Đòn bẫy tài chính là một công cụ hiệu quả và tuyệt vời giúp các nhà đầu tư nhân số vốn lên gấp nhiều lần và nếu vận dụng đòn bẫy một cách khôn ngoan sẽ giúp bạn kiếm được những khoản lợi nhuận lớn đến không tưởng. Để hiểu rõ hơn đòn bẫy tài chính là gì? cũng như công thức đòn bẫy tài chính và hệ số đòn bẫy tài chính thì, mời bạn cùng VNCash24h theo dõi bài viết sau nhé!
Đòn bẫy Tài Chính Là Gì?
Đòn bẫy tài chính trong tiếng Anh là Financial Leverage, viết tắt là FL. Đây là mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường (EPS).
Đòn bẫy tài chính chính là sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong công việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp.
Đòn bẫy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu. Ngược lại, đòn bẫy tài chính sẽ thấp khi tỷ trọng nợ phải trả nhỏ hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu.
Đòn bẫy Tài Chính Bao Gồm Các Chỉ Số Nào?
Hiện nay các nhóm chỉ số của đòn bẫy tài chính bao gồm:
Tổng nợ/Tổng tài sản (D/A)
Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản. Có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay.
Hệ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Mục đích vay, lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp. Để biết được tỷ số này cao hay thấp có thể so sánh với tỷ số trung bình ngành.
Hệ số nợ/Vốn (D/C)
Tổng nợ/(Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu)
Các chuyên gia phân tích tài chính thường sử dụng hệ số này để đánh giá sức mạnh tài chính, tình hình tài chính và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có hệ số nợ / Vốn cao so với mức bình quân ngành thì doanh nghiệp đó đang có tình hình tài chính không ổn định và ngược lại.
Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu (D/E)
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp. Qua đó cho biết tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu doanh nghiệp sử dụng để trả cho hoạt động của mình.
Nếu như hệ số này ở mức lớn hơn 1 thì điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang đi vay mượn quá nhiều so với mức vốn hiện có. Và vay mượn càng nhiều thì khả năng gặp rủi ro càng cao trong việc trả nợ và biến động lãi suất ngân hàng.
Tuy nhiên, sử dụng nợ cũng mang lại cho doanh nghiệp một lợi thế duy nhất đó là chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập của doanh nghiệp.
Còn đối với trường hợp hệ số nợ / Vốn chủ sở hữu thấp thì tỷ lệ gặp phải rủi ro của doanh nghiệp trong việc trả nợ sẽ rất thấp. Nhưng nhớ rằng điều này sẽ không thể hiện doanh nghiệp biết cách vay nợ để kinh doanh hiệu quả đâu nhé. Do đó, doanh nghiệp cần phải cân nhắc giữa rủi ro về tài chính và lợi ích của vay nợ để đảm bảo tỷ lệ cân bằng nhất.
Hệ số đòn bẫy tài chính
Tổng tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân
Hệ số này thể hiện sự liên quan giữa nguồn vốn vay và vốn chủ sở hữu. Lý do sử dụng các chỉ tiêu bình quân là vì số liệu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tại thời điểm cuối kỳ chưa phải là con số đại diện.
Chính vì thế, việc sử dụng bình quân là để đảm bảo bản chất của sự việc sẽ luôn được phản ánh đúng sự thật bao gồm cả tình hình tài chính của doanh nghiệp trong 1 thời kỳ.
Khi tính ra hệ số đòn bẫy tài chính thấp thì cũng đồng nghĩa với việc khả năng tự chủ của doanh nghiệp khá tốt. Tuy nhiên, điều đó cũng cho thấy rằng doanh nghiệp vẫn chưa sử dụng hiệu quả lợi thế của đòn bẫy tài chính.
Hệ số chi trả lãi vay (EBIT/Chi phí lãi vay)
Hệ số chi trả lãi vay giúp chúng ta biết được mức độ lợi nhuận trước thuế và khả năng trả lãi của một doanh nghiệp. Hệ số càng cao càng cho thấy khả năng bù đắp chi phí lãi vay tốt.
Khi hệ số này vượt quá mức 1 thì doanh nghiệp sẽ càng chứng tỏ được rằng mình có khả năng trả lãi vay. Còn khi hệ số nhỏ hơn 1 thì điều này lại cho thấy rằng doanh nghiệp đang vay quá nhiều so với khả năng chi trả của mình.
Ý Nghĩa Của Đòn bẫy Tài Chính Trong Hoạt Động Kinh Doanh
Đòn bẫy tài chính có một số ý nghĩa như sau:
- Tăng vốn: Đòn bẫy giúp doanh nghiệp tăng vốn khả dụng để có thể giao dịch trên các thị trường khác nhau.
- Khoản vay không tính lãi: Đòn bẫy có thể coi là khoản vay được cấp bởi nhà môi giới để đổi lấy một khoản ký quỹ nhằm có được vị thế tốt trên thị trường. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng khoản vay này không đòi hỏi bất kỳ khoản nợ nào dưới hình thức lãi suất hoặc hoa hồng. Chúng có thể sử dụng theo bất kỳ hình thức nào trong giao dịch.
- Giải pháp cho độ biến động thấp: Mỗi khi biến động ít xuất hiện sẽ khiến cho các nhà giao dịch cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, với các giao dịch đòn bẫy, nhà giao dịch có thể tạo ra lợi nhuận tốt hơn trong khoảng thời gian khó khăn đó.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm mà đòn bẫy mang lại cho doanh nghiệp, chúng vẫn còn tồn tại nhiều nhược điểm khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro. Cụ thể như sau:
- Tăng tổn thất: Nếu như đòn bẫy giúp bạn thu về lợi nhuận thì chắc chắn chúng cũng sẽ mang đến nhiều tổn thất. Lợi nhuận luôn đi kèm với rủi ro. Do đó, bạn cần phải chuẩn bị tinh thần cho điều này.
- Margin call: Nếu khoản lỗ vượt quá số tiền ký quỹ thì Margin call sẽ xuất hiện. Đòn bẫy làm tăng tổn thất của Margin call nên chúng sẽ luôn tồn tại. Đặc biệt trong trường hợp không có tiền mới trong tài khoản, các vị thế sẽ bị đóng băng với mức lỗ.
Công Thức Tính Của Đòn bẫy Tài Chính
Công thức đòn bẫy tài chính được thể hiện rõ ràng như sau:
Trong đó, các ký hiệu mà bạn cần nắm rõ:
- EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
- EPS: Lợi nhuận của vốn chủ sở hữu
Ngoài ra, chúng ta có thêm một công thức khi có kí hiệu I ( Lãi vay phải trả sau thay đổi ) như sau:
DFL= ( EBIT0 / EBIT0 – 1 ) = ( Qx( p – v ) – F ) / ( Qx ( p – v ) – F – 1 )
Chú thích:
- F: Chi phí cố định kinh doanh ( không tính lãi vay).
- v: Chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm.
- p: Giá thành của đơn vị sản phẩm.
- Q: Số lượng sản phẩm được bán ra trên thị trường.
Tại Sao Đòn bẫy Tài Chính Lại Hay Được Các Doanh Nghiệp Sử Dụng?
Các doanh nghiệp hiện nay ưa thích sử dụng đòn bẫy tài chính bởi một số lý do sau:
- Để duy trì hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường sẽ sử dụng nợ vay, với mục đích bù đắp sự thiếu hụt vốn và mong muốn gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc thu nhập trên một cổ phần (EPS). Và thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư sử dụng đòn bẫy tài chính để kinh doanh bất động sản thành công và thu về một khoản lợi nhuận khủng.
- Đòn bẫy tài chính như một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế từ vốn của chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại đều nhờ vào sự khôn ngoan của chủ đầu tư khi lựa chọn cơ cấu tài chính, khả năng gia tăng lợi nhuận là điều mong ước của các chủ sở hữu, trong đó đòn bẫy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng.
- Các doanh nghiệp còn sử dụng đòn bẫy tài chính như là “Lá chắn thuế”. Bởi khoản tiền lãi vay phải trả được coi là khoản chi phí hợp lý và được tính trừ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Giúp số tiền thuế doanh nghiệp phải nộp ít đi, làm gia tăng lợi nhuận.
1 Số Lưu Ý Khi Sử Dụng Đòn bẫy Tài Chính Để Giảm Thiểu Rủi Ro
Như chúng tôi đã phân tích việc sử dụng đòn bẫy tài chính mang đến nguồn lợi nhuận lớn, tuy nhiên có khá nhiều rủi ro. Vậy nên để tránh những rủi ro không đáng có, doanh nghiệp cần lưu ý các vấn đề như sau:
- Doanh nghiệp cần nghiên cứu và lựa chọn nguồn vốn vay uy tín với lãi suất thấp nhất có thể.
- Doanh nghiệp cần nghiên cứu và định hướng rõ ràng kế hoạch kinh doanh. Cụ thể những mảng phát triển ngắn hạn, lâu dài để sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả.
Tổng Kết
Qua những thông tin đầy đủ đã được cung cấp ở bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc đòn bẫy tài chính là gì? Mặc dù sử dụng đòn bẫy tài chính mang lại lợi nhuận rất cao cho doanh nghiệp những cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đửa ra được một chiến lược đầu tư hiệu quả.
Xem thêm:
Tài chính công là gì? Nhiệm vụ và chức năng của tài chính công
Tài chính là gì? Ý nghĩa và vai trò của tài chính đối với nền kinh tế
Kiến thức tài chính cơ bản dành cho cá nhân và doanh nghiệp
Báo cáo tài chính là gì? Sự quan trọng của báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp
Đầu tư tài chính là gì? Các phương pháp đầu tư tài chính hiệu quả
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
Cách tra cứu mã số hộ kinh doanh cá thể online mới nhất 2023
Việc tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể giúp các...
Giãn nợ là gì, thủ tục xin gia hạn nợ tại ngân hàng năm 2023
Giãn nợ là một phương án hỗ trợ từ ngân hàng và các...
Thủ tục vay thế chấp xe ô tô cũ tại ngân hàng mới nhất 2023
Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng cung...
Điều kiện và thủ tục vay thế chấp sổ hồng tại ngân hàng năm 2023
Vay thế chấp sổ hồng là một trong những giải pháp vô cùng...
Vay tiền Fe Credit online với lãi suất thấp duyệt nhanh 24/7
Fe Credit đang hỗ trợ rất đa dạng các sản phẩm vay vốn...
10+ địa chỉ vay 1 triệu online thủ tục đơn giản chỉ với CMND
App vay 1 triệu là một trong những công cụ tài chính phổ...