Trong các ngành học liên quán đến kinh tề thị trường thì cơ cấu GPD là thuật ngữ được xuất hiện rất thường xuyên hoặc bạn cũng có thể bắt gặp thông qua các bản tin tức trên tivi. Vậy cơ cấu GDP là gì? Cách tính cơ cấu GDP như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết sau của VNCash24h để tìm hiểu thông tin chi tiết nhé!
Cơ Cấu GDP Là Gì?
Cơ cấu GDP (gross domestic product) tức tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội, có thể hiểu đơn giản là tỉ lệ phần trăm của 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch trong tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia hay lãnh thổ đó.
Trong đó, các nước càng phát triển thì tỷ trọng của khu vực dịch vụ càng lớn và ngược lại nước càng kém phát triển thì tỷ trọng của khu vực nông nghiệp càng lớn.
Ngoài ra người ta còn quy ước, 3 khu vực kinh tế như sau:
- Khu vực I: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
- Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng.
- Khu vực III: Dịch vụ.
Có Mấy Loại Cơ Cấu GDP?
Hiện nay, cơ cấu GPD được phân chia thành 4 loại, bao gồm:
GDP bình quân đầu người
GDP bình quân đầu người với tên tiếng anh là GDP Per Capita là một trong những chỉ số quan trọng thể hiện kết quả sản xuất của mỗi cá nhân trong một năm. Nó còn được dùng làm thước đo cho mức độ giàu, nghèo và sự phát triển kinh tế qua mỗi năm của một quốc gia.
GDP bình quân đầu người được tình bằng cách lấy tổng sản phẩm quốc nội chia cho số lượng dân số trung bình trong năm tương ứng.
GDP xanh
GDP xanh hay hạch toán xanh là một khái niệm mới được hình thành dạo gần đây nhằm để tính toán chi phí thiệt hại môi trường sau khi sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất. Có thể hiểu đơn giản: GDP xanh = GDP – chi phí phục hồi môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế.
GPD thực tế
GDP thực tế hay Real Gross Domestic Product là tổng sản phẩm của một quốc gia được tính theo sản lượng hàng hóa và dịch vụ của năm nghiên cúu đã đươc điều chỉnh theo theo tốc độ lạm phát. Do đó, nó còn được gọi với cái tên GPD theo giá so sánh.
GDP danh nghĩa
GDP danh nghĩa (Nominal Gross Domestic) là tổng sản phẩm quốc nội được tính theo giá thị trường hiện tại. Nói cách khác, đây là giá trị tiền tề của tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong cùng một quốc gia.
Bên cạnh đó, nó cũng phản ánh rõ sự thay đổi giá do lạm phát cũng như tốc độ tăng giá của nền kinh tế nước đó.
Tìm hiểu thêm: GDP Danh nghĩa và GDP Thực tế khác nhau ra sao? Cách tính như thế nào?
Cách Tính Cơ Cấu GDP
Công thức tính cơ cấu GDP là:
% Khu vực = Tổng GDP khu vực / GDP cả nước x 100
Trong đó:
- % Khu vực: tỷ trọng của khu I, II, hoặc III.
- Tổng GDP khu vực: GDP được tính trong năm của khu vực.
- GDP cả nước: tổng GDP của 3 khu vực.
Cơ Cấu GDP Việt Nam Năm 2021
Theo báo cáo mới công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, GDP quý IV ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính năng cả năm 2021, GDP Việt Nam năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%).
Dù thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng 6,5%, song với việc dịch COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 thì mức tăng 2,58% là một thành công lớn.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế năm 2021 thì:
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế;
- Khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 63,80%;
- Khu vực dịch vụ đóng góp 22,23%.
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021:
- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,36%;
- Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,86%;
- Khu vực dịch vụ chiếm 40,95%;
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,83%.
Về tình hình đăng ký doanh nghiệp, quý IV đã cho thấy sự khởi sắc rõ nét. Cụ thể trong 3 tháng cuối cùng của năm nay, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt 31.400 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 415.300 tỷ đồng và số lao động đăng ký là 205.100 lao động, – tăng 70,4% về số doanh nghiệp, tăng 64,1% về số vốn đăng ký và tăng 24,7% về số lao động so với quý III/2021.
Tính chung năm 2021, cả nước có 116.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1,61 triệu tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 854.000 lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2021 đạt 13,8 tỷ đồng.
Trong chiều ngược lại, năm 2021 có 119.800 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trong đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn gần 55.000; số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 48.100; doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 16.700. Tính trung bình mỗi tháng có gần 10.000 doanh nghiệp đóng cửa.
Khảo sát của Tổng cục Thống kê cho thấy, dự kiến quý I/2022, có 45,6% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý IV/2021; 36,1% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 18,3% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.
Ngoài ra, trong quý IV/2021, hoạt động thương mại, vận tải trong nước, khách du lịch quốc tế dần khôi phục trở lại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý IV/2021 tăng 28,1% so với quý trước – ước đạt 1,3 triệu tỷ đồng. Tính chung năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 4,79 triệu tỷ đồng.
Xuất nhập khẩu hàng hoá được xem là một trong những điểm sáng nhất của nền kinh tế năm 2021 khi đạt tổng kim ngạch 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm trước.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả năm ước đạt 336,25 tỷ USD, tăng 19% so với năm trước. Đáng chú ý, có 35 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 93,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 8 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7%).
Còn kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 332,25 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm trước. Như vậy tính chung năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4 tỷ USD (năm trước xuất siêu 19,94 tỷ USD). Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,36 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 29,36 tỷ USD.
Bên cạnh đó, các cân đối lớn khác của nền kinh tế được duy trì ổn định. Lạm phát cơ bản tháng 12/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 0,67% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020. Còn CPI tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Tổng Kết
Đến đây, chắn hẳn bạn đã hiểu rõ hơn cơ cấu GDP là gì cũng như biết được công thức tính cơ cấu kinh tế GDP. Hy vọng rằng những chia sẻ ở bài viết trên đã mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích để hỗ tợ cho quá trình hoc tập hoặc làm việc của bạn. Cảm ơn đã theo dõi bài viết.
Xem thêm:
GDP là gì? Chỉ số GDP quan trọng thế nào đối với nền kinh tế?
GNP là gì? Phân biệt giữa chỉ số GNP và GDP
GDP PPP là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
GDP Deflator là gì? Khái niệm chi tiết
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vay tiêu dùng Jaccs có hỗ trợ nợ xấu không, quy trình vay 2023?
Jaccs là một trong những đơn vị tài chính hàng đầu tại Việt...
Hướng dẫn vay tiền Fastmoney online qua ví điện tử momo
Fast Money là một dịch vụ hỗ trợ vay tiền online nhận ngay...
Điều kiện vay tín chấp VIB theo lương chuyển khoản năm 2023
Vay tín chấp VIB là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều khách...
10+ App vay tiền 18 tuổi, 19 tuổi uy tín duyệt online 24/7 tại nhà
Hầu hết các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều có điều kiện...
5+ Vay tiền theo sao kê ngân hàng lãi suất thấp duyệt nhanh
Hiện nay, trên thị trường tài chính có rất nhiều sản phẩm vay...
Hướng dẫn vay tiền Findo nhận tiền giải ngân nhanh trong 24h
Mặc dù mới trình làng thị trường tín dụng online chưa lâu nhưng...