Khi đi học chắc chắn bạn đã từng nghe qua khái niệm “GDP”. Tuy nhiên để hiểu chính xác về nó thì không phải ai cũng biết được. Vậy GDP là gì? Viết tắt của từ gì và tăng trưởng GDP là gì? Tất cả các câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết sau? Mời các bạn cùng theo dõi với VNCash24h nhé!
Tìm Hiểu GDP Là Gì?
GDP chính là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “ Gross Domestic Product”, nghĩa tiếng Việt là “ tổng sản phẩm quốc nội”. Nói cụ thể hơn, GDP chính là tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong ranh giới địa lý của một quốc gia trong khoảng thời gian xác định có thể là 1 quý, hoặc 6 tháng hoặc 9 tháng hay 1 năm.
Để hiểu về GDP bạn phải nắm rõ những ý sau:
- GDP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường: Tức là GDP sẽ cộng rất nhiều loại sản phẩm thành một chỉ tiêu duy nhất về giá trị của hoạt động kinh tế bằng việc sử dụng giá thị trường. Bởi giá thị trường biểu thị số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho các hàng hoá khác nhau nên nó phản ánh chính xác giá trị của những hàng hóa này.
- GDP biểu thị một cách đầy đủ tất cả các hàng hóa được sản xuất ra trong nền kinh tế và được bán hợp pháp trên các thị trường. Tuy nhiên, GDP không tính những sản phẩm được sản xuất ra và bán trong nền kinh tế ngầm như các loại dược phẩm bất hợp pháp. Những loại rau củ quả nằm trong các cửa hàng là một phần của GDP tuy nhiên nếu bạn tiêu dùng rau củ quả trong vườn nhà thì lại không nằm trong GDP.
- Hàng hóa và dịch vụ được tính trong GDP bao gồm những hàng hoá hữu hình (thực phẩm, xe hơi, quần áo…) và những dịch vụ vô hình (cắt tóc, khám bệnh, lau nhà…).
- GDP chỉ bao gồm giá trị của những hàng hoá và dịch vụ cuối cùng, không tính giá trị của những hàng hóa trung gian.
- GDP bao gồm mọi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ hiện tại, không bao gồm những hàng hóa được sản xuất ra trong quá khứ.
- GDP tính theo phạm vi lãnh thổ kinh tế. Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia được quan niệm bao gồm các đơn vị hoạt động sản xuất – kinh doanh dưới hình thức một tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thường trú.
- GDP phản ánh giá trị sản xuất thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một năm hoặc một quý.
GDP Bình Quân Đầu Người Là Gì?
GDP bình quân đầu người (GDP per capita) chính là chỉ tiêu thống kê kinh tế thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh tính bình quân trên đầu người của một quốc gia trong một năm. Dựa vào những dữ liệu có sẵn, chúng ta sẽ có công thức tính GDP bình quân đầu người như sau:
GDP bình quân đầu người = Tổng sản phẩm trong nước trong năm : Dân số trung bình trong cùng năm
Chỉ số GDP bình quân đầu người cao tỷ lệ thuận với mức thu nhập cũng như đời sống của người dân ở quốc gia đó. Tuy nhiên, một số quốc gia có chỉ số GDP cao chưa chắc đã là quốc gia có mức sống cao nhất.
GDP Danh Nghĩa Là Gì?
GDP danh nghĩa tiếng Anh là Nominal Gross Domestic Product, có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội GDP tính theo giá thị trường hiện tại.
Tổng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ được bày bán ra ngoài thị trường trong năm sẽ được tính trong GDP danh nghĩa. Và số lượng hàng hóa đó sẽ được định giá theo mức giá cả trên thị trường được bán vào cùng năm.
Vì chỉ số GDP danh nghĩa được tính theo mức giá cả ở thời điểm hiện tại nên tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa từ năm này sang năm khác có thể phản ánh được sự biến động trong mức giá. Tuy là vậy nhưng chúng lại trái ngược hoàn toàn với sự tăng trưởng về lượng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ngoài thị trường.
Nếu mức giá cả tổng sản phẩm, dịch vụ cùng tăng hoặc cùng giảm ( lạm phát ) thì sẽ tác động mạnh mẽ tới GDP danh nghĩa.
Trong kinh tế vĩ mô, các chuyên gia kinh tế sử dụng mức giá hàng hóa tại một cột mốc nhất định ( Năm cụ thể ) để làm điểm tham chiếu nhằm so sánh GDP giữa năm này với năm khác. Và sự chênh lệch giá giữa năm gốc và năm hiện tại sẽ được gọi là chỉ số giảm phát GDP.
GDP Thực Tế Là Gì?
GDP thực tế tiếng Anh là Real Gross Domestic Product ( hay Real GDP), nó được hiểu là thước đo tổng sản phẩm hàng hóa – dịch vụ trong nước đã được điều chỉnh theo tốc độ lạm phát.
Nếu lạm phát dương thì GDP thực tế sẽ thấp hơn GDP danh nghĩa do công thức tính GDP thực tế = GDP danh nghĩa/ hệ số giảm phát GDP.
Tuy nhiên, khác với GDP danh nghĩa, GDP thực tính đến sự thay đổi về mức giá và là thước đo chính xác hơn về tăng trưởng kinh tế. Thông thường dữ liệu GDP thực được các nhà kinh tế sử dụng để phân kinh tế vĩ mô và lập kế hoạch cho ngân hàng trung ương.
GDP thực thường được Tổng cục thống kê Việt Nam cung cấp. Việc tính GDP thực được thực hiện bằng cách lấy GDP danh nghĩa chia cho hệ số giảm phát GDP:
GDP thực = GDP danh nghĩa/Hệ số giảm phát GDP
Ví dụ: Nếu giá của một nền kinh tế đã tăng 1% kể từ năm gốc, thì hệ số giảm phát là: 1 + 1%= 1,01
Nếu GDP danh nghĩa là $1.000.000, thì GDP thực được tính là:
GDP thực = $1.000.000/1,01 = $990.099
Khi GDP danh nghĩa cao hơn GDP thực, lạm phát đang xảy ra và khi GDP thực cao hơn GDP danh nghĩa thì giảm phát đang xảy ra đối với nền kinh tế.
Xem chi tiết: Cách phân biệt giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế
GDP Xanh Là Gì?
GDP xanh – Green GDP là phần GDP còn lại sau khi đã trừ đi một phần chi phí để phục hồi môi trường do hậu quả của quá trình tái sản xuất gây ra. GDP xanh = GDP – tất cả chi phí phục hồi tái tạo môi trường trong chu kỳ sản xuất.
Phân Biệt GDP Và GDP PPP
Như trên chúng tôi đã phân tích về chỉ số GPD, sau đây là 1 vài thông tin về GDP PPP:
Chỉ số GDP PPP hay còn được ký hiệu như GDP (PPP); PPP GDP (viết tắt của từ Gross Domestic Product Purchasing Power Parity). Trong đó:
- GDP (Gross Domestic Product) là tổng giá trị của tất cả các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.
- PPP là sức mua tương đương của một loại tiền tệ thường được dùng để tính tỷ giá hối đoái giữa 2 loại tiền tệ của 2 quốc gia.
Khi thống kê người ta hay dùng ký hiệu GDP (PPP) dùng để ám chỉ tính tương đương giữa quy đổi bằng tiền trong nước và thế giới.
Khi nói đến GDP VÀ GDP PPP có khá nhiều người tưởng rằng hai hình thức nàу là một. Nhưng thực ra giữa chúng có ѕự khác biệt ᴠà không phải là một.
Xem chi tiết: GDP PPP là gì?
Giống Nhau
Cả hai đều là những khái niệm thuộc ᴠề kinh tế ᴠĩ mô, dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một đất nước. Những tính toán này đều dựa ᴠào các công thức nhất định.
Từ đó đánh giá được ѕự phát triển kinh tế của đất nước. Các khái niệm này đều mang tính chất chung ѕử dụng ở khắp mọi nơi.
Khác Nhau
GDP được tính bằng nội tệ. Ví dụ: ở Ấn Độ được tính bằng INR còn các nước EU tính bằng Euro. Như ᴠậу, chỉ có thể ѕo ѕánh GDP giữa các nước cùng Eu còn không phù hợp ᴠới nước ngoài EU.
GDP PPP tính theo ngang giá ѕức mua. Ví dụ ở Ấn Độ được tính bằng đô la để dễ dàng ѕo ѕánh ᴠới các nước khác. Đa phần các quốc gia trên thế giới đều ѕử dụng đô la để tính GDP PPP.
Phân Biệt GDP Và GNP
GNP là tên viết tắt của Gross National Product. đây là chỉ số chỉ tổng sản phẩm quốc gia. Nghĩa là toàn bộ giá trị được công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất trong khoảng thời gian, không phân biệt lãnh thổ.
Khi nhắc về GDP và GNP thì rất nhiều người bị nhầm lẫn hai chỉ số này với nhau. Nhưng thực sự thì hai chỉ số này luôn có điểm khác biệt và cụ thể như sau:
Tiêu chí |
Chỉ số GDP |
Chỉ số GNP |
Giống nhau |
|
|
Khác nhau |
||
Khái niệm |
GDP là tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa. Theo đó, GDP chỉ tổng giá trị của tất cả các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ… của một quốc gia đạt được trong vòng 1 năm. GDP càng cao thì nền kinh tế của quốc gia đó càng mạnh và ngược lại. |
GNP (tiếng anh là Gross National Product) có nghĩa là tổng sản lượng quốc gia hay tổng sản phẩm quốc gia. GNP chỉ tổng giá trị bằng tiền thu được từ các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân của một quốc gia tạo ra trong một năm. GNP đánh giá sự phát triển kinh tế của một đất nước. |
Công thức tính |
Công thức tính GDP là tổng tiêu dùng: GDP = C + I + G + NX |
Công thức tính GNP là tổng sản phẩm quốc gia: GNP = C + I + G + (X – M) + NR |
Bản chất |
|
|
Ghi chú:
- C = Chi phí tiêu dùng cá nhân
- I = Tổng đầu tư cá nhân
- G = Chi phí của nhà nước
- NX = “xuất khẩu ròng” của nền kinh tế
- X = Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
- M = Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
- NR= Thu nhập ròng từ các hàng hóa và dịch vụ đầu tư ở nước ngoài (thu nhập ròng)
Ví dụ: Một nhà đầu tư Mỹ đầu tư một nhà máy sản xuất đồ ăn nhanh đặt tại Việt Nam để tiêu thụ nội địa. Lúc này:
- Mọi thu nhập từ nhà máy sau khi bán hàng được tính vào GDP của Việt Nam
- Lợi nhuận ròng thu được (sau khi khấu trừ thuế và trích nộp các quỹ phúc lợi) cùng lương của các công nhân Mỹ đang làm việc trong nhà máy được tính là một bộ phận trong GNP của Mỹ.
Xem chi tiết: GNP Là gì? Cách phân biệt chỉ số GNP và GDP
So Sánh Chỉ Số GDP Và CPI
Thực chất khi so sánh GDP và CPI là bạn đang so sánh chỉ số CPI và chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator) hay còn gọi là chỉ số điều chỉnh GDP, ký hiệu là D GDP.
Hai chỉ số này có những điểm giống và khác nhau sau đây:
Tiêu chí so sánh |
Chỉ số giảm phát GDP (GDP Deflator) |
Chỉ số CPI (Consumer Price Index) |
Giống nhau |
Hai chỉ số chính để đo lường kinh tế vĩ mô. |
|
Khác nhau |
||
Bản chất |
Đo lường tất cả giá hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra. |
Đo lường giá hàng hóa và dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng (không bao gồm giá hàng hóa và dịch vụ được mua bởi chính phủ, các hãng) |
Giá trị tính |
Chỉ tính cho hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước |
Tính cho tất cả hàng hóa và dịch vụ được mua, kể cả hàng hóa nhập khẩu |
Tính thay đổi |
Có sự thay đổi.Tức là chỉ số này cho phép có sự thay đổi của giỏ hàng hóa khi mà các thành phần GDP thay đổi. Được gọi là Paasche index |
Cố định sự ảnh hưởng. Nghĩa là nó được tính toán bởi giỏ hàng cố định. Được gọi là chỉ số Laspeyres index |
Ý nghĩa |
Giảm bớt xu hướng gia tăng chi phí đời sống |
Đo lường chi phí cho đời sống. |
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chỉ Số GDP
Chỉ số GDP bị tác động bởi rất nhiều yếu tố ở ngoài xã hội. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chỉ thống kê 3 yếu tố chính ảnh hưởng tới GDP nhiều nhất. Cụ thể đó là các yếu tố sau:
Dân số
Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới GDP. Dân số chính là nguồn cung cấp lao động cho xã hội. Họ cũng là người lao động làm nên những của cải vật chất cho xã hội. Đồng thời, cũng nắm giữ vai trò là đối tượng tiêu thụ, loại hình dịch vụ cho con người tạo ra.
Chính vì thế, dân số và GDP có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chúng tác động qua lại và không thể tách rời khỏi nhau. Dân số chính là yếu tố cần thiết để tính GDP bình quân đầu người của một quốc gia tại một thời điểm nhất định.
FDI
Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng tới chỉ số GDP chính là FDI. FDI được viết tắt bởi cụm từ Foreign Direct Investment, có nghĩa là chỉ số đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Chỉ số này nói đến một hình thức đầu tư tài chính dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức giữa các quốc gia với nhau bằng cách thiết lập mối quan hệ hợp tác kinh doanh.
Có thể nói rằng FDI là một nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất bởi chúng bao gồm tiền bạc, vật chất và tất cả các hoạt động sản xuất liên quan. Từ những yếu tố đó ta có thể khẳng định rằng chỉ số FDI tác động không nhỏ tới GDP của quốc gia.
Lạm phát
Lạm phát là tình trạng tăng giá chung của các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ một cách liên tục hoặc sự mất giá của đồng tiền nào đó. Chỉ số này rất được các nhà kinh tế quan tâm tới bởi nếu muốn quốc gia có tốc độ tăng trưởng tốt thì sẽ phải chấp nhận tình trạng lạm phát ở một mức độ nào đó.
Nếu để xảy ra tình trạng lạm phát tăng cao quá mức thì sẽ xuất hiện sự ngộ nhận tăng trưởng GDP và dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Lạm phát có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Do đó, các quốc gia trên thế giới luôn phải chuẩn bị kế hoạch đề phòng và chính sách để ngăn chặn tình trạng lạm phát mức độ cao xảy ra.
Ý Nghĩa Của Chỉ Số GDP Với Sự Tăng Trưởng Của 1 Quốc Gia
Sự xuất hiện của chỉ số GDP giúp đánh giá được nền kinh tế của mỗi quốc gia. Ngoài ra chỉ số GDP còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt như:
- Để thành lập các chiến lược phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn chúng ta phải dựa trên cơ sở, dữ liệu từ việc phân tích, tính toán GDP.
- Chỉ số gdp là gì là thước đo để đánh giá tốc độ phát triển, tăng trưởng kinh tế của một quốc gia, đồng thời thể hiện sự biến động của sản phẩm hay dịch vụ theo thời gian.
- Nếu chỉ GDP có dấu hiệu suy giảm thì sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế của quốc gia đó; như nguy cơ suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, mất giá đồng tiền… Các tác động xấu đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của người dân.
- Thông qua GDP đầu người, ta biết được mức thu nhập tương đối cũng như chất lượng sống của người dân ở mỗi quốc gia.
Tuy nhiên GDP cũng có những hạn chế như:
- GDP không phản ánh đầy đủ các hoạt động sản xuất (tự cung, tự cấp, không kiểm soát được chất lượng của hàng hóa).
- GDP là gì bỏ qua chất lượng môi trường (tiếng ồn, khói bụi, giao thông…) và thời gian nghỉ ngơi chưa được tính đến. Cụ thể như, trong quá trình phát triển nền kinh tế của một quốc gia, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề xoay quanh chỉ số GDP. Ví dụ như GDP không thể tính được các chi phí về tổn hại tới môi trường, cũng không đo lường được mức độ hạnh phúc của xã hội, những lần trao đổi hàng hóa không được ghi lại, không được đánh thuế và cũng có mặt trong báo cáo hồ sơ của quốc gia, ngoài ra còn cả những dịch vụ chưa thanh toán đều chưa được tính.
- GDP cũng chưa tính được nền kinh tế đen, nơi mà tất cả các quốc gia đều tồn tại. Mặc dù chúng ta có công thức tính riêng, nhưng đằng sau đó vẫn tồn đọng những mặt tối chưa được giải quyết triệt để.
Cách Tính Chỉ Số GDP Chi Tiết
Hiện nay có 3 cách tính chỉ số GDP đó là:
- Tính tổng chỉ tiêu.
- Tính theo thu nhập.
- Tính theo phương pháp sản xuất.
Tính GDP Theo Phương Pháp Chi Tiêu
Tính GDP theo tổng chỉ tiêu là phương pháp chính xác nhất với công thức như sau:
GDP = C + G + I + NX
Trong đó:
- C là chỉ tiêu hộ gia đình: gồm các chỉ tiêu cho sản phẩm và dịch vụ của hộ gia đình.
- G là chỉ tiêu của chính phủ: tổng chi tiêu cho giáo dục, y tế, an ninh, giao thông…
- I là tổng đầu tư: các khoản chi tiêu của doanh nghiệp bao gồm trang thiết bị, nhà xưởng
- NX là cán cân thương mại: xuất khẩu ròng của nền kinh tế. NX = X (xuất khẩu) – M ( nhập khẩu).
Ví dụ thực tế:
Một nền kinh tế đơn giản bao gồm: các hộ gia đình (H), chủ nhà máy xay bột (M) và chủ lò bánh mì (B). H mua bánh mì từ B với giá là 100 và bột mì từ M với giá là 10 (như là những khoản chi tiêu vào sản phẩm cuối cùng). B mua bột mì từ M với giá 40 để làm ra bánh mì.
Giả sử M không sử dụng các sản phẩm trung gian nào khác. Cả B và M đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ H; B đã thanh toán cho H các khoản bao gồm: 30 cho chi phí thuê lao động và 30 cho dịch vụ vốn. Tương tự M đã thanh toán cho H các khoản bao gồm: 40 cho chi phí thuê lao động và 10 cho thuê vốn.
Từ các thông trên, GDP theo phương pháp chi tiêu sẽ được tính như sau:
GDP = C + G + I + NX (do chỉ có chi tiêu hộ gia đình nên I= 0, G= 0, NX= 0) => GDP = 10 + 100 = 110
Tính GDP Theo Phương Pháp Chi Phí (Theo Thu Nhập)
Công thức tính theo thu nhập là:
GDP = W + I + Pr + R + Ti + De
Trong đó:
- W là tiền lương.
- I là tiền lãi.
- Pr là lợi nhuận.
- R là tiền thuê.
- Ti là thuế gián thu ( thuế không đánh trực tiếp và thu nhập và tài sản mà đánh gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ)
- De là phần hao mòn ( khấu hao) tài sản cố định.
Ví dụ thực tế:
Một nền kinh tế đơn giản bao gồm các hộ gia đình (K), chủ nhà máy xay bột (A) và chủ lò bánh mì (B). K mua bánh mì từ B với giá là 200 và bột mì từ A với giá là 20 (như là những khoản chi tiêu vào sản phẩm cuối cùng). B mua bột mì từ A với giá 50 để làm ra bánh mì.
Giả sử A không sử dụng các sản phẩm trung gian nào khác. Cả hai B và A đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ K; B đã thanh toán cho K các khoản bao gồm: 40 cho chi phí thuê lao động và 40 cho dịch vụ vốn. Còn A đã thanh toán cho K các khoản bao gồm: 50 cho chi phí thuê lao động và 20 cho thuê vốn.
Áp dụng công thức tính GDP theo phương pháp chi phí (tính theo thu nhập), thay vì xem xét ai mua sản phẩm, bạn có thể tìm hiểu ai sẽ được trả tiền để sản xuất ra sản phẩm. Cụ thể như sau:
Tên |
Chi phí thuê lao động |
Dịch vụ vốn |
Hộ gia đình (K) nhận |
B |
40 |
40 |
80 |
A |
50 |
20 |
70 |
Tổng số tiền K được nhận để sản xuất |
150 |
Như vậy: GDP = (40 + 50) + (40 + 20) = 150
Tính GDP Theo Phương Pháp Sản Xuất
Công thức tính GDP theo phương pháp sản xuất là:
GDP = Giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu
hoặc
GDP = Giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu
Giá trị tăng thêm có thể là thu nhập của người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị thặng dư, các thu nhập khác…
Ví dụ thực tế:
Một nền kinh tế đơn giản bao gồm các hộ gia đình (C), chủ lò bánh mì (B) và chủ nhà máy xay bột (A). C mua bánh mì từ B với giá là 100 và bột mì từ A với giá là 10 (như là những khoản chi tiêu vào sản phẩm cuối cùng). B mua bột mì từ A với giá 40 để làm ra bánh mì.
Giả sử A không sử dụng các sản phẩm trung gian nào khác. Cả hai B và A đều nhận dịch vụ lao động và vốn từ C; B đã thanh toán cho C các khoản bao gồm: 30 cho chi phí thuê lao động và 30 cho dịch vụ vốn. Còn A đã thanh toán cho C các khoản bao gồm: 40 cho chi phí thuê lao động và 10 cho thuê vốn.
Thực tế không phải tất cả các giao dịch trên thị trường đều được tính đủ giá trị vào GDP. Bởi nếu làm vậy thì cùng một sản phẩm sẽ bị tính trùng nhiều lần.
Do vậy để có một chỉ số GDP chính xác, bạn phải phân biệt hàng hóa trung gian và hàng hóa được mua để sử dụng làm đầu vào nhằm sản xuất ra sản phẩm khác và chỉ sử dụng một lần trong quá trình sản xuất.
Lúc này ta có:
- B mua bột mì từ A với giá 40 và bán cho C với giá 100, lúc này B thu được 60
- C được A thanh toán 40 cho chi phí thuê lao động và 10 cho thuê vốn, như vậy C thu được 50.
=> GDP = giá trị tăng thêm + thuế thua nhập = (10 + 40) + (100 – 40) = 110
1 Số Câu Hỏi Thường Gặp Về GDP
GDP Là Viết Tắt Của Từ Gì?
GDP là viết tắt của cụm từ Gross Domestic Product
GDP Tên Tiếng Anh Là Gì?
GDP có tên Tiếng Anh là Gross Domestic Product
GDP Deflator Là Gì?
GDP Deflator là chỉ số điều chỉnh GDP hay còn được gọi là chỉ số giảm phát GDP, chỉ số này đo lường mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ được tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
GDP Deflator phản ánh mức giá hiện tại so với mức giá của năm gốc (năm cơ cở), từ đó giúp các nhà kinh tế biết được sự thay đổi sản lượng do thay đổi giá chứ không phải do gia tăng của GDP thực tế.
GDP Per Capita Là Gì?
GDP Per Capita được hiểu là một chỉ số kinh tế hay còn được gọi với tên thân thuộc là bình quân đầu người. Tên gọi đầy đủ của nó chính là tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người. Số liệu này sẽ được thu thập dựa trên cơ sở thu nhập cá nhân của mỗi quốc gia khác nhau.
Tổng Kết
Như vậy các bạn đã hiểu GDP là gì? Đây là tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia trong khoảng thời gian xác định. GDP thể hiện quy mô kinh tế và tốc độ tăng trưởng của một quốc gia.
Xem thêm:
Cơ cấu GDP là gì? Công thức tính chi tiết
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
Phát mãi tài sản là gì, thủ tục quy trình của ngân hàng ra sao?
Khi vay thế chấp ngân hàng, bạn cần phải nắm rõ được khái...
Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Agribank năm 2023
Bạn đang muốn đăng ký vay thế chấp sổ đỏ 500 triệu Agribank...
Nợ xấu là gì, phân loại các nhóm nợ xấu tại ngân hàng hiện nay
Trong cuộc sống hiện nay thì chắc hẳn từ “nợ xấu” đã không...
Thẻ vay VietCredit là gì, hạn mức hỗ trợ và thủ tục mở thẻ chi tiết
Bạn đang tìm kiếm một giải pháp vay tiền nhanh chóng và tiện...
4+ mục đích vay vốn ngân hàng hợp lệ cập nhật mới 2023
Khi vay vốn thì mục đích vay vốn là một trong những điều...
App h5 Lala Credit là gì, cách vay 10 triệu online chỉ cần CMND
Khi muốn vay vốn hầu như mọi người đều sẽ nghĩ ngay đến...