đưa ra được lý do trả chậm lần trước cũng như thu nhập hàng tháng của mình.
Tuy nhiên, điều kiện vay tại FE Credit khá nghiêm ngặt, khoản vay không nhiều, lãi suất vay cao. Chính vì thế, khách hàng cũng nên cân nhắc trước khi quyết định vay lần tiếp theo.
Vay thế chấp
Hầu hết các ngân hàng đều không sẵn sàng cho vay nợ nhóm 2. Nhưng nếu bạn đáp ứng được các điều kiện như thu nhập tốt, có tài sản thế chấp tốt thì vẫn có một số ngân hàng chấp nhận cho vay như:
- Ngân hàng quốc tế VIB
- Ngân hàng Sài gòn thương tín Sacombank
- Ngân hàng Đầu tư và phát triển BIDV
- Ngân hàng Nông Nghiệp Agribank
- Ngân hàng Sài gòn công thương SCB
- Ngân hàng Bảo Việt
Để có thể được các ngân hàng chấp nhận cho vay vốn, khách hàng cần nắm vững các thông tin sau:
- Cần có kế hoạch vay vốn rõ ràng, phương thức thanh toán nợ để ngân hàng không phải e ngại sau khi cho vay tiền rồi chuyển sang nợ xấu là điều sẽ không xảy ra.
- Mục đích vay vốn rõ ràng.
- Chứng minh được tình hình tài chính của mình ổn định.
- Nắm rõ lịch sử tín dụng của mình: Khi nào phát sinh nợ nhóm 2, nợ nhóm 2 trong thời gian bao lâu,… để có thể giải trình với ngân hàng khi được hỏi.
Xem thêm: Nợ xấu có vay thế chấp ngân hàng được không?
Cần Làm Gì Khi Bị Xếp Vào Nợ Xấu Nhóm 2?
Để đảm bảo được khả năng vay được tiền và giữ cho hồ sơ vay tín dụng sạch sẽ thì người đi vay cần phải đảm bảo được những khoản chi trả của mình. Tuy nhiên nếu đã bị xếp vào một trong 04 nhóm nợ thì đây là những việc cần làm để cải thiện tình trạng nợ xấu để có thể tiếp tục vay tiền như sau:
- Tìm người bảo lãnh cho khoản vay: Nếu đang bị xếp vào những nhóm nợ xấu không thể vay tiền tại các ngân hàng được nữa thì cách tốt nhất là tìm người bảo lãnh cho khoản vay của mình. Người bảo lãnh vay sẽ ký hợp đồng vay dùm và ngân hàng sẽ xem xét hồ sơ của người bảo lãnh thay vì người đi vay, chính vì thế người đi vay nên tìm người bảo lãnh có hồ sơ vay sạch sẽ một chút.
- Đảm bảo khoản vay bằng tài sản: Ngoài việc vay tín chấp, bạn có thể dùng tài sản của mình để để gia tăng khả năng vay vốn, khi đi vay bằng hình thức vay thế chấp bạn cần phải thế chấp tài sản có giá trị tương đương với khoản vay.
- Trả hết khoản nợ còn thiếu: Đây là cách tốt nhất để bạn có thể tiếp tục được vay tiền tại các ngân hàng và xóa tên khỏi danh sách nợ xấu cải thiện hồ sơ vay tiền.
Hạn Chế Khi Bị Nợ Xấu Nhóm 2 Như Thế Nào?
Có rất nhiều lý do dẫn đến việc bị dính nợ xấu nhóm 2. Lý do chủ quan như khách hàng cố tình không đòng phí hàng tháng đúng theo quy định. Và có thể vì một số lý do khách quan như đến hạn mà chưa có tiền nộp, không thể đi nộp được…Vì vậy bạn nên tránh để không bị nợ xấu nhóm 2 như sau:
- Bạn cần xem nguồn tài chính của mình có đáp ứng trả khoản gốc và lãi hàng tháng được không. Từ đó mà lựa chọn khoản vay phù hợp với mình
- Bạn cần lên phương án trả nợ theo đúng hẹn trong hợp đồng, và trước tiên là xem nhu cầu vay đó có thực sự cần thiết hay không, nếu không thì bạn không nên vay dẫn đến việc nợ xấu
- Bạn cần xem và kiểm tra thật kỹ về hợp đồng vay nhất là về lãi suất, số tiền bạn cần đóng hàng tháng là bao nhiêu
Khi sắp đến hạn thanh toán thì bạn nên tìm cách để có tiền nạp để không bị trễ hạn. Lập ra kế hoạch chi tiêu sao hàng tháng hợp lý để có khoản tiền thanh toán - Nếu bạn có số tiền lớn thì nên chi trả trước hạn để giảm bớt lãi suất vay cho bạn và giảm số tiền hàng tháng mà bạn cần thanh toán
Xem thêm: Hướng dẫn kiểm tra nợ xấu bằng CMND online chi tiết từ A – Z
Tổng Kết
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi chia sẻ về nợ xấu nhóm 2 cũng như bao nhiêu ngày nợ nhóm 2 được xóa nợ, hay nợ xấu nhóm 2 có vay vốn tại ngân hàng được không? Hi vọng đó sẽ là thông tin hữu ích giúp bạn có thêm kiến thức khi gặp nớ xấu nhóm 2 để có hướng giải quyết hiệu quả nhất.
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
Cách tra cứu mã số hộ kinh doanh cá thể online mới nhất 2023
Việc tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể giúp các...
FintechAZ – website thông tin tài chính uy tín tại Việt Nam
Nếu bạn đang gặp khó khăn vì trải qua tình hình dịch bệnh...
Cách vay tiền qua app MBBank online tại nhà đơn giản nhất
Để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng của mình, ngân hàng...
Sao kê là gì, cách xin sao kê ngân hàng hiện nay thế nào?
Sao kê ngân hàng là 1 trong những hoạt động cần thiết khi...
Hướng dẫn vay tiền Visame nhận ngay 15 triệu chỉ cần CMND
Visame luôn là địa chỉ được đông đảo khách hàng tin tưởng và...
Dư nợ là gì, cách tính dư nợ tín dụng tại ngân hàng mới 2023
Bạn đang tìm hiểu khái niệm dư nợ là gì? Dư nợ tín...