Kinh tế vi mô là gì, nội dung và đối tượng nghiên cứu

Nếu bạn là 1 sinh viên kinh tế thì chắc chắn không còn xa lạ với các cụm từ “kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô”.

Việc nghiên cứu các thuật ngữ này sẽ đem đến cho bạn những hiểu biết quan trọng trong việc xác định hành vi người tiêu dùng, sản xuất hàng hóa và biết được các mối quan hệ giữa các thành phần cấu thành nên nền kinh tế.

Vậy kinh tế vi mô là gì? Kinh tế vĩ mô là gì? Cách phân biệt ra sao? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của VNCash24h nhé!

Kinh Tế Vi Mô Là Gì?

Kinh tế vi mô tiếng Anh gọi là micro – economics. Đây là môn khoa học chuyên nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của một tế bào kinh tế trong một quốc gia.

Từ những sự phân tích này, các nhà quản lý; chủ doanh nghiệp có thể tiến hành dự đoán được về xu hướng phát triển kinh tế của một khu vực, một đất nước trong quãng thời gian tương lai. Thông thường khoảng thời gian này sẽ là từ 5 đến 10 năm.

Nghiên cứu kinh tế vi mô là một môn khoa học kinh tế có vai trò và ý nghĩa đối với chủ doanh nghiệp và người làm chính sách. Mục tiêu chính của nghiên cứu kinh tế vĩ mô là tìm hiểu cơ chế thiết lập giá cả của từng sản phẩm dịch vụ trong những ngành nghề và giải quyết việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm một cách có hiệu quả.

kinh te vi mo la gi
Kinh tế vi mô là gì?

Các Vấn Đề Nghiên Cứu Cơ Bản Của Kinh Tế Học Vi Mô

Có thể nói, kinh tế vi mô là một môn khoa học chuyên về các vấn đề kinh tế. Trong đó, môn học này tập trung vào một số điều quan trọng nhất của nền kinh tế bao gồm: các vấn đề về thị trường, sản xuất, chi phí, lợi nhuận, các yếu tố khác nhau tác động đến sự phát triển của thị trường kinh doanh….

Trong số những điều trên, kinh tế vi mô sẽ chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các vấn đề gồm:

  • Lý thuyết cung – cầu và mối quan hệ giữa chúng
  • Hệ số co giãn trong kinh tế học vi mô
  • Các vấn đề trong hành vi người tiêu dùng
  • Các vấn đề cơ bản trong hành vi của nhà sản xuất.
  • Các vấn đề cạnh tranh, và lý thuyết cạnh tranh trong thị trường.
  • Vai trò của chính phủ trong điều hành nền kinh tế
  • Tác động qua lại giữa các chủ thể trong kinh tế học vi mô

Xem thêm:

Cung cầu là gì? Quy luật cung cầu trên thị trường

Cầu là gì? Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cầu trên thị trường

Cung là gì? Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung trên thị trường

Đối Tượng Của Kinh Tế Vi Mô

Khi tiếp cận đến kiến thức của kinh tế vi mô bạn sẽ hiểu được những hành vi đến từ của mỗi thành phần trong nền kinh tế như hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà đầu tư… có tác động đến nền kinh tế là như thế nào?

Ảnh hưởng của chính phủ trong việc giải quyết các thất bại thị trường? Tại sao các đơn vị và các cá nhân lại đưa ra các quyết định như thế? Họ làm như thế nào để có các quyết định đó?…

Do đó, đối tượng nghiên cứu của kinh tế vi mô là:

  • Những vấn đề kinh tế cơ bản của từng đơn vị kinh tế.
  • Tìm hiểu và phát hiện tính quy luật và xu hướng vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô.
  • Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường
  • Vai trò của Chính phủ.
doi tuong kinh te vi mo
Đối tượng của kinh tế vi mô

Nội Dung Của Kinh Tế Vi Mô

Do sự phức tạp và rộng lớn của mối quan hệ giữa các thành phần trong kinh tế vi mô. Nên nghiên cứu kinh tế vi mô sẽ tập trung vào một số nội dung quan trọng nhất như:

  • Kinh tế vi mô và những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp trong đó bao gồm: sản xuất và chi phí, ảnh hưởng của quy luật khan hiếm, lợi suất giảm dần, quy luật chi phí cơ hội tăng dần và hiệu quả kinh tế.
  • Cung cầu hàng hóa, nghiên cứu cung và cầu, các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu, cơ chế hình thành giá và sự thay đổi của giá do cung cầu thay đổi và các hình thức điều tiết giá cả.
  • Lý thuyết hành vi người tiêu dùng, giải thích tâm lý tiêu dùng kinh tế của con người. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần trong tiêu dùng, sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng.
  • Lý thuyết về doanh nghiệp cho rằng bản chất chung của các công ty là tối đa hóa lợi nhuận. Nghiên cứu các quy luật trong sản xuất, chi phí và lợi nhuận.
  • Cạnh tranh và độc quyền nghiên cứu về bản chất và cách hình thành thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn.
  • Thị trường và các yếu tố sản xuất lao động, vốn và đất đai
  • Những hạn chế của kinh tế thị trường và sự can thiệp của chính phủ

Những Khái Niệm Cơ Bản Của Kinh Tế Vi Mô

Khi đã nghiên cứu về kinh tế học vi mô chúng ta cần phải lưu ý một số khái niệm cơ bản. Những khái niệm này cũng được lặp đi lặp lại nhiều lần cũng là vấn đề tập trung nghiên cứu của kinh tế học vi mô.

  • Nhu cầu, cung và cân bằng: Cung, cầu là một trong những lý thuyết và cũng là quy luật chung của nền kinh tế. Thông thường yếu tố cầu sẽ đi trước và cung sẽ đi sau để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy vậy lý thuyết này không phải lúc nào cũng đúng bởi lẽ người ta có thể cung trước và tạo ra nhu cầu sau. Nhu cầu cung và sự cân bằng là yếu tố then chốt của một nền kinh tế. Chúng giúp xác định các vấn đề của một môi trường cạnh tranh. Một nền kinh tế oàn hảo là một nền kinh tế muốn đến sự cân bằng giữa cung và cầu.
  • Lý thuyết sản xuất: Lý thuyết sản xuất hay còn gọi là Production theory. Đây là khái niệm để chỉ việc tập trung vào nghiên cứu quá trình sản xuất hàng hóa. Trong đó vấn đề cần được giải quyết là nhu cầu chuyển hóa giữa đầu vào và thành phẩm đầu ra.
  • Chi phí sản xuất: Trong kinh tế học vi mô chi phí sản xuất là một khái niệm vô cùng quan trọng. Theo đó giá cả của hàng hóa dịch vụ được xác định dựa trên yếu tố chi phí sản xuất và nguồn lực để làm ra sản phẩm và dịch vụ đó.
  • Kinh tế lao động: Khái niệm này để chỉ chỉ chức năng và động lực của thị trường lao động. Chúng tập trung vào nghiên cứu mối quan hệ giữa người lao động và chủ sử dụng lao động. Các vấn đề cơ bản của kinh tế lao động bao gồm tiền lương việc làm và thu nhập cũng như mức sống của người lao động.

Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế Vi Mô

Với kinh tế học vi mô chúng ta có 3 phương pháp nghiên cứu cơ bản:

  • Phương pháp mô hình hóa;
  • Phương pháp so sánh tĩnh
  • Phương pháp phân tích biên tế.

Để có thể dễ dàng nghiên cứu chúng ta sẽ tập trung vào phương pháp mô hình hóa trong kinh tế học vi mô. Phương pháp mô hình hóa thực hiện đầy đủ theo 3 bước cơ bản bao gồm. Quan sát và đo lường; Xây dựng mô hình; Kiểm định mô hình.

phuong phap nghien cuu kinh te vi mo
Phương pháp nghiên cứu kinh tế vi mô

Bước 1: Quan sát và đo lường trong kinh tế vi mô

Trước khi bắt đầu xây dựng mô hình trong kinh tế học vi mô, nhà kinh tế phải tiến hành quan sát thu thập số liệu và đo lường các biển số của nền kinh tế.

Trong đó những yếu tố cơ bản không thể thay thế khi quan sát và đo lường như: Giá cả hàng hóa, số lượng hàng hóa tiêu thụ, các chỉ số giá chung, chính sách thuế, các khoản chi tiêu chính phủ, sản lượng hàng hóa, thu nhập và so sánh với các quốc gia khác.

Bước 2: Xây dựng mô hình trong kinh tế vi mô

Sau khi đã tiến hành quan sát và đo lường, chúng ta sẽ tiếp tục xây dựng mô hình trong kinh tế học vi mô. Quá trình xây dựng mô hình trong kinh tế học vi mô sẽ thực hiện qua 3 bước: Xác định vấn đề nghiên cứu, Xây dựng các mối quan hệ, Xác lập giả thuyết kinh tế.

  • Xác định vấn đề nghiên cứu: Đây là quá trình tìm kiếm các câu hỏi cần phải trả lời trong quá trình nghiên cứu. Ví dụ Tại sao giá lương thực tăng, giá vàng tăng. Nếu trợ giá thì người dân có lợi không. Nhà nước có nên bình ổn giá xăng dầu….
  • Xây dựng các mối quan hệ: Là quá trình xây dựng các mối quan hệ dựa trên các giả định đơn giản hóa của vấn đề so với thực tế. Người nghiên cứu cần thực hiện các bước đơn giản hóa nhằm dự đoán các mối quan hệ giữa biến số trong nền kinh tế. Bởi lẽ hoạt động kinh tế vô cùng phức tạp và chúng ta không thể nghiên cứu tất cả các khía cạnh của vấn đề. Tập trung vào một vài khía cạnh quan trọng loại bỏ những chi tiết thừa sẽ giúp tối ưu các giải pháp đưa ra cho nền kinh tế.
  • Xác lập giả thuyết kinh tế: Quá trình xác lập giả thuyết kinh tế nhằm mục đích giải thích các vấn đề được nghiên cứu. Mô hình sẽ tập trung vào dự báo và tiên đoán các kết quả có thể diễn ra dựa trên các chỉ số nghiên cứu ban đầu. Các giả thiết phải dựa trên những thay đổi có thể diễn ra của biến số trong nghiên cứu.

Bước 3: Kiểm định mô hình trong kinh tế vi mô.

Đây là bước kiểm định mô hình. Các nhà kinh tế học sẽ tập hợp các số liệu sau đó tiến hành phân tích và kiểm chứng giả thiết. Nếu các kết quả thực nghiệm phù hợp với giả thiết thì giả thiết sẽ được công nhận.

Nếu trong trường hợp kết quả thực nghiệm khác với giả thiết thì các giả thuyết sẽ bị bác bỏ. Quá trình này sẽ được thực hiện lọc đi lặp lại nhiều lần.

Trong trường hợp ốp đá kết quả thực nghiệm cho kết quả đúng như giả thiết thì chúng ta kết luận rằng đây là một lý thuyết kinh tế. Khi các lý thuyết kinh tế được sử dụng và thừa nhận một cách rộng rãi thì chúng được xem là quy luật của nền kinh tế.

Kinh Tế Vĩ Mô Là Gì?

Kinh tế vĩ mô hay còn gọi là kinh tế tầm lớn (tiếng Anh là Macroeconomics) là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung.

Các phân tích kinh tế vĩ mô thường tập trung nghiên cứu vào cơ chế hoạt động của nền kinh tế và xác định các yếu tố chiến lược quy định thu nhập và sản lượng quốc dân, mức sử dụng lao động, giá cả và sự biến động của các yếu tố này.

Hiểu một cách đơn giản nhất, kinh tế vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát nghiên cứu có hai khu vực điển hình gồm:

  • Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia (còn gọi là chu kỳ kinh tế).
  • Nghiên cứu những yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền vững của một quốc gia.
kinh te vi mo la gi
Kinh tế vĩ mô là gì?

Phân Biệt Giữa Kinh Tế Vi Mô Và Kinh Tế Vĩ Mô

Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô đều là hai khái niệm rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay có rất nhiều người có sự nhầm lẫn về chúng.

Vậy phân biệt kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô như thế nào? Hai khái niệm này giống và khác nhau ở điểm nào? Cùng theo dõi bảng sau để nắm rõ.

Tiêu chí phân biệt

Kinh tế vi mô

Kinh tế vĩ mô

Giống nhau

Cả hai đều là những bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Chúng có mối quan hệ tác động lẫn nhau giúp nền kinh tế phát triển bền vững.

Khác nhau

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia vào nền kinh tế.

Nghiên cứu tổng thể nền kinh tế bao gồm cả quốc gia và quốc tế.

Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố thuộc về kinh tế cá thể như: Cung cầu hàng hóa, cạnh tranh doanh nghiệp, sản xuất, chi phí, lợi nhuận…

Các yếu tố kinh tế tổng thể như: đầu tư vốn, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân…

Mục tiêu

Có vai trò trong việc xác định giá của một sản phẩm cùng với giá của các yếu tố sản xuất khác như đất đai, nguồn lao động, nguồn vốn, doanh nghiệp… trong nền kinh tế.

Duy trì ổn định ở mức giá chung và giải quyết các vấn đề chính của nền kinh tế như: lạm phát, giảm phát, tỷ lệ thất nghiệp và đói nghèo…

Các yếu tố tác động

  • Cung – Cầu
  • Giá cả của hàng hóa và dịch vụ
  • Giá của các yếu tố sản xuất
  • Mức tiêu thụ
  • Phúc lợi kinh tế
  • Vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường
  • Thu nhập quốc gia
  • Mức giá chung
  • Phân phối việc làm, tỷ lệ thất nghiệp
  • Tiền tệ
  • Vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ

Mối Quan Hệ Giữa Kinh Tế Vi Mô Và Kinh Tế Vĩ Mô

Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời. Cụ thể như sau:

  • Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của các tế bào cấu thành nên sự phát triển kinh tế. Những hành vi này nếu diễn ra trên diện rộng có thể gây nên sự thay đổi lớn trong nền kinh tế vĩ mô.
  • Tuy nhiên, chính sách kinh tế vĩ mô lại tác động ngược lại đến từng cá nhân, doanh nghiệp ảnh hưởng đến hành vi mua sắm, tiêu dùng hay sản xuất của họ.
  • Ngoài ra, nghiên cứu kinh tế vi mô là nghiên cứu về cách vận động của từng thành phần riêng lẻ trong nền kinh tế. Còn nghiên cứu kinh tế vĩ mô là tạo điều kiện, môi trường cho các thành phần trong nền kinh tế vi mô phát triển.
  • Hiểu một cách hình tượng, nếu ví tổng thể nền kinh tế là một chiếc bánh thì kinh tế vi mô là nguyên liệu làm nên một chiếc bánh còn kinh tế vĩ mô là khung định hình, chất xúc tác để chiếc bánh đẹp hơn và ngon hơn.
  • Điều này còn có nghĩa là, mỗi một doanh nghiệp, người dân trong kinh tế vi mô ổn định, phát triển thì kinh tế vĩ mô cũng phản ánh một sự phát triển tương tự nhưng rộng lớn hơn và nhiều biến số hơn.

Tổng Kết

Trên đây chúng tôi đã trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu nhất đến bạn về nội dung kinh tế vi mô là gì? Kinh tế vĩ mô là gì? Cũng như các điểm để phân biệt được kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp, bạn đọc có thể có thêm nguồn tham khảo để phục vụ cho công việc học tập, nghiên cứu, quản lý của mình ở hiện tại.

Xem thêm:

Kinh tế đầu tư là gì? Tìm hiểu chi tiết về ngành học kinh tế đầu tư

7 vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam hiện nay được phân chia thế nào?

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Vay tín chấp ngân hàng Agribank theo lương duyệt online 24/24

Vay tín chấp Agribank là sản phẩm phù hợp với tất cả các...

Webvay là gì, hướng dẫn vay nhanh 10 triệu qua ứng dụng này

Băn khoăn không biết lựa chọn đơn vị vay tiền trực tuyến nào...

Vay tín chấp Shinhan Bank theo lương lãi suất ưu đãi nhất 2023

Là một ngân hàng có nguồn vốn đầu tư 100% từ Hàn Quốc,...

Cách tra cứu mã số thuế người phụ thuộc online đơn giản nhất

Khi người phục thuộc đã thỏa được điều kiện về thu nhập cá...

Nhận làm hồ sơ nợ xấu có phải hình thức lừa đảo không?

Sau khi trải qua thời kỳ suy thoái do đại dịch covid gây...

4+ địa chỉ cầm cavet xe máy an toàn uy tín với lãi suất thấp

Từ xưa đến nay, khi muỗn xoay sở gấp một khoản tiền để...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *