Chính sách tài khóa là gì, vai trò của nó với nền kinh tế vĩ mô

Chính sách tài khóa là gì? Đây là một trong những biện pháp của chính phủ nhằm đối phó với những bất ổn của nền kinh tế và cân bằng lại hoạt động kinh doanh – đời sống xã hội trong nước.

Để có những kiến thức chi tiết nhất về hính sách tài khóa cũng như ách thực hiện chính sách tài khóa ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của VNCash24 để tìm lời giải đáp nhé!

Tài Khoá Là Gì?

Tài khóa được hiểu là chu kỳ trong thời gian 12 tháng, có hiệu lực cho báo cáo dự toán và quyết toán hàng năm của ngân sách nhà nước cũng như của các doanh nghiệp.

Tài khoá cũng là mốc thời gian để tính thuế hàng năm, vì vậy tuỳ vào quy định của từng quốc gia hoặc theo nhu cầu hoạt động của các doanh nghiệp mà tài khoá có thể trùng với năm dương lịch hoặc khác với năm lịch bình thường.

Chẳng hạn như ở Mỹ, đa số các công ty chọn tài khoá trùng với năm lịch nhưng đối với tất cả các công ty bách hoá thì tài khoá lại bắt đầu từ mùng một tháng hai của năm trước đến 31 tháng giêng của năm sau. Hoặc cá biệt đối với một vài công ty thì tài khoá lại bắt đầu từ mùng một tháng bảy đến 31 tháng sáu của năm tiếp theo.

Chính Sách Tài Khoá Là Gì?

Chính sách tài khóa tên tiếng Anh là Fiscal Policy, đây là các biện pháp can thiệp của chính phủ đến hệ thống thuế khóa và chi tiêu của chính phủ nhằm đạt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát.

Hiểu đơn giản hơn, chính sách tài khóa là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô, nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ.

Như vậy, việc thực thi chính sách tài khóa sẽ do chính phủ thực hiện liên quan đến những thay đổi trong các chính sách thuế hoặc/và chi tiêu chính phủ.

Lưu ý: Chỉ chính quyền trung ương (chính phủ) mới có quyền và chức năng thực thi chính sách tài khóa, còn chính quyền địa phương không có chức năng này.

chinh sach tai khoa la gi
Chính sách tài khoá là gì?

Công Cụ Của Chính Sách Tài Khoá

Trong chính sách tài khoá, hai công cụ chủ yếu được sử dụng là chi tiêu của chính phủ và thuế. Trong đó:

Đối Với Chi Tiêu Chính Phủ

Chi tiêu của chính phủ sẽ bao gồm hai loại là chi mua sắm hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng. Cụ thể:

Chi mua hàng hoá dịch vụ

Tức là chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí tài, xây dựng đường xá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho đội ngũ cán bộ nhà nước…

Chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ quyết định quy mô tương đối của khu vực công trong tổng sản phẩm quốc nội – GDP so với khu vực tư nhân. Khi chính phủ tăng hay giảm chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ thì sẽ tác động đến tổng cầu theo tính chất số nhân.

Tức là nếu chi mua sắm của chính phủ tăng lên một đồng thì sẽ làm tổng cầu tăng nhiều hơn một đồng và ngược lại, nếu chi mua sắm của chính phủ giảm đi một đồng thì sẽ làm tổng cầu thu hẹp với tốc độ nhanh hơn. Bởi vậy, chi tiêu mua sắm được xem như một công cụ điều tiết tổng cầu.

Chi chuyển nhượng

Đây là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng chính sách như người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội.

Chi chuyển nhượng có tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua việc ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân. Theo đó, khi chính phủ tăng chi chuyển nhượng sẽ làm tiêu dùng cá nhân tăng lên. Và qua hiệu số nhân của tiêu dùng cá nhân sẽ làm gia tăng tổng cầu.

Đối Với Thuế

Hiện nay có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản… nhưng cơ bản thuế được chia làm 2 loại sau:

  • Thuế trực thu (direct taxes): Thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập của người dân
  • Thuế gián thu (indirect taxes): Thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế.

Trong một nền kinh tế nói chung, thuế sẽ có tác động theo hai cách. Theo đó:

  • Trái ngược với chi chuyển nhượng, thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân từ đó dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của cá nhân giảm xuống. Điều này khiến tổng cầu giảm và GDP giảm.
  • Thuế tác động khiến giá cả hàng hoá và dịch vụ “méo mó” từ đó gây ảnh hưởng đến hành vi và động cơ khuyến khích của cá nhân.

Vai Trò Của Chính Sách Tài Khoá Đối Với Nền Kinh Tế Vĩ Mô

Vai trò cốt lõi của chính sách tài khóa là góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế lành mạnh.

  • Điều chỉnh kinh tế thông qua các chi tiêu và thuế. Giúp tăng trưởng kinh tế trong điều kiện bình thường và cân bằng kinh tế trong trường hợp lạm phát hoặc kinh tế suy thoái.
  • Khắc phục thất bại của thị trường và phân bố nguồn lực kinh tế một cách cân đối thông qua các chi tiêu và thuế.
  • Phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân, điều chỉnh thu nhập, tài sản và các rủi ro để tạo sự ổn định về kinh tế và xã hội.
  • Định hướng phát triển và tăng trưởng kinh tế.
vai tro cua chinh sach tai khoan
Vai trò của chính sách tài khoá đối với nền kinh tế vĩ mô

Tuy nhiên chính sách này cũng có những điểm hạn chế nhất định:

  • Trễ về mặt thời gian, theo đó, để nhận biết sự thay đổi của tổng cầu, chính phủ phải mất một thời gian nhất định để thống kê những số liệu đáng tin cậy về nền kinh tế vĩ mô (có thể đến 6 tháng). Sau khi nhận biết, việc chính phủ đưa ra những quyết định về chính sách cũng phải mất thêm một khoảng thời gian nữa. Và khi chính sách được thực thi thì cũng cần phải có thời gian để tác động.
  • Khi quyết định chính sách tài khoá, chính phủ luôn gặp hai vấn đề cơ bản: Thứ nhất, chính phủ không biết được quy mô tác động cụ thể của việc điều chỉnh chi tiêu lên các biến số kinh tế vĩ mô dự tính. Thứ hai, nếu có thể ước tính được về quy mô tác động, thì sự ước tính này cũng chỉ dựa trên cơ sở số liệu quá khứ. Từ đó dẫn đến việc các chính sách tài khóa không được như mong đợi.
  • Khi kinh tế suy thoái, nghĩa là sản lượng thực tế thấp xa so với sản lượng tiềm năng và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, thì thâm hụt ngân sách thường lớn. Lúc này việc tăng thêm chi tiêu của chính phủ sẽ làm cho thâm hụt ngân sách trở nên lớn hơn, không chỉ dẫn đến nguy cơ gia tăng lạm phát mà còn làm gia tăng thêm nợ của chính phủ. Từ đó có những tác động không thuận lợi đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô.
  • Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư.

So Sánh Giữa Chính Sách Tài Khoá Và Chính Sách Tiền Tệ

Để so sánh giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ các bạn có thể tham khảo bảng sau:

Chỉ tiêu so sánh

Chính sách tài khóa

Chính sách tiền tệ

Giống nhau

Đều là chính sách/công cụ được thực hiện để ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển

Khác nhau

Khái niệm

Là công cụ nhằm sử dụng chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách (thuế) để tác động đến nền kinh tế.

Là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.

Người tạo chính sách

Là công cụ chỉ có chính phủ mới có quyền và chức năng thực hiện

Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách tiền tệ.

Mục tiêu

Hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn.

Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp.

Công cụ thực hiện chính sách

Thuế và số tiền chi tiêu của chính phủ

Lãi suất; dự trữ bắt buộc; chính sách tỷ giá hối đoái; nới lỏng định lượng; nghiệp vụ thị trường mở…

Các Loại Chính Sách Tài Khoá

Chính sách tài khóa có nhiều cách phân loại khác nhau. Chính phủ có thể lựa chọn việc thay đổi chi tiêu hoặc thay đổi thuế hoặc thay đổi cả hai để cắt giảm, mở rộng tổng cầu giúp bình ổn nền kinh tế.

Chính Sách Tài Khoá Mở Rộng

Chính sách tài khóa mở rộng hay còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt. Đây là chính sách để tăng cường chi tiêu cho chính phủ so với nguồn thu thông qua:

  • Gia tăng mức độ chi tiêu của chính phủ nhưng không tăng nguồn thu; g
  • Giảm nguồn thu từ thuế nhưng không giảm chi tiêu;
  • Hoặc vừa tăng mức độ chi tiêu của chính phủ và vừa giảm nguồn thu từ thuế.

Được áp dụng để kích thích thị trường tăng trưởng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

chinh scah tai khoa mo rong
Chính sách tài khoá mở rộng

Chính Sách Tài Khoá Thắt Chặt

Chính sách tài khóa thắt chặt hay còn gọi là chính sách tài khóa thặng dư. Đây là chính sách hạn chế chi tiêu của chính phủ bằng một số nguồn thu khác như:

  • Chi tiêu của chính phủ sẽ ít đi nhưng không tăng thu;
  • Hoặc không giảm chi tiêu nhưng lại tăng thu từ thuế
  • Hoặc là vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế.

Được áp dụng trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nhanh, thiếu bền vững hoặc bị lạm phát cao.

Chính Sách Tài Khoá Trong Điều Kiện Có Sự Ràng Buộc Về Ngân Sách

Trong một vài năm gần đây, khi mà chính phủ nhiều nước có các khoản thâm hụt ngân sách Nhà nước quá nhiều thì việc tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế để kích thích nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái được đánh giá là ít có sự khả thi về mặt chính trị.

Đặt mục tiêu này sẽ đòi hỏi chính phủ các nước cắt giảm chi tiêu, tăng thuế. Do đó ít phạm vi hơn cho tăng chi tiêu, giảm thuế để kích thích toàn bộ nền kinh tế.

Thực Trạng Chính Sách Tài Khoá Ở Việt Nam 2022

Như chúng ta đã biết năm 2021 vừa qua, Việt Nam cũng như toàn thế giới phải đối mặt với dịch bệnh Covid-19. Đại dịch không chỉ làm tổn thất về mặt sức khỏe, tính mạng con người mà còn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Do đó, việc thực hiện hợp lý kết hợp giữa các chính sách từ chính phủ là điều hết sức quan trọng, trong đó có chính sách tài khóa. Theo số liệu thống kê, ngân sách nhà nước giảm mạnh so với dự toán nhưng nhờ việc tiết kiệm chi tiêu, nhà nước vẫn có khả năng hỗ trợ nền kinh tế.

Cụ thể, nhà nước đã ra sức hỗ trợ người dân nằm trong hộ nghèo, cận nghèo bằng tiền mặt. Đồng thời, giảm thuế đối với các hộ kinh doanh phải thực hiện giãn cách xã hội.

1 Số Câu Hỏi Thường Gặp Về Chính Sách Tài Khoá

Thâm Hụt Tài Khoá Là Gì?

Thâm hụt tài khoá ( Fiscal Defici) được hiểu là sự chênh lệch giữa tổng thu nhập của chính phủ (tổng số thuế và các khoản thu từ vốn không nợ) và tổng chi tiêu của chính phủ. Tình trạng thâm hụt tài khóa xảy ra khi chi tiêu của chính phủ vượt quá thu nhập.

Chính Sách Tài Khoá Thu Hẹp Được Hiểu Thế Nào?

Chính sách tài khóa thu hẹp là chính sách giảm bớt chi tiêu hoặc/và tăng nguồn thu của chính phủ.

Kỷ Luật Tài Khoá Là Gì?

Kỷ luật tài khóa là tập hợp các quy tắc và quy định về việc dự thảo, phê duyệt, thực hiện ngân sách nhà nước. Hiểu một cách khác, kỷ luật tài khóa là các giới hạn về các chỉ tiêu tài khóa được chuẩn hóa trong pháp luật, tức là các mức về thu, chi tiêu công, cân bằng ngân sách và nợ công được đưa ra.

Tổng Kết

Như vậy, các bạn đã trả lời được chính sách tài khóa là gì? Đây là chính sách có vai trò và ý nghĩa quan trọng để ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô, định hướng phát triển kinh tế cho quốc gia. Chỉ có chính phủ mới có quyền và thực thi chính sách tài khóa thông qua chi tiêu chính phủ và thu ngân sách ( thuế).

Xem thêm:

Ngoại hối là gì? Đặc điểm vai trò và chức năng của ngoại hối

Tài chính là gì? Thị trường tài chính tại Việt Nam như thế nào?

Kiến thức tài chính tổng hợp dành cho cá nhân và doanh nghiệp

Báo cáo tài chính là gì? tầm quan trọng của báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp

Đầu tư tài chính là gì? Các phương pháp đầu tư tài chính

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Hướng dẫn mua xe máy trả góp Home Credit năm 2023

Bạn đang cần mua mua một chiếc xe máy để sử dụng đi...

Vay tín chấp theo lương ngân hàng nào lãi suất thấp nhất 2023?

Nếu bạn đang cân nhắc, lựa chọn giữa các hình thức vay vốn...

Rủi ro tín dụng là gì, nguyên nhân và cách xử lý thế nào?

Hiện nay, tín dụng trong ngân hàng thương mại là một nghiệp vụ...

Hướng dẫn vay tiền Mazzila online nhận ngay 15 triệu trong 24h

Khi công nghệ đã có sự phát triển vượt bậc, các tổ chức...

Vay tiền quả thẻ ATM ngân hàng cần điều kiện gì, có khó không?

Với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, hiện nay có...

4+ Cách tra cứu hợp đồng, lịch sử thanh toán EasyCredit

Tra cứu hợp đồng Easy Credit và lịch sử thanh toán là việc...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *