Vốn là một trong những yếu tố quan trọng của mỗi công ty, doanh nghiệp khi vận hành hoạt động. Nguồn vốn này cần phải khai báo rõ trong thông tin khi thành lập và nó có thể được huy động từ nhiều nơi khác nhau. Vậy để hiểu rõ hơn về nguồn vốn chủ sở hữu là gì chúng ta cùng đi tìm hiểu nội dung trong bài viết dưới đây.
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu (Equity) là loại vốn thuộc sở hữu do các chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.
Các chủ sở hữu cùng góp vốn để tiến hành một hoạt động sản xuất, kinh doanh và cùng chia sẻ lợi nhuận được tạo ra từ các hoạt động này của doanh nghiệp cũng như cùng nhau chịu những khoản lỗ nếu kinh doanh không có lãi.
Trong trường hợp đơn vị phá sản hoặc ngừng hoạt động, loại vốn này được ưu tiên trả các khoảng nợ rồi mới chia đều cho các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn của họ. Hiểu theo cách đơn giản thì vốn chủ sở hữu sẽ là tổng tài sản của doanh nghiệp trừ đi nợ phải trả.
Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Về bản chất:
- Vốn điều lệ thực chất là khoản tài sản mà chủ thể đưa vào công ty để góp vốn trở thành chủ sở hữu của công ty đó.
- Vốn chủ sở hữu là khoản tài sản mà những chủ thể đã là chủ sở hữu của công ty thu lại được trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Về chủ sở hữu
- Vốn điều lệ thuộc sở hữu của các cá nhân, tổ chức góp hoặc cam kết góp để thành lập doanh nghiệp.
- Vốn chủ sở hữu có thể là Nhà nước, các cá nhân hoặc tổ chức tham gia góp vốn, cũng có thể là các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu.
Cơ chế hình thành
- Vốn điều lệ được hình thành dựa trên vốn do các cá nhân hoặc các tổ chức cam kết góp trong một thời hạn nhất định.
- Vốn chủ sở hữu có thể hình thành do nhà nước cấp, do doanh nghiệp bỏ ra để góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại.
Về ý nghĩa
- Vốn điều lệ là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các thành viên với khách hàng và đối tác. Có thể nói, đây là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
- Vốn chủ sở hữu sẽ phản ánh số liệu và tình hình tăng, giảm các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp.
Xem chi tiết: Vốn điều lệ là gì? Các thông tin cần biết về vốn điều lệ
Vốn chủ sở hữu gồm những gì?
Vốn chủ sở hữu sẽ bao gồm:
- Vốn cổ đông
- Thặng dư vốn cổ phần
- Cổ phiếu quỹ
- Lãi chưa phân phối
- Quỹ dự phòng tài chính
- Quỹ khen thưởng và phúc lợi
- Quỹ đầu tư và phát triển
- Một số các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu…
Vốn chủ sở hữu có được từ các nguồn nào?
Vốn chủ sở hữu được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, phổ biến nhất là các nguồn:
- Số tiền do các nhà đầu tư góp vốn
- Lợi nhuận được tạo ra bởi quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp
- Chênh lệch do đánh giá lại tài sản sau một thời gian hoạt động
- Các nguồn khác
Ý nghĩa của việc tăng giảm vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu tăng
- Khi chủ sở hữu góp thêm vốn
- Bổ sung vốn từ lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp, từ các quỹ thuộc vốn thuộc chủ sở hữu
- Khi cổ phiếu phát hành cao hơn mệnh giá
- Giá trị của quà biếu, tài trợ, tặng trừ đi thuế phải nộp là số dương và được các cấp thẩm quyền cho phép ghi tăng Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu giảm
- Khi doanh nghiệp phải hoàn vốn góp cho chủ sở hữu vốn;
- Khi cổ phiếu phát hành ra thấp hơn mệnh giá;
- Khi doanh nghiệp giải thể, không hoạt động nữa;
- Khi phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh theo quy định của các cấp thẩm quyền;
- Khi hủy bỏ cổ phiếu quỹ (đối với công ty cổ phần).
Nguồn vốn chủ sở hữu phổ biến tại Việt Nam
Với các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì vốn chủ sở hữu cũng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Doanh nghiệp nhà nước: Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư. Do vậy chủ sở hữu vốn là nhà nước.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Nguồn vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty góp vốn. Và các thành viên này chính là chủ sở hữu vốn.
- Công ty cổ phần: Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn của các cổ đông. Vì vậy, chủ sở hữu vốn ở đây là các cổ đông.
- Công ty hợp danh: Nguồn vốn được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập công ty. Do vậy các thành viên này chính là chủ sở hữu vốn.
- Doanh nghiệp tư nhân: Nguồn vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đóng góp. Vì thế, chủ sở hữu vốn sẽ là chủ doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp liên doanh: Việc liên doanh có thể được liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với nước ngoài.
Cách tính vốn chủ sở hữu
Sau khi đã hiểu rõ Vốn chủ sở hữu là gì rồi thì bạn cần phải biết cách tính vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu có thể được tính bằng cách xác định giá trị của nó dựa trên các tài sản như đất đai, nhà cửa, vốn hàng hóa, hàng tồn và các khoản thu nhập khác. Sau đó, chúng ta lấy giá trị của các tài sản này trừ đi các khoản nợ và chi phí khác.
Công thức tính vốn chủ sở hữu được áp dụng như sau: Vốn chủ sở hữu = Tổng Tài sản – Nợ phải trả.
Tổng Kết
Có thể thấy vốn chủ sở hữu là điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp có thể vận hành và hoạt động một cách tốt nhất. Khi hiểu được “Vốn chủ sở hữu là gì?” và xác định chính xác giá trị của Vốn chủ sở hữu sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Xem thêm:
Vốn lưu động là gì? Các thông tin cần biết về vốn lưu động
Vòng quay khoản phải thu là gì? Các thông tin cần biết
Doanh thu thuần là gì? Mọi thôngn tin cần biết về doanh thu thuần
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vay tiền bằng sổ hộ khẩu và CMND online ở đâu lãi suất thấp?
Cần đáp ứng điều kiện gì để được vay tiền bằng sổ hộ...
Đảo nợ là gì, có nên vay ngân hàng để đảo nợ không?
Đảo nợ ngân hàng là cách chuyển một khoản vay cũ đã đến...
App H5 Waka Credit là gì, dịch vụ vay vốn này có uy tín không?
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tài chính để xoay sở...
App H5 CarpCredit là gì, có nên vay tiền qua ứng dụng này không?
Có rất nhiều khách hàng đã lựa chọn H5 CarpCredit để đăng ký...
Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng LienVietPostBank 2023
Trong xã hội hiện đại như hiện nay, nhu cầu vay một nguồn...
Nợ xấu nhóm 5 là gì, bao lâu thì được xóa?
Nợ xấu nhóm 5 là một nhóm nợ nguy hiểm, nếu khách hàng...