Ngoại hối là một lĩnh vực khá mới mẻ được mọi người quan tâm tìm hiểu đến để đầu tư sinh lợi nhuận. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện sử dụng trong các giao dịch quốc tế. Để hiểu rõ hơn kinh doanh ngoại hối là gì và những điều cần biết khi đầu tư lĩnh vực ngoại hối, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của VNCash24h nhé!
Ngoại Hối Là Gì?
Ngoại hối dịch ra tiếng anh là Foreign exchange, đây là thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng trong giao dịch thanh toán mua bán hoặc trao đổi quốc tế, bao gồm các sản phẩm như:
- Ngoại tệ: Tiền tệ của nước khác được lưu thông trong nước ta.
- Phương tiện thanh toán: séc, hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ ngân hàng.
- Chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu, kỳ phiếu.
- Vàng dự trữ ngoại hối của nhà nước, vàng thỏi/ miếng/hạt khi mang ra khỏi vùng lãnh thổ của 1 quốc gia.
- Tiền nội tệ của một quốc gia.
Kinh Doanh Ngoại Hối Là Gì?
Kinh doanh ngoại hối là việc mua và bán các loại phương tiện, tài sản ngoại hối mà chúng ta đã tìm hiẻu ở trên để thu về lợi nhuận dựa vào sự biến động giá cả trên thị trường.
Trước đây, hoạt đông kinh doanh ngoại hối sinh lời này chỉ diễn ra giữa các tổ chức ngân hàng hay các quỹ đầu tư. Các tổ chức này sẽ hoạt động đầu tư dưới sự giám sát và quản lý của Ngân hàng Nhà nước nhằm mục đích thi hành chính sách tiền tệ của quốc gia. Ngoài ra, việc kinh doanh này còn đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng.
Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển vượt bật của công nghệ hiện đại thì các tổ chức cá nhân, kinh doanh nhỏ lẻ cũng được phép tham gia vào hoạt động đầu tư này và được gọi là giao dịch trên Forex.
Về bản chất giao dịch Forex là một dạng giao dịch ký quỹ bằng cách sử dụng một tài khoản trực tuyến và có thể đăng ký tài khoản tại bất ký đơn vị môi giới nào mà bạn mong muốn.
Giá trị ròng của tài khoản này sẽ liên tục biến động theo các giá trị tài sản (vàng, cổ phiếu, trái phiếu, nguyên liệu, hàng hóa…). Trong quá trình giao dịch các nhà đầu tư chỉ cần thực hiện các lệnh mua và bán ở một mức giá phù hợp để thu về lợi nhuận.
Xem thêm:
Tài chính là gì? Kiến thức tổng quan về tài chính
Kiến thức tài chính tổng hợp dành cho doanh nghiệp và cá nhân
Đầu Tư Ngoại Hối Là Gì?
Xét về khái niệm cơ bản, đầu tư ngoại hối đó là hoạt động mua một loại tiền và bán loại tiền còn lại trong cùng 1 cặp tiền. Giá trị của loại tiền tăng lên hay giảm xuống là do các yếu tố bên ngoài tác động vào như: chính trị, kinh tế,..
Mục tiêu của các trader là tận dụng sự thay đổi giá trị của loại tiền này so với loại tiền khác bằng cách đầu cơ mà giá sẽ diễn biến trong tương lai.
Thị Trường Ngoại Hối Là Gì?
Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính phi tập trung lớn nhất thế giới, cho phép giao dịch và trao đổi tiền tệ. Khối lượng giao dịch trung bình mỗi ngày trong thị trường này theo báo cáo năm 2019 lên đến 6595 tỷ USD, gấp 200 lần so với khối lượng giao dịch chứng khoán New York, Hoa Kỳ.
Những Điều Cần Biết Về Thị Trường Ngoại Hối
Đối Tượng Giao Dịch Trong Thị Trường Ngoại Hối
Nếu ở giai đoạn trước thì chỉ các tổ chức tài chính lớn hoặc cá nhân có giá trị ròng cao mới có thể giao dịch các phương tiện tiền tệ ngoại hối.
Nhưng với sự phát triển chung của những năm gần đây thì lượng đối tượng người có thể tham gia vào thị trường ngoại hối ngày càng cao hơn đặc biệt là việc giao dịch trên nền tảng online đảm bảo bảo mật và sự an toàn.
Dưới đây là một số các đối tượng tiêu biểu có thể tham gia thị trường ngoại hối:
Chính phủ các Ngân hàng Trung ương
Hiện nay các chính phủ của các quốc gia và những ngân hàng trung ương bao gồm là cục dự trữ liên bang, Ngân hàng Trung ương Anh Quốc và Ngân hàng Trung ương Châu Âu.
Đó là những đối tượng tham gia vào thị trường ngoại hối lớn nhất trên thế giới hiện nay, họ có mức giao dịch khủng bố khó tưởng tượng được.
Các ngân hàng lớn
Các ngân hàng lớn trên thế giới tham gia vào thị trường ngoại hối có thể kể đến đó là Goldman Sachs, Deutsche Bank và Citibank.
Những ngân hàng này có mức giao dịch cực khổng lồ và là những ngân hàng có liên kết cả với những tổng công ty lớn hay các cơ quan chính phủ cũng như các cá nhân có giá trị ròng cao.
Các nhà môi giới ngoại hối
Tiếp đến là đối tượng các nhà môi giới – họ là những người giúp các khách hàng tiếp cận với thị trường tiền tệ, ngoại hối cao hơn trên quy mô lớn và được liên kết thông qua các sàn giao dịch online hiện nay.
Các nhà đầu tư
Hiện nay ⅓ số giao dịch ngoại hối hằng ngày thuộc về các nhà đầu tư lẻ. Các cá nhân này tiếp cận với thị trường ngoại hối thông qua các nhà môi giới và họ giao dịch khoảng 1,5 nghìn tỷ đô la mỗi ngày.
Hàng Hoá Trao Đổi Trong Thị Trường Ngoại Hối
Hàng hóa chủ yếu được trao đổi, giao dịch trong thị trường ngoại hối chính là tiền. Đây là hình thức mua bán ngoại tệ, giao dịch theo cặp.
Các trader có thể kiếm được lợi nhuận khi thực hiện giao dịch không khi lúc tiền tăng giá và giảm giá. Giao dịch theo cặp tức là khi bạn bán đồng ngoại tệ này tức là đang mua vào đồng ngoại tệ khác trong cặp.
Ngoài các cặp tiền tệ, thị trường ngoại hối còn cho phép đầu tư giao dịch các loại tài sản như kim loại quý, ( vàng, bạc, platinum, palladium…), năng lượng ( dầu thô, khí gas..), chỉ số chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử, nông sản…
Cơ Chế Hoạt Động Của Thị Trường Ngoại Hối
Hiện nay không có một đơn vị thị trường trung tâm đối với việc hoán đổi tiền tệ. Việc giao dịch chỉ được thực hiện đơn giản thông qua các quyền giao dịch.
Thị trường ngoại hối, chứng khoán mở cửa vào thời gian 24/5/tuần. Tiền tệ được giao dịch toàn thế giới và chủ yếu thông qua các trung tâm tài chính lớn tại: London, New York, Tokyo, Hong Kong, Singapore… Đều là những trung tâm nằm thuộc các quốc gia có sự phát triển kinh tế mạnh và ổn định.
Trong thập kỷ trước đã có nhiều công ty tài chính mạnh gia nhập thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, điều kiện để tham gia khá cao đó là mức tài chính ban đầu phải có là từ 10 đến 50 triệu USD. Ở Việt Nam, đây được xem là con số lớn đối với các trung tâm tài chính vừa và nhỏ.
Việc giao dịch ngoại hối ban đầu đáp ứng nhu cầu tài chính của các ngân hàng cũng như những công ty tài chính lớn.
Tuy nhiên nhờ vào sự sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và sự phát triển của internet cũng như hệ thống giao dịch trực tuyến cũng như các công ty giao dịch đã cho phép các nhà đầu tư mở tài khoản nhỏ để đầu tư. Điều này đã khiến cho các đối tượng tham gia ngày càng mở rộng hơn.
Hiện nay, các nhà môi giới hoàn toàn được phá vỡ các giao dịch lớn đồng thời họ cũng có quyền cho phép các giao dịch nhỏ hơn để tham gia và thị trường ngoại hối.
Nội Dung Quản Lý Của Nhà Nước Về Ngoại Hối
Nhà nước thực hiện việc quản lí ngoại hối và hoạt động ngoại hối bằng phương thức chủ yếu là sử dụng pháp luật để quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong quản lí ngoại hối; quy định những hành vi pháp lí cụ thể mà các chủ thể có hoạt động ngoại hối phải thực hiện (với tư cách là nghĩa vụ) hoặc có thể thực hiện (với tư cách là quyền); quy định các chế tài áp dụng đối với người vi phạm pháp luật về ngoại hối.
Vì vậy, nghiên cứu nội dung quản lí nhà nước về ngoại hối có nghĩa là nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau đây:
- Các chủ thể và phạm vi thẩm quyền của các chủ thể đó trong hoạt động quản lí nhà nước về ngoại hối;
- Chế độ thông tin, báo cáo liên quan đến hoạt động ngoại hối;
- Thanh tra, kiểm tra và kiểm soát đối với hoạt động ngoại hổi;
Các văn bản pháp luật:
- Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
Chế Tài Xử Phạt Trong Lĩnh Vực Ngoại Hối
Nghị định 88/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng:
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng: Tổ chức tín dụng; đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; doanh nghiệp; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị trực thuộc của hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã; các tổ chức khác được thành lập, hoạt động tại Việt Nam.
Nghị định quy định các hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả. Trong đó, mức phạt tiền đối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng.
Mục 7 Chương II của Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định:
Điều 206. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng158
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;
c) Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng;
d) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;
đ) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
e) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
g) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;
h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;
i) Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;
k) Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng.
2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mua Bán Ngoại Tệ Có Vi Phạm Pháp Luật Không?
Theo Điều 23, Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng có quy định:
“Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương); mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ (hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương) trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần”
Như vậy, nếu như số tiền đô la Mỹ bạn mua có giá trị trên 1000 đô la Mỹ thì bạn sẽ bị phạt hành chính từ 10 triều đồng đến 20 triệu đồng.
Tổng Kết
Đến đây bạn đã hiểu kinh doanh ngoại hối là gì? Đây là giao dịch các phương tiện có giá trị được sử dụng trong giao dịch quốc tế. Giao dịch này trao đổi, mua bán các loại tiền tệ, séc, trái phiếu, vàng, nội tệ… giữa các quốc gia. Hiện nay, thị trường ngoại hối đang là thị trường kiếm tiền sinh lời sôi động và được rất nhiều trader tham gia.
Xem thêm:
Báo cáo tài chính là gì? Tầm quan trọng của báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp
Đầu tư tài chính là gì? Đầu tư tài chính có khó không?
Đòn bẫy tài chính là gì? Cách sử dụng đòn bẫy tài chính hiệu quả
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
4+ địa chỉ cầm sổ hộ khẩu uy tín lãi suất thấp duyệt online nhanh
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, việc sở hữu một khoản tiền...
100+ Web/App h5 vay tiền uy tín duyệt online nhanh trong 24h
Khi việc ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm tài chính giúp...
Cách vay tiền Tamo online nhận ngay 10 triệu chỉ với CMND
Tại lĩnh vực tín dụng online cạnh tranh gay gắt, Tamo vẫn luôn...
Cashberry là gì, có nên vay tiền qua ứng dụng này không?
Trong lĩnh vực tín dụng online cạnh trạnh khốc liệt, Cashberry luôn giữ...
Vay tín chấp TPBank online 2023 có thủ tục duyệt vay thế nào?
Sản phẩm vay tín chấp TPBank là gói vay được nhiều khách hàng...
Hướng dẫn vay tiền Crezu 20 triệu duyệt online tại nhà đơn giản
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, việc...