Cung và cầu là 2 yếu tố rất quan trọng để hình thành nên một thị trường. Khi cầu lớn hơn cung thì giá tăng, cầu nhỏ hơn cung thì giá giảm, cầu bằng cung giá về trạng thái cân bằng.
Nhờ vào quy luật này mà các nhà đầu tư có thể xem xét và đưa ra lựa chọn cho các khoản đầu tư của mình. Vậy cung cầu là gì? Quy luật của nó ra sao? Hãy đi ngay vào bài viết sau đây của VNCash24h để tìm hiểu chi tiết nhé!
Cung Là Gì?
Cung (tiếng anh: Supply), đây là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định (với các yếu tố khác không đổi).
Quy luật cung: Khi giá cả của các hàng hóa tăng lên thì lượng cung cũng tăng (trong điều kiện các yếu tố khác là không đổi). Cung bao gồm cung thị trường và cung cá nhân:
- Cung cá nhân (hay lượng cung): là lượng hàng hóa/dịch vụ người bán muốn bán ứng với một mức giá cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, lượng cung chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.
- Cung thị trường: là Cung của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại.
- Tổng cung: là Cung của toàn thể các cá nhân đối với tất cả mặt hàng trong nền kinh tế gộp lại.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cung ngoài giá cả là: công nghệ, nguồn nguyên liệu đầu vào, điều tiết chính phủ, thiên tai dịch bệnh….
Cầu Là Gì?
Cầu (tiếng anh: Demand) là biểu thị lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định.
Quy luật cầu: Khi giá hàng hóa tăng lên thì lượng cầu của mặt hàng đó giảm xuống (giá tăng thì cầu giảm). Cầu bao gồm:
- Cầu cá nhân (hay lượng cầu): là số lượng hàng hóa/dịch vụ mà người mua muốn mua ứng với một mức giá cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.
- Cầu thị trường: Cầu của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại.
- Tổng cầu: Cầu của toàn thể các cá nhân đối với tất cả mặt hàng trong nền kinh tế gộp lại.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu ngoài giá cả là: Sở thích người tiêu dùng, giá cả hàng hóa liên quan, thu nhập, kỳ vọng kinh tế…
Cung – Cầu Trong Sản Xuất Và Lưu Thông Hàng Hóa
Cung – cầu trong nền kinh tế thị trường luôn tuân theo một quy luật nhất định. Đó là:
Khi số lượng một loại hàng hóa nào đó được bán trên thị trường lại nhỏ hơn so với lượng cầu của người tiêu dùng đối với loại hàng hóa trên thì giá cả của hàng hóa này sẽ có xu hướng tăng lên. Điều này dẫn đến khả năng mà nhóm người tiêu dùng có thể sẽ phải chi trả một mức giá cao hơn để sở hữu hàng hóa này.
Ngược lại, giá cả sẽ có xu hướng giảm đi, nếu như lượng cung mà các nhà cung cấp đổ ra thị trường lại vượt quá lượng cầu mà người tiêu dùng cần. Chính nhờ vào cơ chế điều chỉnh giá và lượng này mà, thị trường sẽ dần dần được chuyển đến trạng thái cân bằng.
Trạng thái cân bằng là nơi mà sẽ không còn có những áp lực để gây ra sự thay đổi về giá và cả lượng nữa. Và tại điểm cân bằng này thì người cung cấp sẽ sản xuất ra lượng hàng hóa gần như là bằng với lượng cầu mà người tiêu dùng muốn mua.
Thông qua tình hình cung cầu trên thị trường mà nhà sản xuất quyết định việc có đầu tư và đưa sản phẩm ra thị trường nữa hay không.
Do đó, các nhà đầu tư sẽ phải nghiên cứu thị trường, các nhu cầu tiêu dùng, thị hiếu. Đặc biệt là phát hiện nhu cầu mới, từ đó đưa ra quyết định cải tiến chất lượng, mẫu mã, hình thức,… hoặc loại bỏ để phù hợp với thị trường.
Tác Dụng Của Quy Luật Cung Cầu
Đối Với Nền Kinh Tế
Quy luật cung cầu quyết định trực tiếp mức giá thị trường thông qua sự vận động của quan hệ cung cầu. Mức giá thị trường thực hiện các chức năng:
- Một là, cân đối cầu cung ở ngay thời điểm mua bán (và chỉ ở thời điểm đó mà thôi).
- Hai là, chỉ cho các nhà sản xuất biết cần phải giảm hay tăng khối lượng sản xuất, khối lượng hàng hoá cung ứng ra thị trường. Xét về mặt thời gian, giá thị trường là cái có trước quan hệ cung cầu.
Đây là hiện tượng phổ biến của sự hình thành và vận động của giá cả trên thị trường. Thông qua sự vận động của giá thị trường, các nhà sản xuất có thể nhận biết tương đối chính xác nhu cầu của thị trường và họ có thể chủ động đưa ra thị trường một khối lượng hàng hoá tương đối phù hợp với nhu cầu đó.
Sự cân bằng cung cầu là cơ sở quan trọng để ổn định giá cả của từng loại hàng.
Đối Với Sản Xuất Kinh Doanh Và Lưu Thông Hàng Hoá
Quy luật cung cầu có tác dụng với sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa như sau:
- Tăng sản xuất kinh doanh khi cung < cầu, giá cả > giá trị.
- Thu hẹp sản xuất kinh doanh khi cung > cầu, giá cả < giá trị.
Đối Với Người Tiêu Dùng
Quy luật cung cầu có tác dụng với người tiêu dùng như sau:
- Giảm mua các mặt hàng khi cung < cầu, giá cao.
- Mua các mặt hàng khi cung > cầu, giá thấp.
Ví Dụ Thực Tế Về Quy Luật Cung Cầu
Để dễ hình dung, chúng ta sẽ lấy một ví dụ cho các bạn dễ hiểu hơn về quy luật cung cầu này:
Ví dụ 1: Tại thời điểm A, nông sản cam tại thành phố Tokyo có giá là 3000 yen trên 1 kg, cô Takeuchi có nhu cầu và đủ khả năng để mua cho gia đình mình sử dụng 2kg mỗi ngày vào những tháng mùa hè oi ả. Tuy vậy, do nhu cầu vào những mùa nóng này gia tăng nên giá cam khi ấy đã tăng lên tới 6000 yen trên 1 kg. Khi này nhu cầu của gia đình cô Takeuchi giảm xuống do lúc này cô chỉ đủ khả năng để mua 1 kg cam mà thôi.
Ví dụ 2: Lúc cam còn ở mức giá cũ là 3000 yen trên 1 ký, mỗi ngày người dân ở thành phố Tokyo có sức mua và tiêu thụ đến 10 tấn cam một ngày. Tuy nhiên vào các tháng nóng mùa hè, giá cam tăng lên tới 6000 yen trên 1 ký thì sức mua và tiêu thụ của cả thành phố Tokyo về mặt hàng nông sản này giảm xuống chỉ còn lại 4 tấn một ngày.
Kết luận: Qua 2 ví dụ trên ta sẽ thấy khi một mặt hàng có những mức giá khác nhau thì sẽ ảnh hưởng tác động tới nhu cầu và sức mua của người tiêu dùng cũng sẽ theo đổi theo các mức khác nhau.
Sức mua của thành phố Tokyo là 10 tấn cam một ngày và mỗi gia đình là 2kg cam một ngày khi mặt hàng này có giá 3000 yen. Ngược lại khi giá tăng lên gấp đôi là 6000 yen thì sức mua của cả thành phố Tokyo đã giảm hơn 1 nửa chỉ còn 4 tấn một ngày và nhu cầu của mỗi gia đình cũng giảm đi một nửa chỉ còn 1 kg một ngày.
Mối Quan Hệ Giữa Cung Cầu Và Giá Cả Thị Trường
Trên thị trường thực tế, giữa cung – cầu và giá cả có mối quan hệ mật thiết, quyết định, chi phối lẫn nhau. Bởi vì sự tăng hay giảm giá cả của một loại mặt hàng nào đó chính là sự tách ròi giá cả với gia trị của hàng hóa đó.
Nó kích thích hoặc hạn chế nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa này hay hàng hóa khác. Từ đó dẫn đến sự chuyển dịch nhu cầu hàng hóa, gây nên sự biến đổi trong quan hệ cung cầu.
Cung Cầu Tiền Tệ Là Gì?
Cung tiền tệ là lượng tiền để nền kinh tế đảm bảo nhu cầu của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hay nói cách khác, cung tiền tệ là toàn thể khối tiền tệ đã được cung cấp cho nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định tạo thành khối tiền tệ trong xã hội.
Cầu tiền tệ là tổng khối tiến Nhà nước, các thành kinh tế cần có để đáp ứng nhu cầu. Cầu tiền tệ không quyết định mức cung mà do Ngân hàng Trung ương quyết định.
Cung Cầu Tiền Tệ Và Tỷ Giá Hối Đoái
Cung cầu tiền tệ trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của tỷ giá hối đoái. Cung cầu ngoại tệ lại chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như trong đó có 2 yếu tố chính là cán cân thanh toán quốc tế và tổng cung tiền tệ.
Cán Cân Thanh Toán Quốc Tế
- Cán cân thanh toán quốc tế dư thừa => Cung ngoại hối > Cầu ngoại hối => Tỷ giá hối đối có xu hướng giảm.
- Cán cân thanh toán quốc tế thiếu hụt => Cung ngoại hối < Cầu ngoại hối => Tỷ giá hối đối có xu hướng tăng.
Tổng Cung Tiền Tệ
Cung cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối là một bộ phận của tổng cung cầu tiền tệ Quốc gia đó => Tổng cung cầu tiền tệ Quốc gia thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp cung cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối => quyết định tỷ giá cân bằng trên thị trường ngoại hối.
Ví dụ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành chính sách thắt chặt tiền tệ làm giảm Cung nội tệ => Cung nội tệ trên thị trường ngoại hối giảm => Cầu ngoại tệ thị trường ngoại hối giảm => Tỷ giá thay đổi.
Tổng Kết
Như vậy, đến đây các bạn đã hiểu được cung cầu là gì? Quy luật cung cầu khá quan trọng đối với các dự án kinh doanh, các nhà quản trị, hay thậm chí đối với một quốc gia.
Nhờ vào đó mà từng đối tượng sẽ có những ứng biến phù hợp với xu hướng. Hy vọng các bạn đã hiểu sơ lược về quy luật này cũng như những tiền đề, quy định và vận dụng nó vào thực tế nhé.
Xem thêm:
Kinh tế đầu tư là gì? Có nên học ngành kinh tế đầu tư không?
7 vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam hiện nay phân chia thế nào?
Kinh tế tri thức là gì? Vai trò đặc điểm và chức năng?
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
Cách tra cứu mã số thuế người phụ thuộc online đơn giản nhất
Khi người phục thuộc đã thỏa được điều kiện về thu nhập cá...
F88 là gì, dịch vụ cầm đồ online tại F88 có thủ tục thế nào?
F88 là một thương hiệu cầm đồ đã không còn xa lạ gì...
Điều kiện vay tín chấp VIB theo lương chuyển khoản năm 2023
Vay tín chấp VIB là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều khách...
Cách tra cứu hợp đồng và khoản vay HomeCredit bằng CMND
Bạn nên nắm được cách tra cứu khoản vay Home Credit để có...
Vay dài hạn là gì, thời hạn bao lâu, các thông tin cần biết
Nếu bạn đang cần nguồn vốn lớn để đầu tư kinh doanh thì...
Cách kiểm tra khoản vay, tra cứu hợp đồng SHB Finance online
Đối với bất kỳ khách hàng nào sau khi đã được giải ngân...