Việc có mục tiêu rõ ràng sẽ giúp bạn nhanh chóng phát triển hơn về mọi mặt dù là trong cuộc sống hằng ngày hay công việc kinh doanh. Áp dụng mục tiêu Smart Goal sẽ giúp bạn định hướng được mục tiêu một cách rõ ràng hơn. Vậy Smart Goal là gì? Sử dụng Smart Goal sẽ mang lại những lợi ích nào? Hãy cùng tham khảo trong bài viết sau của VNCash24h nhé!
Smart Goal Là Gì?
Smart Goal là mục tiêu bao gồm những nguyên tắc thông minh. Thông qua mục tiêu này, bạn có thể định hướng những công việc, nhiệm vụ mà mình sẽ làm trong tương lai và đi theo đúng hướng. Từ đó mang lại cái nhìn tổng quan về mục tiêu mà bạn đã đặt ra và giúp mục tiêu ấy đạt hiệu quả cao nhất.
Mục tiêu S.M.A.R.T đại diện cho 5 chữ cái đầu tiên trong 5 từ tiếng Anh, bao gồm 5 nguyên tắc cơ bản để thiết lập định hướng mục tiêu phát triể một cách rõ ràng:
- S – Specific (simple, sensible, significant): Cụ thể, dễ hiểu.
- M – Measurable (meaningful, motivation): Đo lường được.
- A – Attainable (agreed, achievable): Có thể đạt được, tính khả thi.
- R – Relevant (reasonable, realistic and resources, results-based): Tính thực tế.
- T – Time-Bound (time-based, time-limited, time/cost limited, timely, time-sensitive): Giờ giấc hoàn thành.
Phương Pháp Đặt Mục Tiêu Smart Goal
Mục tiêu SMART sẽ bao gồm 5 nguyên tắc cụ thể như sau.
S – Specific (Simple, Sensible, Significant)
S – Specific (simple, sensible, significant): Cụ thể, dễ hiểu.
Một mục tiêu thông minh cần có kế hoạch cụ thể và rõ ràng cho từng yếu tố và thời gian hoàn thành cụ thể. Bạn có kế hoạch càng chính xác, bạn càng dễ dàng tìm thấy “lối đi”, nâng cao quyết tâm và nỗ lực hết mình ở mọi bước.
Khi soạn thảo mục tiêu của bạn, hãy cố gắng trả lời năm câu hỏi “W”:
- What: Có gì để tôi muốn đạt được?
- Why: Tại sao mục tiêu này lại quan trọng?
- Who: Ai có liên quan?
- Where: Trong trường hợp này nó nằm ở đâu?
- Which: Những nguồn lực hoặc giới hạn nào có liên quan?
Ví dụ: Mục tiêu của bạn trong 5 năm tới là có một chiếc ô tô cao cấp, nhưng đó không phải là một mục tiêu cụ thể. Bạn nên mô tả rõ ràng đi hãng xe nào, màu gì, bao nhiêu chỗ, nội thất như thế nào, giá bao nhiêu? Từ đó, vạch ra chi tiết số tiền cụ thể bạn sẽ kiếm được trong 5 năm để có thể dễ dàng hiện thực hóa mục tiêu ban đầu.
M – Measurable (Meaningful, Motivating)
M – Measurable (meaningful, motivation): Đo lường được
Measurable có hàm ý là bạn phải luôn liên kết mục tiêu của mình với các số liệu cụ thể. Đảm bảo rằng mục tiêu của bạn có trọng lượng có thể đo lường được. Một con số cụ thể bạn phải đưa ra, bạn sẽ dễ dàng biết được bạn đã phải nỗ lực như thế nào để hoàn thành nó?
Một mục tiêu có thể đo lường phải giải quyết các câu hỏi như:
- Bao nhiêu?
- Bao lâu?
- Làm thế nào tôi sẽ biết khi nào nó được hoàn thành?
Như ví dụ trên: Bạn ước tính tương lai chiếc xe cao cấp đó sẽ có giá 5 tỷ. Tức là mỗi năm bạn cần tiết kiệm 1 tỷ đồng. Tất nhiên, để có 1 tỷ/năm thì thu nhập hàng tháng của bạn phải trên dưới 100 triệu đồng (tương đương 1,2 tỷ/năm), trong mỗi năm nếu bạn chỉ sử dụng tối đa 200 triệu thì bạn sẽ tiết kiệm được khoảng 1 tỷ năm.
Con số cụ thể mà bạn đặt ra để đạt được mục tiêu giống như đòn bẩy để cổ vũ tinh thần bạn. Ngược lại, nếu không có những con số chính xác, bạn sẽ khó tập trung vào mục tiêu, dễ sinh ra chán nản, bỏ cuộc.
A – Atainable (Agreed, Achievable)
A – Attainable (agreed, achievable): Có thể đạt được, tính khả thi
Một mục tiêu phi thực tế và viển vông cũng giống như việc bạn đi trên con đường chinh phục mục tiêu, không phải bằng đôi chân của bạn mà chỉ là những điều viển vông, ảo mộng. Bạn cần phải suy nghĩ xem khả năng của mình có đang và sẽ phù hợp với mục đích đó hay không?
Một mục tiêu có thể đạt được thường sẽ trả lời các câu hỏi như:
- Làm thế nào tôi có thể hoàn thành mục tiêu này?
- Mục tiêu thực tế đến mức nào, dựa trên các ràng buộc khác, chẳng hạn như các yếu tố tài chính?
Ví dụ: Nói về sở hữu ô tô 5 tỷ trong 5 năm nhưng bạn chỉ làm nhân viên văn phòng thông thường hoặc lao động chân tay với thu nhập từ 10 đến 20 triệu / tháng thì để dư được 1 tỷ / năm là điều rất viển vông và phi thực tế.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải hạ thấp mục tiêu của mình, bạn phải suy nghĩ lại mình cần làm gì để đạt được mục tiêu đó, thay đổi cách làm, cách nghĩ tư duy để kiếm nhiều tiền hơn. Nên nhớ rằng chúng ta không thể đạt được kết quả mới nếu bạn vẫn làm theo cách cũ.
R – Realistic (Reasonable, Realistic And Resourced, Results-based)
R – Relevant (reasonable, realistic and resourced, results-based): Tính thực tế.
Mục tiêu của bạn cũng cần phải thực tế, có tính khả thi và có thể đạt được để thành công. Bạn phải xem xét liệu mục tiêu đó là bây giờ có thể đạt được hay chưa, hoặc liệu bạn nên cần chuẩn bị gì thêm để đạt được mục tiêu này.
Đưa ra một chiến lược tốt và đặt mục tiêu phù hợp mà bạn có thể hoàn thành trong một khung thời gian nhất định sẽ giúp bạn có động lực và sự tập trung bức phá, thách thức giới hạn và đạt đến thành công.
Một mục tiêu phù hợp có thể trả lời “có” cho những câu hỏi sau:
- Điều này có vẻ đáng giá?
- Đây có phải là thời điểm thích hợp?
- Điều này có phù hợp với những nỗ lực / nhu cầu khác của chúng ta không?
- Tôi có phải là người phù hợp để đạt được mục tiêu này không?
- Nó có áp dụng được trong môi trường kinh tế xã hội hiện nay không?
Ví dụ: Với chiếc xe 5 tỷ ở trên, nếu bạn vẫn giữ ở mức thu nhập từ 10 đến 20 triệu/ tháng thì không thể thực hiện được. Bạn có thể tìm kiếm nguồn thu nhập thứ hai, thứ ba từ nhiều nguồn, chẳng hạn như: cổ phiếu, đất đai, thậm chí cả tiền của người thân hoặc vay ngân hàng để kinh doanh.
T – Time Bound (Time-based, Time Limited, Time/cost Limited, Timely, Time-sensitive)
T – Time-Bound (time-based, time-limited, time/cost limited, timely, time-sensitive): Giờ giấc hoàn thành.
Mọi mục tiêu đều cần có kế hoạch, thời gian thực hiện và thời hạn hoàn thành, có thời hạn giúp bạn tập trung cố gắng dành thời gian để hướng tới mục tiêu đã đặt ra này. Thúc đẩy những công việc quan trọng sẽ hoàn thành tốt, đảm bảo đúng quy trình phát triển của doanh nghiệp.
Mục tiêu có thời hạn thường sẽ trả lời những câu hỏi sau:
- Khi nào?
- Tôi có thể làm gì trong sáu tháng kể từ bây giờ?
- Tôi có thể làm gì trong sáu tuần kể từ bây giờ?
- Tôi có thể làm gì hôm nay?
Ví dụ: Bạn cần tiết kiệm ít nhất 1 tỷ đồng mỗi năm thì 5 năm sau bạn mới có đủ tiền mua chiếc ô tô mơ ước.
Lợi Ích Của SMART Goal Trong Kinh Doanh
Khi áp dụng nguyên tắc SMART các doanh nghiệp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong việc lập ra kế hoạch định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong tương lại:
- Định hướng phát triển bền vững trong tương lai: Áp dụng Smart goal sẽ giúp các doanh nghiệp xác định được chiến lược kinh doanh lâu dài một cách khoa học, loại bỏ những mục tiêu không khả thi.
- Lập ra được một kế hoạch hợp lý: khi đã có mục tiêu rõ ràng thì bạn có thể giúp bạn lập ra kế hoạch chi tiết các công việc cần thực hiện và cứ bám sát theo kế hoạch đó mà tiến hành. tường tận giúp chúng ta tập trung hơn, không bị xao nhãng bởi các tác nhân khác.
- Đạt được hiểu quả một cách nhanh chóng: Khi đã có kế hoạch cụ thể giúp doanh nghiệp tập trung hơn, tập trung hơn, không bị xao nhãng bởi các tác nhân khác. Từ đó, nhanh chóng đạt được kết quả mong muốn.
- Giảm bớt căng thẳng, áp lục trong công việc: khi đã xác định được phương hướng chung của doanh nghiệp thì sẽ có thể phân chia công việc đồng đều cho từng bộ phận, giảm được áp lực cho các nhân viên.
Cách Ứng Dụng Smart Goal Trong Doanh Nghiệp
Một mục tiêu được đánh giá là “Smart Goal” phải dựa trên một nguyên tắc nhất định khi xây dựng kế hoạch. Vậy nguyên tắc xây dựng mục tiêu để quản lý hiệu quả thời gian trong kinh doanh ra sao?
Mô hình SMART trong kinh doanh được thực hiện như sau:
- Từ giai đoạn phát triển mỗi doanh nghiệp đều cần xây dựng một mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho từng giai đoạn. Định hướng cho doanh nghiệp của mình đi theo những mục tiêu đã định hướng đó.
- Đưa ra những mục tiêu phát triển khác nhau theo từng giai đoạn. Người kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần phải đưa ra những hoạt động cụ thể cho từng giai đoạn phát triển đó. Để làm được này doanh nghiệp phải hoàn thành những mục tiêu đặt ra trước đó.
- Một mục tiêu cụ thể cho một doanh nghiệp nhất định cần phải có thời gian để thực hiện mục tiêu. Đánh giá đo lường các khoảng thời gian để có thể thực hiện các hoạt động mà các doanh nghiệp đặt ra trong mục tiêu của mình.
- Không chỉ đưa ra các hoạt động mà mục tiêu cần phải có sự thực tế, doanh nghiệp phải có khả năng thực hiện những mục tiêu đó mới nên đưa vào kế hoạch cho từng giai đoạn.
- Mục tiêu của doanh nghiệp cũng cần phải đưa ra được một thời hạn cụ thể để thực hiện và hoàn thành.
1 Vài Ví Dụ Về Cách Áp Dụng Smart Goal Trong Cuộc Sống
Sau đây là một vài ví dụ về SMART Goals để giúp bạn có thể hình dung rõ hơn về nó. Mời các bạn cùng tham khảo:
Ví dụ về mục tiêu SMART Cá nhân
Muốn có được sức khỏe trở lại
Mục tiêu bình thường: Tôi sẽ khỏe lại.
Mục tiêu SMART:
- Specific – cụ thể: Tôi sẽ bắt đầu chạy hàng ngày và tập luyện để chạy marathon.
- Measurable Có thể đo lường: Tôi sẽ tuân theo chương trình đào tạo của ứng dụng Nike để chạy marathon đầy đủ mà không dừng lại.
- Achievable Có thể đạt được: Tôi đã chạy một số lần trước đây, cơ thể của tôi khá khỏe mạnh và marathon là 6 tháng kể từ bây giờ.
- Relevant Có liên quan: Tôi muốn trở thành một người cân đối, khỏe mạnh và mạnh mẽ – Tôi muốn tràn đầy sức sống, năng lượng và niềm đam mê cho cuộc sống!
- Time-bound Giới hạn thời gian: Tôi đăng ký marathon 6 tháng kể từ bây giờ.
==>Tóm tắt ví dụ về mục tiêu SMART: Tôi sẽ theo chương trình đào tạo của ứng dụng Nike để chạy marathon 6 tháng kể từ bây giờ mà không dừng lại.
Muốn cải thiện các mối quan hệ
Mục tiêu bình thường: Tôi sẽ cải thiện các mối quan hệ của mình.
Mục tiêu SMART:
- Specific Cụ thể: Tôi sẽ phát triển mối quan hệ của mình với bạn gái và mẹ.
- Measurable Có thể đo lường: Tôi sẽ gọi cho từng người này hai lần mỗi tuần.
- Achievable Có thể đạt được: Tôi nói chuyện với những người này thường xuyên và chúng tôi luôn nói rằng thật tuyệt nếu được nói chuyện nhiều hơn.
- Relevant Có liên quan: Tôi muốn thắt chặt mối quan hệ xã hội của mình, cảm thấy được yêu thương và hỗ trợ nhiều hơn trong cuộc sống cũng như ủng hộ những người tôi yêu thương.
- Time-bound Có thời hạn: Tôi sẽ bám sát kế hoạch này trong 3 tháng, sau đó đánh giá lại và lên kế hoạch cho các bước tiếp theo của mình.
==>Tóm tắt ví dụ về mục tiêu SMART: Tôi sẽ gọi bạn gái và Mẹ hai lần mỗi tuần trong 3 tháng để phát triển mối quan hệ của tôi với họ.
Muốn đạt được một dự án cá nhân
Mục tiêu bình thường: Tôi sẽ viết một cuốn sách.
Mục tiêu SMART:
- Specific Cụ thể: Tôi sẽ viết một cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng dài 60.000 từ.
- Measurable Có thể đo lường: Tôi sẽ viết xong 60.000 từ trong vòng 6 tháng.
- Achievable Có thể đạt được: Tôi sẽ viết 2.500 từ mỗi tuần.
- Relevant Có liên quan: Tôi luôn mơ ước trở thành một nhà văn chuyên nghiệp.
- Time-bound Có thời hạn: Tôi sẽ bắt đầu viết vào ngày mai ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 30 tháng 6.
==>Tóm tắt ví dụ về mục tiêu SMART: Tôi sẽ viết một cuốn tiểu thuyết dài 60.000 từ trong 6 tháng, hoàn thành vào ngày 30 tháng 6. Tôi sẽ làm điều này bằng cách viết 2.500 từ mỗi tuần.
Ví dụ về mục tiêu SMART của Doanh nghiệp
Cho dù bạn muốn thành lập hay phát triển công ty, đây là một vài ví dụ về mục tiêu SMART trong kinh doanh để giúp truyền cảm hứng cho quá trình thiết lập mục tiêu của bạn.
Nếu bạn muốn Khởi nghiệp
Mục tiêu yếu ví dụ: Tôi sẽ trở thành một doanh nhân.
Mục tiêu SMART:
- Specific Cụ thể: Tôi sẽ bắt đầu kinh doanh dropshipping .
- Measurable Có thể đo lường: Tôi sẽ làm việc trong công việc kinh doanh của mình trong 1 giờ mỗi ngày và mục tiêu là đạt được doanh số bán hàng đầu tiên của tôi trong vòng 2 tuần.
- Achievable Có thể đạt được: Tôi đã xem một số video về dropshipping và biết rằng tôi có thể sử dụng woocommerce để bắt đầu tạo cửa hàng trực tuyến sau đó bắt đầu kinh doanh .
- Relevant Có liên quan: Tôi muốn nghỉ việc, làm việc tại nhà và trở thành ông chủ của chính mình .
- Time-bound: Tôi sẽ bắt đầu vào thứ Bảy và bán hàng đầu tiên trong vòng hai tuần.
==>Tóm tắt ví dụ về mục tiêu SMART:
Tôi sẽ bắt đầu kinh doanh dropshipping vào thứ Bảy. Tôi sẽ dành 1 giờ cho công việc kinh doanh này mỗi ngày và làm việc để đạt được doanh số bán hàng đầu tiên trong vòng hai tuần.
Tiếp thị một doanh nghiệp
Mục tiêu yếu Ví dụ: Tôi sẽ bán được nhiều hàng hơn.
Mục tiêu SMART:
- Cụ thể: Tôi sẽ học cách sử dụng Quảng cáo Facebook và đầu tư 30% lợi nhuận của mình vào kênh tiếp thị này.
- Có thể đo lường: Mục tiêu là tăng gấp đôi doanh số bán hàng của tôi trong vòng 3 tháng.
- Có thể đạt được: Tôi có một doanh nghiệp nhỏ khá thành công và sẵn sàng đảm bảo sự tăng trưởng về doanh số bán hàng.
- Có liên quan: Tôi muốn tạo ra 6 con số mỗi năm khi làm việc tại nhà.
- Có thời hạn: Ngày mai tôi sẽ bắt đầu khóa học Facebook Ads và bắt đầu chạy các chiến dịch trả phí trong vòng 1 tuần. Sau đó, tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và mở rộng quy mô cũng như đánh giá kết quả của mình trong 3 tháng.
==>Tóm tắt ví dụ về mục tiêu SMART:
Tôi sẽ bắt đầu khóa học Quảng cáo trên Facebook vào ngày mai và bắt đầu đầu tư 30% lợi nhuận kinh doanh của mình vào các chiến dịch trả phí trong vòng 1 tuần. Tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và đầu tư vào Facebook Ads để tăng gấp đôi doanh số bán hàng của mình trong vòng 3 tháng.
Tổng Kết
Qua những thông tin được tổng hợp ở bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết được SMART Goal là gì? Có thể nhận thấy rằng việc áp dụng mục tiêu SMART rất đơn giản nhưng lại mang hiệu quả mang lại thì rất tuyệt vời. Hãy áp dụng SMART Goal để có thể từng bước đạt đến kết quả mà mình mong muốn nhé.
Xem thêm:
P&L là gì? Vì sao chỉ số P&L là gì lại quan trọng khi kinh doanh?
Chi phí cơ hội là gì? Làm thế nào để xác định chi phí cơ hội?
Tăng trưởng kinh tế là gì? Khái niệm và ý nghĩa
Kinh tế vi mô là gì? 1 số khái niệm căn bản cần biết
Cung cầu là gì? Quy luật của cung và cầu trên thị trường
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
5+ địa chỉ vay 30 triệu không cần chứng minh thu nhập uy tín
Bạn đang cần xoay sở vay 30 triệu nhưng bạn không muốn đến...
Vay mua hàng trả góp Jaccs thủ tục điều kiện năm 2023 thế nào?
Bạn đang có nhu cầu mua sắm nhưng chưa đủ tiền mặt để...
vĐồng là gì, cách đăng ký vay tiền 20tr qua ứng dụng vĐồng
vĐồng đã trở thành một chiếc phao “cứu cánh” cho rất nhiều khách...
Cách tra cứu hợp đồng và khoản vay HomeCredit bằng CMND
Bạn nên nắm được cách tra cứu khoản vay Home Credit để có...
Phí phạt trả nợ trước hạn các ngân hàng Việt Nam mới 2023
Nếu bạn tham gia vay vốn tại bát kỳ ngân hàng nào cũng...
Easy Credit là gì, quy trình thủ tục vay tiền tại EasyCredit chi tiết
Nếu bạn cảm thấy đăng ký vay vốn ở các ngân hàng quá...