Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là gì, tầm quan trọng của nó?

Với sự phát triển của nền kinh tế hiện đại, Supply Chain đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và phân phối, giảm thiểu chi phí và tăng cường hiệu quả vận hành. Vậy Supply Chain là gì? Nó đem lại những lợi ích nào cho doanh nghiệp? Những ngành nào yêu cầu phải có Supply Chain? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau của VNCash24h nhé!

Supply Chain Là Gì?

Supply Chain còn được biết đến với tên gọi là Chuỗi cung ứng. Đây là một mạng lưới giữa công ty và các nhà cung cấp để sản xuất, phân phối sản phẩm.

Quá trình này sẽ diễn ra từ giai đoạn đầu là tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô cho đến việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cuối cùng tới tay người tiêu dùng. Mạng lưới này bao gồm các hoạt động, con người, thực thể, thông tin và tài nguyên khác nhau.

Đối với hệ thống Chuỗi cung ứng phức tạp, các sản phẩm đã qua sử dụng có thể quay trở lại Chuỗi cung ứng tại bất kỳ thời điểm nào mà giá trị còn lại có thể tái chế được.

Các nhà cung cấp trong Chuỗi cung ứng thường được xếp hạng theo “cấp”. Cụ thể, sản phẩm sẽ được các nhà cung cấp cấp một đưa trực tiếp đến với khách hàng. Cứ như vậy, cấp hai là các nhà cung cấp cho cấp một, cấp ba là nhà cung cấp cho cấp hai,…

Ngoài ra Supply Chain còn được định nghĩa như sau:

  • Theo định nghĩa của Lee & Bilington, Supply Chain là hệ thống các công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm tới thành phẩm và thông qua các hệ thống phân phối chuyển tới tay người tiêu dùng.
  • Hay theo định nghĩa của Ganeshan & Harrison thì “Supply chain là một mạng lưới các lựa chọn về phân phối và các phương tiện để thực hiện thu mua nguyên vật liệu, biến đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian để sản xuất ra sản phẩm, phân phối sản phẩm này tới tay người tiêu dùng”.
supply chain la gi
Supply Chain là gì?

Supply Chain Management Là Gì?

Supply Chain Management (viết tắt là SCM) trong tiếng Việt có nghĩa là quản lý chuỗi cung ứng có nhiệm vụ hoạch định, tìm kiếm nguồn hàng, thua mua, tiến hành sản xuất, quản lý công tác hậu cần…đến việc tìm đầu ra như đối tác bán hàng, nhà cung cấp, kênh trung gian…

SCM là sự kết hợp nhiều giải pháp khác nhau để cải thiện cách tìm kiếm những nguyên liệu với chi phí tối ưu từ đó tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất phân phối đến khách hàng.

Điều khó khăn nhất và cũng là quan trong nhất trong Supply Chain Managenment là người CEO phải có hiểu biết sâu rộng để tìm ra các nguồn tài nguyên tốt nhất và kết hợp chúng sao cho tối ưu trong dây chuyền cung ứng sản xuất.

Tầm Quan Trọng Của Supply Chain Đối Với Doanh Nghiệp

Supply Chain có mức độ quan trọng rất cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để có thể sản xuất kinh doanh hiệu quả, chủ doanh nghiệp cần phải nắm bắt được những thông tin về chuỗi cung ứng của mình. Vì chuỗi cung ứng có thể:

  • Ảnh hướng đến toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khâu hoạch định, quản ký quá trình cho đến tìm kiếm nguồn hàng và sản xuất thành phẩm để cung cấp tới người tiêu dùng.
  • Chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, đồng thời khẳng định chỗ đứng trên thị trường và khả năng phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp trong tương lai gần.
  • Chuỗi cung ứng đảm bảo đầu vào và đầu ra của hàng hóa được vận hành suôn sẻ, trơn tru. Đầu vào giúp doanh nghiệp dự đoán đúng nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu thị trường để giảm thiểu số lượng tồn kho. Còn đầu ra đáp ứng cung cấp đủ sản phẩm cho người tiêu dùng nhằm đem lại mức doanh thu cao và ổn định.
  • Chuỗi cung ứng Supply Chain rút ngắn quá trình đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh nhất. Từ đó giảm thiểu chi phí hoạt động Logistics và hậu cần.

Để thấy cụ thể về tầm quan trọng của Supply Chain, chúng tôi có thể lấy ngay ví dụ về đôi giày bạn đang đi. Có thể bạn đã biết, chúng hầu như không phải được đúc ra như nhựa. Để có được một đôi giày, quá trình này sẽ diễn ra vô cùng dài và phải kết hợp rất nhiều công đoạn như:

  • Tìm nguồn cung của nguyên liệu như nhựa hoặc vải, các nguyên phụ liệu khác như: màu, chỉ, keo dán,…
  • Chúng sẽ được tập trung lại hoặc gia công từ nhiều nơi khác nhau, như tại Trung Quốc chẳng hạn, để tập trung được sẽ phải có sự tham gia của Logistics.
  • Sau khi những đôi giày được gia công hoàn tất, chúng sẽ được gửi đi từ công xưởng đến những nhà phân phối tại từng quốc gia, vận chuyển đến các cửa hàng và cuối cùng mới đến tay của người tiêu dùng.

Từ ví dụ trên, bạn có thể nhìn ra thế giới chúng ta đang sống, từng cái ghế, cái bàn hay cây bút… Chúng đều được vận chuyển xung quanh bạn, mỗi ngày, mỗi giờ đều như thế.

Từ đó, bạn có thể thấy, Supply Chain là không thể thiếu trên thế giới này. Thử tưởng tượng xem nếu không có Supply Chain, không có sự liên kết và một doanh nghiệp phải vận hành tất cả mọi thứ một mình, điều đó thực sự sẽ khủng khiếp đến nhường nào!

tam quan trong cua supply chain
Tầm quan trọng của Supply Chain đối với doanh nghiệp

Những Ngành Công Nghiệp Yêu Cầu Phải Có Chuỗi Cung Ứng Supply Chain

Supply Chain có mặt ở hầu hết các hoạt động, ngành hàng, tuy nhiên có những ngành đặc thù có chuỗi cung ứng rất rõ ràng như:

  • Thiết bị điện tử tiêu dùng như Apple, Dell, Sony: họ cần linh kiện ở rất nhiều nơi khác nhau, nhà cung cấp khác nhau để tạo thành một cái IPhone, máy tính hay máy ảnh.
  • Hàng tiêu dùng.
  • Ô tô: bạn có thể đã từng nghe rằng Ô tô được lắp ráp ở Việt Nam hoặc Thái Lan và những linh kiện để lắp đặt chiếc xe đó được tập hợp cũng là một phần của Supply Chain.
  • Phân phối bán buôn, bán lẻ.
  • Các thiết bị y tế.
  • Chăm sóc sức khỏe.
  • Năng lượng.

Lợi Ích Mà Supply Chain Đem Lại Cho Doanh Nghiệp

Nếu doanh nghiệp có thể quản trị chuỗi cung ứng của mình một cách hiệu quả, doanh nghiệp sẽ có thể có được những lợi ích thiết thực như:

  • Giảm thiểu lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp
  • Gia tăng mức độ chính xác trong việc dự báo sản xuất
  • Cải thiện được vong cung ứng của Supply Chain.
  • Giúp lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên
  • Giúp giảm giá thành trên toàn chuỗi cung ứng.
  • Giảm bớt được những vị trí việc làm không cần thiết, tinh giảm nhân sự.

Hạn Chế Khi Ứng Dụng Supply Chain

Khi ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng Supply Chain, nếu đơn vị sai từ khâu nguyên liệu sản xuất tới hệ thống phân phối thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.

Những hình thức kinh doanh nhiều chi nhánh, đối tác hoặc văn phòng dễ dẫn đến sự xáo trộn. Trường hợp Supply Chain không tương thích với công cụ quản trị mà doanh nghiệp sử dụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh.

Hậu Quả Của Việc Thiếu Đi Chuỗi Cung Ứng Đối Với Doanh Nghiệp

Hiện nay, dưới tác động của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và các nhân tố tạo ra sự đứt quãng chuỗi cung ứng rất phức tạp khiến cho các doanh nghiệp đối diện với hàng loạt sự khó khăn như thiếu hụt nguyên liệu, lạm phát tăng cao… Điều này sẽ đe dọa kỷ nguyên chi phí thấp, cũng như sự vô tận của nguồn cung sẽ kết thúc.

hau qua thieu chuoi cung ung voi doanh nghiep
Hậu quả của việc thiếu đi chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp

Một số hậu quả của việc thiếu đi chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp như sau:

Đe dọa phá vỡ thành tựu của quá trình toàn cầu hóa

Nhờ vào sự tích hợp của sản xuất trong và ngoài biên giới suốt thời gian qua, người tiêu dùng luôn được cung cấp hàng hóa dồi dào và ngay lập tức. Nhưng cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng năm 2021 đang thúc đẩy sự thoái trào của quá trình toàn cầu hóa.

Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng càng trở nên trầm trọng hơn khi sản xuất toàn cầu đang có mối liên hệ vô cùng khăng khít giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Các doanh nghiệp đã áp dụng hình thức thuê ngoài và gia công thông qua mô hình tách thiết kế ra khỏi sản xuất.

Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ trọng thương mại thế giới trong các chuỗi giá trị toàn cầu đã tăng từ 37% vào năm 1970 lên 52% vào năm 2008.

Các công ty đang ngày càng phải đối mặt với nguy cơ phụ thuộc vào các nhà cung cấp ở xa và việc không có hệ thống giảm xóc trong các liên kết quan trọng, từ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đến truyền tải điện.

Kéo chậm đà phục hồi kinh tế

Hiện dịch bệnh vẫn đang kéo dài, các doanh nghiệp trên toàn cầu đang đối diện với một loạt khó khăn liên quan đến thiếu hụt nguyên vật liệu, giá cả leo thang, khan hiếm nguồn nhân lực.

Các nhân tố tạo ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng là rất đa dạng và ngày càng phức tạp, vì quá trình toàn cầu hóa khiến cho mức độ lệ thuộc giữa các quốc gia tăng lên. Hơn nữa, tình hình dịch bệnh tại từng nước cũng khác nhau, do đó vấn đề giải quyết chuỗi cung ứng càng khó hơn.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp cao cấp toàn cầu dự đoán, cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng sẽ có thể tiếp tục kéo dài đến nửa cuối năm 2022.

Hơn một năm qua, các biện pháp phòng chống dịch và hạn chế đi lại đã khiến ngành sản xuất bị đình trệ, hàng hóa tắc nghẽn và để giải phóng được những lô hàng hóa tồn đọng sẽ mất rất nhiều thời gian.

Thêm vào đó là chi phí lao động tăng, giá năng lượng leo thang, các doanh nghiệp thực phẩm trên toàn cầu bắt đầu nâng cao giá bán hàng hóa khiến cho các nước đối diện với sức ép lạm phát gia tăng.

Với tình trạng khó khăn này, tốc độ phục hồi của các nền kinh tế chủ chốt không giống nhau buộc chính phủ và doanh nghiệp các nước phải tìm cách ứng phó. Trong khi lạm phát là vấn đề tạm thời hay sẽ kéo dài vẫn còn có quan điểm khác nhau, nhưng xu thế giá cả leo thang như hiện nay là rất rõ rệt.

Dịch bệnh đã làm bộc lộ yếu điểm của chuỗi cung ứng toàn cầu từ nguyên liệu, sản xuất đến vận chuyển, dịch vụ hậu cần. Chuỗi cung ứng quá lệ thuộc, quá tập trung và không minh bạch sẽ khiến xu hướng thiếu hụt nguồn cung tiếp tục kéo dài trong một thời gian.

Phân Biệt Giữa Supply Chain Và Logistics

Trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp không chỉ bao gồm sản xuất, nhà cung cấp mà các đơn vị trung gian như nhà bán lẻ, kho vận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Đó chính là Logistics. Từ đó có thể thấy, Logistics là một phần không thể thiếu khi quản lý chuỗi cung ứng.

Một số đặc điểm để phân biệt giữa Supply Chain và Logistics như sau:

  • Nếu như chuỗi cung ứng Supple Chain là mạng lưới liên kết giữa các công ty làm việc cùng nhau thì Logistics là hoạt động trong phạm vi của một tổ chức nhất định.
  • Nếu như chuỗi cung ứng Supple Chain bao gồm cả hoạt động của Logistics thì Logistics chỉ bao gồm một số nhiệm vụ chính như thu mua, phân phối và quản lý hàng tồn kho.
  • Phạm vi hoạt động của Logistics chỉ nằm trong phạm vi doanh nghiệp còn Supply Chain là trong và ngoài doanh nghiệp.
  • Mức độ ảnh hưởng của Logistics thường ngắn hạn còn chuỗi cung ứng có tầm ảnh hưởng dài hạn đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
  • Mục tiêu của Logictics là giảm chi phí vận chuyển nhưng tăng chất lượng dịch vụ thì mục tiêu của chuỗi cung ứng Supply Chain SCM là đặt mục tiêu giảm được chi phí trên toàn quá trình phân phối.

Các Vị Trí Công Việc Được Phân Chia Trong Supply Chain

Nhìn chung, phạm vi hoạt động của chuỗi cung ứng rất rộng. Các công ty tham gia vào chuỗi cung ứng có cách vận hành và mô hình hoạt động rất khác nhau nên hình thành nhiều vị trí công việc với tên gọi và mô tả công việc của từng vị trí cũng rất khác nhau.

Sau đây chúng tôi sẽ dựa trên 1 mô hình chuỗi cung ứng: Lập kế hoạch – Sản xuất – Tìm nhà cung cấp và phân phối, để phân chia các vị trí trong ngành Supply Chain thành ba nhóm công việc với các vị trí việc làm tương ứng như sau:

cca vi tri cong viec trong supply-chain
Các vị trí công việc trong Supply Chain

Nhóm công việc liên quan đến lập kế hoạch

Nhóm này bao gồm các vị trí:

  • Supply Chain Planner (Lập kế hoạch Chuỗi cung ứng),
  • Demand Planner (Dự báo nhu cầu thị trường),
  • Production Planner (Lập kế hoạch sản xuất),
  • Capacity Planner (Lập kế hoạch năng lực sản xuất),
  • Logistics Resource Planner (Lập kế hoạch nguồn lực logistics)
  • Load Planner (Lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa).

Nhóm công việc liên quan đến hoạt động sản xuất

Nhóm này bao gồm các vị trí:

  • Giám sát,
  • Trưởng phòng sản xuất,
  • Giám sát chất lượng sản phẩm,
  • Trưởng phòng mua hàng,
  • Trưởng phòng chất lượng,
  • Nhân viên / Trưởng phòng kho vận nhà máy,
  • Nhân viên tìm kiếm nguồn hàng,
  • Nhân viên quản lý tồn kho và mua hàng,
  • Nhân viên / Trưởng phòng thu mua,….

Nhóm công việc liên quan đến luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa và thông tin

Nhóm này bao gồm các vị trí:

  • Nhân viên lái xe vận hành hàng hóa trong kho,
  • Nhân viên phân chia đơn hàng,
  • Nhân viên lái cần cẩu,
  • Nhân viên lái xe tải,
  • Nhân viên chứng từ,
  • Nhân viên phục vụ khách hàng,
  • Nhân viên khai báo hải quan và làm các thủ tục chuyên ngành,
  • Nhân viên sales,
  • Kế toán,
  • IT,
  • Nhân viên thiết kế và cung cấp giải pháp logistics,…

Tổng Kết

Qua bài viết này, chắc rằng các bạn đã hiểu hơn về Supply Chain là gì? Cũng như tầm quan trọng của Supply Chain đối với doanh nghiệp. Khi tối ưu Suppley Chain giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí sản xuất từ đó nâng cao lợi nhuận. Chúc quý doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng của mình thành công!

Xem thêm:

Wacc là gì? Cách tính chi phí vốn bình quân chi tiết

Bom là gì? Có bao nhiêu loại hoá đơn vật liệu trong sản xuất?

Outsourcing là gì? Ưu và nhược điểm khi thuê ngoài

Thị trường là gì? Các khái niệm căn bản cần nắm rõ

Phương sai là gì? Công thức tính chi tiết

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (1 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

5+ địa chỉ vay tiền bằng Cavet xe máy online uy tín lãi suất thấp

Vay tiền bằng cavet xe máy online là một giải pháp giúp bạn...

Cash24 có phải của FE không, cách đăng ký vay tiền ra sao?

Nếu bạn đang hoang mang không biết đăng ký vay tiền online tại...

5+ địa chỉ vay tiền tại TPHCM giải ngân nhanh trong ngày

Là một trong 2 trung tâm kinh tế của Việt Nam, các chi...

5+Vay 20 triệu trả góp 12 tháng – 24 tháng duyệt online uy tín

Vay 20 triệu là gói vay không quá lớn, tuy nhiên bạn vẫn...

Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ Vietinbank cập nhật mới 2023

Sản phẩm vay thế chấp sổ đỏ VietinBank đang được sự tin dùng...

5+ địa chỉ vay tiền Đồng Tháp lãi suất ưu đãi tốt nhất 2023

Với sự phát triển của công nghệ, việc vay tiền trực tuyến đang...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *