Mã giao dịch ngân hàng, mã FT là gì, cách tra cứu ra sao?

Hiện nay, các ngân hàng có số lượng khách hàng đến giao dịch và sử dụng các dịch vụ tài chính là rất lớn. Mã giao dịch là một thông tin giúp ngân hàng quản lý tốt nhất những giao dịch đã được thực hiện . Vậy mã giao dịch là gì? Làm sao để tra cứu mã giao dịch ngân hàng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau của VNCash24h nhé!

Mã Giao Dịch Là Gì?

Mã giao dịch là dãy số nhận dạng duy nhất cho mỗi giao dịch cũng như thống kê lại các giao dịch mà bạn đã thực hiện trên hệ thống ngân hàng.

Mã này sẽ được ngân hàng cung cấp cho bạn khi hoàn thành xong một giao dịch bất kỳ bằng internet banking hoặc mobile banking. Khi mã giao dịch ngân hàng được cung cấp tức là giao dịch của bạn đã diễn ra thành công.

Đa số các giao dịch ngân hàng như: chuyển tiền, nạp tiền hoặc thanh toán hóa đơn.đều có mã giao dịch riêng. Vì thế bạn có thể dễ dàng kiểm tra lại các giao dịch của mình khi cần thiết. Nó cũng được sử dụng để làm bằng chứng khi gặp vấn đề hay thất thoát xảy ra đối với tài khoản của bạn.

mã giao dịch là gì?

Mã giao dịch FT của ngân hàng nào?

Đây là mã được hệ thống tự động sinh ra sau khi bạn thực hiện thành công giao dịch thông qua các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Mã giao dịch FT có cấu trúc FTxxxxxxxxxxxx, mỗi mã được tạo ra là duy nhất, không có sự trùng lặp giữa các mã với nhau.

Hiện nay cũng có nhiều ngân hàng đang sử dụng mã FT như:  Techcombank, VPBank… Bên cạnh đó vẫn có một số ngân hàng có mã giao dịch không xài cấu trúc này, chẳng hạn như TPBank và BIDV.

Trong các lịch sử giao dịch sẽ ghi chú là số FT, bạn có thể kiểm tra để biết được mã số này. Nếu xảy ra lỗi, ngân hàng sẽ dựa vào mã FT để tra cứu và xử lý một cách nhanh chóng nhất.

Mã giao dịch FT là một thông tin thiếu yếu đối với ngân hàng trong việc lưu trữ hồ sơ trên hệ thống Online nhưng nó lại không mấy quan trọng với khách hàng.

Mã giao dịch chuyển khoản

Mã giao dịch chuyển khoản là mã được hệ thống tự động của các ngân hàng cấp cho bạn sau khi thực hiện chuyển khoản online hoặc ủy nhiệm chi. Mã này cũng được cấp đều có tính độc nhất với mục đích tra soát, thống kê giao dịch khi cần.

Chức Năng Của Mã Giao Dịch Ngân Hàng

Thông thường, các giao dịch chuyển, nhận tiền thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử rất ít xảy ra lỗi hoặc nhầm lẫn nên mã giao dịch ít được khách hàng quan tâm.

Nhưng trong trườn hợp không may vẫn có sai sót xảy ra và bạn cần mã giao dịch này làm bằng chứng để khiếu nại với bên phía ngân hàng để họ giải quyết.

Ví dụ: Khi bạn chuyển tiền cho bạn bè, bạn đã thực hiện xong giao dịch và số tiền trong tài khoản đã bị trừ nhưng người nhận vẫn chưa nhận được tiền. Bạn cần đến trực tiếp điểm giao dịch gần nhất của ngân hàng mà bạn đang sử dụng để được hỗ trợ, lúc này nhân viên sẽ yêu cầu bạn cung cấp một số thông tin cùng mã giao dịch để chứng minh rằng bạn có thực hiện giao dịch đó.

Nếu bạn không đua ra được mã giao dịch của lần chuyển tiền đó thì ngân hàng không thể tra cứu lại và bạn sẽ không được ngân hàng xử lý vấn đề đó.

Phân Biệt Giữa Mã Giao Dịch Với Mã Xác Thực Giao Dịch (OTP)

Vẫn có nhiều khách hàng nhằm lẫn giữa mã giao dịch với mã xác thực (OTP) khi được nhân viên ngân hàng yêu cầu cung cấp để thực hiện rà soát, kiểm tra. Vậy 2 mã này khác nhau như thế nào? VnCash24h sẽ giúp bạn phân biệt chúng ngay sau đây:

  • Mã xác thực (còn có tên gọi khác là mã OTP): Đây là mã sẽ được gửi về số điện thoại của bạn thông qua tin nhắn SMS và bạn cần điền mã này để hoàn thành giao dịch. Đây được xem là bước bảo mật cuối cùng trong quá trình chuyển khoản trên ngân hàng trực tuyến. Nhờ có mã OTP mà tài khoản của bạn được bảo vệ an toàn trước hacker nên bạn cần lưu ý không để lộ thông tin mã này cho người khác nhé!
  • Mã giao dịch: được tạo ra ngay sau khí chuyển tiền hay thanh toán để chứng minh giao dịch thành công và lưu trữ trên hệ thống của ngân hàng.

Hướng Dẫn Tra Cứu Mã Giao Dịch Của Các Ngân Hàng Lớn

Đẻ giúp bạn tiết kiệm được thời gian tìm kiếm, VnCash24h sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra mã giao dịch của một số ngân hàng và ví điện tử phổ biến ở Việt Nam với các thao tác vô cùng đơn giản.

Mã giao dịch Vietinbank

 Khi bạn thực hiện giao dịch trực tuyến bằng iPay Vietinbank phiên bản Mobile hoặc website bạn sẽ được cấp một dãy số có cấu trúc GDxxxxxxxxx, đây chính là mã giao dịch của ngân hàng Vietinbank. Để tra cứu lại mã của các giao dịch đã thực hiện trước đó bạn chỉ cần đăng nhập vài tài khoản iPay sau đó nhấn chọn “Dịch vụ thẻ”, tiếp theo là “Lịch sử tài khoản” để xem chi tiết các mã giao dịch.

Mã giao dịch Vietcombank

Mã giao dịch Vietcombank có cấu trúc là MBVCBxxxx được cung cấp tự động trên VCB Digital. Bạn sẽ được nhận mã này từ ngân hàng Vietcombank khi thực hiện thành công các giao dịch chuyển tiền, tất toán, thanh toán, nạp tiền…trên VCB Digibank.

Để tra cứu mã giao dịch ngân hàng Vietcombank, bạn hãy đăng nhập vào tài khoản VCB Digibank trên ứng dụng điện thoại hoặc website. Sau đó, nhấn vào xem lịch sử giao dịch tài khoản rồi nhấn vào xem chi tiết giao dịch thì sẽ thấy được mã đã thực hiện. 

Mã giao dịch Techombank

TechcomBank sử dụng ký mã giao dịch (FT), cách kiểm tra mã giao dịch FT TechcomBank cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần làm theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng F@st Mobile hoặc F@st – i-Banking
  • Bước 2: Sau đó chọn vào mục “Tài khoản”
  • Bước 3: Chọn mục liệt ke giao dịch.
  • Bước 4: Nếu bạn muốn tra cứu mã của giao dịch nào thì nhấp vào đó, thông tin chi tiết về giao dịch sẽ hiển thị ra bao gồm mã FT giao dịch.
mã giao dịch Techcombank

Mã giao dịch Momo

Để kiểm tra mã giao dịch Momo, bạn chỉ cần đăng nhập vào App Momo. Nhấn chọn vào Lịch sử giao dịch và lựa chọn giao dịch mà mình muốn kiểm tra. Cũng tương tự như các ngân hàng, mã giao dịch Momo sẽ tự động được tạo ra khi bạn thực hiện thành công các giao dịch trên ví điện tự này và đó là một dãy chỉ toàn ký tự số.

Mã giao dịch Agribank

Với ngân hàng Agribank thì bạn có thẻ kiẻm tra mã giao dịch trên internet banking hoặc mobile banking, cụ thể như sau:

  • Internet banking Agribank: bạn vào website, sau đó đăng nhập vào tài khoản của mình rồi chọn mục “Giao dịch”. Tiếp đến, bạn chọn giao dịch cần kiểm tra sau đó nhấn lịch sử giao dịch để lấy mã.
  • Mobile banking Agribank: bạn đăng nhập tài khoản trên ứng dụng rồi sau đó chọn vào mục “Tài khoản”. Tại đây, nhấn vào giao dịch bạn muốn kiểm tra thì sẽ hiện ra đầy đủ thông tin bao gồm mã giao dịch.

Mã giao dịch ViettelPay

Để kiểm tra được mã giao dịch Viettelpay bạn thực hiện như sau:

  • Đăng nhập vào ví điện tử Viettelpay
  • Trên giao diện trang đăng nhập mọi người chọn vào ” Lịch sử”
  • Toàn bộ lịch sử giao dịch được hiện ra, mọi người muốn tra cứu mã của giao dịch nào thì nhấp vào đó.

Mã giao dịch BIDV

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra mã giao dịch của ngân hàng BIDV rất nhanh chóng khi làm theo các bước được hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Truy cập vào ứng dụng BIDV Smart Banking trên điện thoại hoặc truy cập vào địa chỉ https://smartbanking.bidv.com.vn/dang-nhap rồi sau đó đăng nhập tài khoản của mình vào.
  • Bước 2: Chọn “lịch sử giao dịch” và hệ thống sẽ hiển thị ra toàn bộ các giao dich đã thực hiện của bạn cũng như chi tiết tài khoản.
  • Bước 3: Chọn giao dịch muốn kiểm tra, hệ thống sẽ hiển thị mã giao dịch cùng với đầy đủ các thông tin của giao dịch đó.

Không Có Mã Giao Dịch Có Kiểm Tra Lịch Sử Giao Dịch Được Không?

Trong mỗi giao dịch của các ngân hàng, mã giao dịch đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi xảy ra các tình huống sai sot hoặc nhầm lẫn thì cần phải dựa vào mã giao dịch để truy xuất lại lịch sử thực hiện của giao dịch, từ đó ngân hàng sẽ đưa ra phương hướng giải quyết cho bạn nếu giao dịch đó có tồn tại.

Vì mỗi ngày ngân hàng phải thực hiện khối lượng các giao dịch khổng lồ nên nếu bàn không có mã giao dịch thì không thể kiểm tra lịch sử giao dịch được.

Do vậy, sau khi hoàn thành xong các giao dịch mà không thấy mã giao dịch được cung cấp cho bạn thì nên liên hệ ngay với ngân hàng để giải quyết.

Tổng Kết

Hy vọng qua những thông tin đã được chia sẻ ở bài viết trên bạn đã tìm ra được câu trả lời cho thắc mắc mã giao dịch là gì. Cách tra cứu mã giao dịch vô cùng đơn giản chỉ cần bạn đăng nhập tài khoản của mình vào website hoặc ứng dụng moible banking của các ngân hàng sau đó kiểm tra lịch sử giao dịch là sẽ thấy ngay.

Tìm hiểu thêm:

Swift code là gì? Danh sách mã swift code các ngân hàng tại Việt Nam

Bank code là gì? Danh sách mã bank code của các ngân hàng tại Việt Nam

Ibank Number là gì? Danh sách mã IBank các ngân hàng tại Việt Nam

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Hướng dẫn vay 15 triệu tại VayVND duyệt online nhanh 24/7

Cho dù ngày càng có nhiều ứng dụng và website hỗ trợ vay...

Vay 300 triệu ngân hàng nào lãi suất tốt nhiêu ưu đãi năm 2023?

Việc vay vốn với hạn mức lớn như 300 triệu đồng sẽ là...

Quy trình duyệt, cách kiểm tra trạng thái hồ sơ Mirae Asset

Khi có nhu cầu vay vốn tại Mirae Asset, ngoài các thông tin...

5+Vay 20 triệu trả góp 12 tháng – 24 tháng duyệt online uy tín

Vay 20 triệu là gói vay không quá lớn, tuy nhiên bạn vẫn...

Đồng Shop Sun là công ty gì? Có phải lừa đảo không?

Đồng Shop Sun là một tổ chức chuyên cung cấp các giải pháp...

4+ Cầm đồ xe máy hỗ trợ online duyệt nhanh lãi suất thấp uy tín

Cầm đồ xe máy đã trở thành một trong những dịch vụ hỗ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *