Kế toán ngân hàng là một trong những hoạt động mà bất kỳ ngân hàng nào cũng cần thực hiện trong quá trình kinh doanh của mình vì tất cả số liệu liên quan đến các hoạt động kinh doanh đều cần được thu thập, xử lý một cách cẩn thận, chính xác nhất.
Vậy, kế toán ngân hàng là gì? Họ sẽ làm những công việc nào? Thu nhập của kế toán ngân hàng so với những vị trí kế toán khác có cao không? Hãy cùng VNCash24h tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Kế Toán Ngân Hàng Là Gì?
Kế toán ngân hàng (hay tiếng Anh là Bank Accountant) là người thực hiện công việc xử lý, phân tích các nghiệp vụ kế toán, tài chính và cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động tiền tệ của ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Điểm khác nhau giữa kế toán ngân hàng và kế toán là kế toán bao hàm cả kế toán ngân hàng. Và kế toán ngân hàng thì chỉ chuyên làm việc cho ngân hàng, nắm rõ các quy định, cách thức hoạt động của ngân hàng cùng các bên liên quan.
Đặc Điểm Của Kế Toán Ngân Hàng
Kế toán ngân hàng có 1 số đặc điểm sau:
Tính Tổng Hợp Và Xã Hội Cao
Ngân hàng được biết đến là một tổ chức trung gian tài chính, nơi diễn ra thường xuyên và liên tục các giao dịch, hoạt động tài chính giữa các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
Vì vậy, một kế toán ngân hàng phải làm việc với rất nhiều cá nhân, tổ chức ở vô số ngành nghề khác nhau. Bên cạnh đó, họ cũng phải tổng hợp, phản ánh toàn bộ các giao dịch tài chính như thanh toán, tín dụng, tiền tệ,…
Luôn Cập Nhật Thông Tin Chính Xác
Tại ngân hàng hiện nay có 2 yếu tố vô cùng quan trọng nhất, đó là nguồn vốn và sự luân chuyển nguồn vốn trong quỹ tiền tệ. Khi có các nghiệp vụ mới liên quan đến 2 hoạt động này thì kế toán ngân hàng cần phải thu thập, ghi chép một cách chính xác, không sai sót.
Ngoài ra, họ phải thực hiện bước cập nhật các nguồn vốn kịp thời để ngân hàng xác định đúng nguồn vốn hiện có tại mỗi thời điểm và có những hành động phù hợp.
Làm Việc Theo Nghiệp Vụ Và Nguyên Tắc Chặt Chẽ
Ngân hàng là tổ chức làm các công việc liên quan trực tiếp đến dòng tiền. Đôi khi là những nguồn tiền rất lớn nên quy trình làm việc của ngân hàng phải rất chặt chẽ.
Mọi nghiệp vụ của từng bộ phận, vị trí phải luôn bám sát quy trình chuẩn của ngân hàng, bao gồm cả vị trí kế toán doanh nghiệp. Trong chuỗi mắc xích đó thì công việc của kế toán ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến gần như toàn bộ các hoạt động, bộ phận khác nên họ phải xử lý thật chặt chẽ, đúng quy trình.
Phải Xử Lý Khối Lượng Chứng Từ Lớn Và Chính Xác
Hầu hết, các hoạt động giao dịch giữa ngân hàng và các khách hàng, tổ chức, doanh nghiệp là rất đa dạng cũng như diễn ra thường xuyên, liên tục. Dẫn đến việc khối lượng chứng từ, sao kê, xác minh,… là vô cùng lớn và phức tạp.
Khi đó, kế toán ngân hàng mỗi ngày đều phải giải quyết khối lượng lớn giấy tờ liên quan và công việc tương đối rắc rối. Đó là đặc điểm công việc mà kế toán ngân hàng phải biết và tập làm quen với nó.
Nhiệm Vụ Của Kế Toán Ngân Hàng
Một số nhiệm vụ của kế toán ngân hàng như sau:
- Ghi nhận và phản ánh thông tin: Trong quá trình làm việc với khách hàng là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và Nhà nước thì kế toán ngân hàng có nhiệm vụ ghi nhận đầy đủ, phản ánh chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kế toán phát sinh theo đúng quy định. Việc này giúp mọi công việc đều được rõ ràng giữa các bên liên quan và bảo vệ an toàn, đúng đắn tài sản của những đối tượng mở tài khoản tại ngân hàng.
- Phân tích và tổng hợp số liệu: Kế toán ngân hàng cần sử dụng đúng phương pháp kế toán để thực hiện việc tổng hợp, phân tích số liệu từ các giao dịch, nghiệp vụ phát sinh. Tạo nguồn thông tin sổ sách liên quan đến tài chính hợp lý, đúng đắn phục vụ cho việc tham mưu, đề xuất giải pháp hoạt động ngân hàng hiệu quả.
- Kiểm tra và giám sát quá trình sử dụng vốn: Với các khoản thu chi tài chính và quá trình sử dụng tài sản của ngân hàng, kế toán ngân hàng có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng các nguồn vốn đó. Góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, tăng cường kỷ luật tài chính, củng cố chế độ hạch toán và kế toán của ngân hàng.
- Tổ chức tốt công tác kế toán và phục vụ khách hàng: Ngoài các hoạt động bên trong điều hành, quản lý nguồn vốn, dòng tiền thì ngân hàng phải phục vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Vì vậy, kế toán ngân hàng phải tổ chức công tác kế toán tốt và thực hiện hoạt động tiếp nhận vấn đề, phục vụ khách hàng một cách chu đáo, chuyên nghiệp, có quy trình rõ ràng để tạo sự tin tưởng đối với ngân hàng.
Công Việc Cụ Thể Của Kế Toán Ngân Hàng
Kế toán ngân hàng phải làm các công việc cụ thể như sau:
- Kiểm tra tính đúng đắn, lập bảng kê nộp Séc, trình ký, đóng dấu để nộp ngân hàng.
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ và nộp ra ngân hàng.
- Kiểm tra chứng từ ngân hàng, định khoản, vào máy các chứng từ ngân hàng.
- Kiểm tra số dư các tài khoản và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng.
- Kiểm tra, lập và theo dõi hồ sơ xin bảo lãnh ngân hàng.
- Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm, báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.
- Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng.
- Chuẩn bị hồ sơ mở L/C, theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các L/C.
- In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm tra.
Những Kỹ Năng Và Tố Chất Cần Có Của Kế Toán Ngân Hàng
Trong ngân hàng các bộ phận kế toán cần có những kỹ năng như sau:
Kỹ năng tư duy logic
Khi làm việc ở vị kế toán ngân hàng, bạn không chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản trong ngành kế toán, kiến thức về luật thuế, luật ngân hàng mà còn cần khả năng tư duy logic để xử lý các nghiệp vụ kế toán, các báo cáo tài chính một cách nhanh chóng. Nếu thiếu kỹ năng này thì công việc của bạn sẽ trở nên rất khó khăn và tốn nhiều thời gian để giải quyết.
Niềm đam mê với những con số
Với tính chất công việc thường xuyên làm việc với các con số khi xử lý dữ liệu tài chính, giao dịch ngân hàng. Một nhân viên kế toán ngân hàng phải có sự yêu thích với các con số, không cảm thấy ngột ngạt khi mỗi ngày đều phải xử lý chúng thì mới có thể làm việc tốt và lâu dài trong nghề.
Khả năng sắp xếp công việc tốt
Công việc của kế toán ngân hàng bao gồm rất nhiều nhiệm vụ khác nhau và mỗi nhiệm vụ cần phải thực hiện trong khoảng thời gian cụ thể. Vì vậy, bạn cần biết sắp xếp công việc một cách hợp lý sao cho có thể hoàn thành hết tất cả công việc cần làm. Bạn có thể liệt kê tất cả công việc cần phải làm trong một ngày và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, sau đó thực hiện từ trên xuống dưới các công việc đó.
Khả năng quản lý thời gian
Với lượng công việc của một kế toán ngân hàng khá lớn, bạn cần biết quản lý thời gian hoàn thành cho từng nhiệm vụ. Đặt ra mục tiêu thời gian cụ thể để đảm bảo có thể hoàn thành hết tất cả công việc trong ngày, trong tuần. Sau đó, tối ưu hiệu suất làm việc trong khoảng thời gian mình đã định ra.
Thành thạo tin học văn phòng
Muốn xử lý tốt số liệu, báo cáo tài chính thì kế toán ngân hàng nói riêng và kế toán nói chung cần phải biết sử dụng các công cụ, phần mềm tin học hỗ trợ. Cơ bản nhất là phần mềm Microsoft như Excel, Word, Powerpoint,… Ngoài ra có thể sử dụng các công cụ chuyên hỗ trợ cho kế toán để thực hiện công việc hiệu suất, chính xác hơn.
Chịu được áp lực công việc
Tất nhiên với khối lượng công việc lớn và nhiều nhiệm vụ kèm theo thì áp lực công việc của một kế toán ngân hàng là vô cùng lớn. Nhất là vào các giai đoạn cuối tháng, cuối quý và cuối năm yêu cầu hoàn thành các báo cáo tài chính thì họ càng phải chịu áp lực về thời gian.
Vì vậy, nếu muốn trở thành kế toán ngân hàng thì bạn phải nâng cao khả năng chịu đựng áp lực công việc để có thể dễ dàng thích ứng với công việc.
Đối Tượng Của Kế Toán Ngân Hàng
Kế toán ngân hàng thì bao gồm 3 đối tượng chính, phản ánh toàn bộ hoạt động của một ngân hàng và cung cấp các thông tin kế toán quan trọng trong từng thời kỳ. Cụ thể 3 đối tượng đó là:
- Tài sản được phân theo hình thái biểu hiện và hiện trạng: tài sản có, sử dụng vốn, vốn.
- Nguồn hình thành nên tài sản (thể hiện nguồn gốc của tài sản, dòng tiền trong ngân hàng): nguồn vốn hoặc tài sản nợ.
- Sự luân chuyển của tài sản giữa các ngân hàng trong cùng một hệ thống hoặc khác hệ thống với nhau.
Hệ Thống Tài Khoản Kế Toán Ngân Hàng
Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng là một tập hợp các tài khoản kế toán mà đơn vị kế toán ngân hàng phải sử dụng để phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn, và sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động. Hiện nay Hệ thống tài khoản Ngân hàng áp dung theo QĐ số: 479/2004/QĐ-NHNN
Nguyên Tắc Của Kế Toán Ngân Hàng
Mốt sô nguyên tắc của kế toán ngân hàng như sau:
Cơ Sở Dồn Tích
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính của đơn vị liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh chứ không căn cứ thời điểm thực tế thu, hoặc thực tế chi tiền.
Hoạt Động Liên Tục
Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là một ngân hàng đang trong quá trình hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần. Nghĩa là ngân hàng không có ý định cũng như không cần thiết phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.
Trường hợp một ngân hàng đã có dấu hiệu hoạt động không liên tục, đặc biệt là đang ở trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, thì báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở khác và Ban lãnh đạo đơn vị ngân hàng phải giải thích các cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Giá Gốc
Mọi tài sản phản ảnh trong các khoản mục của báo cáo tài chính phải theo nguyên tắc giá gốc. Giá gốc của tài sản được ghi chép theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả, hoặc ghi theo giá hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chế độ kế toán cụ thể.
Đối với ngân hàng, giá gốc của tài sản phản ảnh trong các khoản mục của báo cáo tài chính là các giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được hoặc cho vay, đầu tư tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Đối với nghiệp vụ phát hành cổ phiếu trong trường hợp giá bán cổ phiếu cao hơn mệnh giá thì số tiền thu được do bán cổ phiếu sẽ được tách thành hai phần: số tiền thu theo mệnh giá của cổ phiếu được ghi vào tài khoản vốn điều lệ, phần vượt mệnh giá cổ phiếu (thặng dư) sẽ được ghi vào tài khoản Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Phù Hợp
Nguyên tắc phù hợp trong việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
Tại đơn vị ngân hàng việc quán triệt nguyên tắc phù hợp thể hiện ghi nhận thu nhập và ghi nhận chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo thu nhập xét theo kỳ kế toán. Thường đơn vị ngân hàng không thể, và cũng không nhất thiết phải kế toán: Ghi nhận một khoản thu nhập thì phải ghi nhận một khoản chi phí có liên quan tương ứng đến việc tạo ra thu nhập đó.
Nhất Quán
Nguyên tắc nhất quán quy định kế toán phải áp dụng nhất quán các chính sách và phương pháp kế toán ít nhất trong một niên độ kế toán. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Thận Trọng
Nguyên tắc thận trọng yêu cầu trong khi lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn cần có sự xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết như:
- Trích lập các khoản dự phòng không quá lớn hoặc không quá thấp.
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.
- Không đánh giá thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả và chi phí.
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có các bằng chứng chắc chắn còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
Trọng Yếu
Các thông tin được xem là trọng yếu nếu như việc bỏ qua thông tin hoặc độ chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính.
Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Kế Toán Ngân Hàng Là Gì?
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều ngân hàng từ ngân hàng Nhà nước đến tư nhân, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Tất nhiên ngân hàng nào cũng cần có kế toán viên nên cơ hội dành cho bạn là rất lớn đặc biệt đối với các bạn giỏi tiếng Anh.
Trong hệ thống của ngân hàng hiện nay, đối với kế toán thì có một số chức danh, vị trí như: giao dịch viên, kế toán viên, kiểm soát viên, nhân viên lưu trữ chứng từ,…
Mức lương đối với kế toán ngân hàng sẽ tùy vào kinh nghiệm, năng lực và vị trí làm việc của mỗi người. Bên cạnh đó, mức lương còn phụ thuộc vào quy mô tài chính, chính sách lương thưởng của từng ngân hàng.
Tuy nhiên nhìn chung, đối với sinh viên mới ra trường hoặc người chưa có kinh nghiệm thì mức lương sẽ hơi thấp so với mặt bằng chung. Tuy nhiên khi đã có kinh nghiệm làm việc, mức lương trung bình sẽ nằm trong khoảng 9 – 11 triệu đồng/tháng.
Tổng Kết
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn kế toán ngân hàng là gì? Mong rằng thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có một sự chuẩn bị tốt hơn nếu có ý định trở thành một kế toán ngân hàng trong tương lai. Chúc bạn thành công hơn nữa trong công việc.
Xem thêm:
Giao dịch viên là gì? Mức lương bao nhiêu?
Banker là gì? Làm nghề Banker có vui không? Mức lương thu nhập là bao nhiêu?
KYC là gì? eKYC là gì? Các thông tin chi tiết
Ngân hàng thương mại là gì? Có đặc điểm gì?
Ngân hàng trung gian là gì? Có chức năng gì?
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
5+ địa chỉ cầm đồ online lãi suất thấp uy tín nhất hiện nay
Trong thời đại công nghệ phát triển, việc cầm đồ online đang trở...
Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Phương Đông OCB 2023
Với ưu thế về thủ tục nhanh gọn, lãi suất thấp, thời gian...
Phí phạt trả chậm Fe Credit quy định và cách tính mới 2023
Phí phạt trả chậm Fe Credit là một điều khoản được đề cập...
Quy trình duyệt, cách kiểm tra trạng thái hồ sơ Mirae Asset
Khi có nhu cầu vay vốn tại Mirae Asset, ngoài các thông tin...
Avay là gì, dịch vụ vay tiền Avay có an toàn và uy tín không?
Công nghệ đã có sự phát triển vượt bậc đã giúp việc vay...
Cashwagon là gì, dịch vụ vay tiền tại đây có an toàn không?
Trong xã hội hiện đại ngày nay, hình thức vay tiền trực tuyến...