Bảng cân đối kế toán là gì? Đây là một tài liệu vô cùng quan trọng, nó giúp đánh giá tổng quát về tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế của công ty, doanh nghiệp.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách lập bảng cân đối kế toán nhanh và chính xác. Trong bài viết dưới đây, VNCash24h sẽ bật mí đến các bạn những thông tin mới nhất về vấn đề này nhé!
Bảng Cân Đối Kế Toán Là Gì?
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối tháng, cuối quý, cuối năm.
Nói cách khác đây giống như “Bức ảnh chụp nhanh” phản ảnh đến người xem hiện trạng Tài sản – Nguồn vốn của doanh nghiệp tại thời điểm chụp.
Một bảng cân đối kế toán phải thể hiện rõ ràng các nội dung:
- Tài sản cố định của doanh nghiệp (doanh nghiệp có gì).
- Tài sản ngắn hạn (những khoản doanh nghiệp cho nợ)
- Nợ ngắn hạn (doanh nghiệp nợ và phải trả trong thời gian ngắn)
- Nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.
Thông qua bảng cân đối kế toán, người xem có thể nắm được toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu nguồn hình thành tài sản và cơ cấu của tài sản đó.
Kết Cấu Của Bảng Cân Đối Kế Toán
Kết cấu của bảng cân đối kế toán bao gồm phần tài sản và phần nguồn vốn với nội dung cụ thể như sau:
Tài sản |
Nguồn vốn |
1. Tài sản ngắn hạn
|
1. Nợ phải trả ngắn hạn
2. Nợ phải trả dài hạn
|
2. Tài sản dài hạn
|
2. Vốn chủ sở hữu
|
Cụ thể:
- Trong phần tài sản: Các tài sản được sắp xếp theo trật tự tính thanh khoản giảm dần, những tài sản có tính thanh khoản cao được sắp xếp ở vị trí đầu bảng và giảm dần khi di chuyển xuống dưới.
- Trong phần nguồn vốn: Được sắp xếp theo tính cấp bách về yêu cầu hoàn trả. Do vậy các nguồn vốn được sắp xếp theo trật tự từ nguồn vốn nợ đến nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn nợ bao gồm nguồn vốn chiếm dụng và nguồn vốn vay.
Nguồn vốn nợ sắp xếp theo trật tự lần lượt là: Các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ trung và dài hạn.
Ý Nghĩa Của Bảng Cân Đối Kế Toán
Tất cả các tài sản được nhắc đến trong bảng cân đối kế toán đều phải được tài trợ bằng một nguồn tài trợ nào đó như vốn nợ hay vốn chủ sở hữu. Chúng đều có ý nghĩa riêng về mặt kinh tế lẫn tính pháp lý.
Đối Với Phần Tài Sản
- Về mặt kinh tế: Số liệu các chỉ tiêu phản ánh bên tài sản sẽ thể hiện giá trị tài sản theo như kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo như TSCĐ, hàng hóa, vật liệu, tiền tệ, các khoản đầu tư tài chính hoặc dưới các hình thức nợ phải thu ở tất cả các khâu, giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu bên tài sản sẽ phản ánh toàn bộ tài sản hiện có đang thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng của doanh nghiệp.
Thông các số liệu về tài sản chúng ta có thể đánh giá quy mô vốn và mức độ phân bổ sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách tổng quát.
Đối Với Nguồn Vốn
- Ý nghĩa pháp lý: Nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản hiện có tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp. Nhờ đó, chúng ta có thể biết được doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm pháp lý phải trả đối với khoản nợ nào và các chủ nợ biết được giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.
- Ý nghĩa kinh tế: phản ánh quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được đầu tư và huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Nhờ vậy, chúng ta có thể đánh giá mức độ tự chủ về tài chính và khả năng rủi ro tài chính của doanh nghiệp một cách khái quát.
Bảng Cân Đối Kế Toán Được Lập Khi Nào?
Bảng cân đối kế toán được lập vào thời điểm cuối kỳ kế toán ( tháng , quý , năm). Ngoài ra nó cũng được lập khi giải thể chia tách sáp nhập, thay đổi hình thức sở hữu đối với doanh nghiệp và được lập tại thời điểm quyết toán kế toán.
Nguyên Tắc Lập Bảng Cân Đối Kế Toán
Theo như quy định thì khi lập và trình bày bảng cân đối kế toán phải cần tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và trình bày.
Ngoài ra trên bảng cân đối kế toán, các khoản mục tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp mà sẽ cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng thì sẽ tuân theo nguyên tắc sau:
- Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn.
- Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng thì sẽ tuân theo nguyên tắc sau:
- Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn.
- Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hoặc thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn. Đối với các doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt ngắn hạn và dài hạn thì các tài sản và nợ phải trả sẽ được trình bay theo tính thanh khoản giảm dần
Đối với các doanh nghiệp có tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt ngắn hạn và dài hạn thì Tài sản, Nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.
Mẫu Bảng Cân Đối Kế Toán Đầy Đủ
Mẫu bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC mới nhất gồm cả bản word và Excel, các bạn có thể tải Mẫu bảng cân đối kế toán miễn phí tại đây. Hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán theo Thông tư 200 chi tiết.
TÀI SẢN |
Mã số |
Thuyết minh |
Số cuối năm |
Số đầu năm |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
A – TÀI SẢN NGẮN HẠN |
100 |
|||
I. Tiền và các khoản tương đương tiền |
110 |
|||
1. Tiền |
111 |
|||
2. Các khoản tương đương tiền |
112 |
|||
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn |
120 |
|||
1. Chứng khoán kinh doanh |
121 |
|||
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*) |
122 |
(…) |
(…) |
|
3. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn |
123 |
|||
III. Các khoản phải thu ngắn hạn |
130 |
|||
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng |
131 |
|||
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn |
132 |
|||
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn |
133 |
|||
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng |
134 |
|||
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn |
135 |
|||
6. Phải thu ngắn hạn khác |
136 |
|||
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) |
137 |
|||
8. Tài sản thiếu chờ xử lý |
139 |
|||
IV. Hàng tồn kho |
140 |
|||
1. Hàng tồn kho |
141 |
|||
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) |
149 |
(…) |
(…) |
|
V. Tài sản ngắn hạn khác |
150 |
|||
1. Chi phí trả trước ngắn hạn |
151 |
|||
2. Thuế GTGT được khấu trừ |
152 |
|||
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước |
153 |
|||
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ |
154 |
|||
5. Tài sản ngắn hạn khác |
155 |
|||
B – TÀI SẢN DÀI HẠN |
200 |
|||
I. Các khoản phải thu dài hạn |
210 |
|||
1. Phải thu dài hạn của khách hàng |
211 |
|||
2. Trả trước cho người bán dài hạn |
212 |
|||
3. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc |
213 |
|||
4. Phải thu nội bộ dài hạn |
214 |
|||
5. Phải thu về cho vay dài hạn |
215 |
|||
6. Phải thu dài hạn khác |
216 |
|||
7. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) |
219 |
(…) |
(…) |
|
II. Tài sản cố định |
220 |
|||
1. Tài sản cố định hữu hình |
221 |
|||
– Nguyên giá |
222 |
|||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) |
223 |
(…) |
(…) |
|
2. Tài sản cố định thuê tài chính |
224 |
|||
– Nguyên giá |
225 |
|||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) |
226 |
(…) |
(…) |
|
3. Tài sản cố định vô hình |
227 |
|||
– Nguyên giá |
228 |
|||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) |
229 |
(…) |
(…) |
|
III. Bất động sản đầu tư |
230 |
|||
– Nguyên giá |
231 |
|||
– Giá trị hao mòn luỹ kế (*) |
232 |
|||
(…) |
(…) |
|||
IV. Tài sản dở dang dài hạn |
240 |
|||
V. Đầu tư tài chính dài hạn |
250 |
|||
1. Đầu tư vào công ty con |
251 |
|||
2. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết |
252 |
|||
3. Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác |
253 |
|||
5. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn |
255 |
(…) |
(…) |
|
VI. Tài sản dài hạn khác |
260 |
|||
1. Chi phí trả trước dài hạn |
261 |
|||
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại |
262 |
|||
3. Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn |
263 |
|||
4. Tài sản dài hạn khác |
268 |
|||
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 = 100 + 200) |
270 |
|||
C – NỢ PHẢI TRẢ |
300 |
|||
I. Nợ ngắn hạn |
310 |
|||
1. Phải trả người bán ngắn hạn |
311 |
|||
2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn |
312 |
|||
3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước |
313 |
|||
4. Phải trả người lao động |
314 |
|||
5. Chi phí phải trả ngắn hạn |
315 |
|||
6. Phải trả nội bộ ngắn hạn |
316 |
|||
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng |
317 |
|||
8. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn |
318 |
|||
9. Phải trả ngắn hạn khác |
319 |
|||
10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn |
320 |
|||
11. Dự phòng phải trả ngắn hạn |
321 |
|||
12. Quỹ khen thưởng, phúc lợi |
322 |
|||
13. Quỹ bình ổn giá |
323 |
|||
14. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ |
324 |
|||
II. Nợ dài hạn |
330 |
|||
1. Phải trả người bán dài hạn |
331 |
|||
2. Người mua trả tiền trước dài hạn |
332 |
|||
3. Chi phí phải trả dài hạn |
333 |
|||
4. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh |
334 |
|||
5. Phải trả nội bộ dài hạn |
335 |
|||
6. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn |
336 |
|||
7. Phải trả dài hạn khác |
337 |
|||
8. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn |
338 |
|||
9. Trái phiếu chuyển đổi |
339 |
|||
10. Cổ phiếu ưu đãi |
340 |
|||
11. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả |
341 |
|||
12. Dự phòng phải trả dài hạn |
342 |
|||
13. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ |
343 |
|||
D – VỐN CHỦ SỞ HỮU |
400 |
|||
I. Vốn chủ sở hữu |
410 |
|||
1. Vốn góp của chủ sở hữu |
411 |
|||
2. Thặng dư vốn cổ phần |
412 |
|||
3. Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu |
413 |
|||
4. Vốn khác của chủ sở hữu |
414 |
|||
5. Cổ phiếu quỹ (*) |
415 |
(…) |
(…) |
|
6. Chênh lệch đánh giá lại tài sản |
416 |
|||
7. Chênh lệch tỷ giá hối đoái |
417 |
|||
8. Quỹ đầu tư phát triển |
418 |
|||
9. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp |
419 |
|||
10. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu |
420 |
|||
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối |
421 |
|||
12. Nguồn vốn đầu tư XDCB |
422 |
|||
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác |
430 |
|||
1. Nguồn kinh phí |
431 |
|||
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ |
432 |
|||
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) |
440 |
Lập, ngày … tháng … năm …
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên)
– Số chứng chỉ hành nghề; (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
– Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
———————————————————————
Ghi chú:
(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.
(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…).
(3) Đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm“ có thể ghi là “31.12.X“; “Số đầu năm“ có thể ghi là “01.01.X“.
(4) Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.
Hạn Chế Của Bảng Cân Đối Kế Toán
Bảng cân đối kế toán giúp doanh nghiệp bao quát được nhiều thông tin quan trọng về tình hình tài chính hiện tại nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những hạn chế như sau:
- Bảng cân đối kế toán giúp doanh nghiệp phản ánh được những giá trị của các loại tài sản doanh nghiệp hiện có. Đây là những giá trị sổ sách được lập dựa trên các nguyên tắc giá gốc nên dễ có sự chênh lệch về giá trị tài sản.
- Số liệu được cung cấp trong bảng cân đối kế toán chỉ được sử dụng để phản ánh những số liệu ngay tại thời điểm lập bảng. Do đó, để đánh giá chính xác sự biến đổi của tài sản và nguồn vốn sẽ gặp khó khăn.
- Khó có thể đánh giá chi tiết được sự biến đổi của tài sản và nguồn vốn trong cả kỳ kế toán.
Giải Thích Ý Nghĩa Bảng Cân Đối Kế Toán Doanh Nghiệp
Tài Sản Ngắn Hạn (100)
Tài sản ngắn hạn là yếu tố thể hiện tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường tại thời điểm báo cáo của một doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn bao gồm: Tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Tài Sản Dài Hạn (200)
Tài sản dài hạn trong hệ thống tài khoản kế toán là các tài sản mà tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc sử dụng trên 12 tháng.
Chẳng hạn là tài sản cố định, các khoản phải thu dài hạn, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác. Yếu tố này thể hiện trị giá các loại tài sản không được phản ánh trong chỉ tiêu tài sản ngắn hạn.
Tổng Tài Sản (270 = 200 – 100)
Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng trị giá tài sản tại thời điểm báo cáo mà doanh nghiệp hiện có. Tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Nợ Phải Trả (300 = 310 + 330)
Tại thời điểm báo cáo, đây là yếu tố phản ánh toàn bộ số nợ phải trả của doanh nghiệp. Nó gồm tổng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Nợ Ngắn Hạn (310)
Nợ ngắn hạn phản ánh tổng giá trị các khoản nợ của doanh nghiệp còn phải trả có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường.
Chẳng hạn như: Phải trả người bán, phải trả người lao động, doanh thu chưa thực hiện, các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, chi phí phải trả, phải trả nội bộ, dự phòng phải trả…Chúng đều được đánh giá tại thời điểm lập báo cáo.
Nợ Dài Hạn (330)
Nợ dài hạn là tổng giá trị các khoản nợ dài hạn bao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo.
Đó là các khoản phải trả người bán, vay và nợ thuê tài chính dài hạn, phải trả nội bộ, các khoản phải trả dài hạn khác, … tại thời điểm báo cáo kế toán.
Vốn Chủ Sở Hữu (400 = 410 + 430)
Đây là yếu tố phản ánh toàn bộ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Nó gồm vốn chủ sở hữu và nguồn chi phí khác.
Vốn Chủ Sở Hữu (410)
Vốn chủ sở hữu này phản ánh các khoản vốn kinh doanh thuộc sở hữu của cổ đông, thành viên góp vốn. Bao gồm: các quỹ trích từ lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, vốn đầu tư của chủ sở hữu, chênh lệch tỷ giá, chênh lệch đánh giá lại tài sản…
Nguồn Chi Phí Khác (430)
Nguồn chi phí khác phản ánh tổng số kinh phí sự nghiệp, dự án được cấp để chi tiêu cho hoạt động sự nghiệp, dự án (sau khi trừ đi các khoản chi sự nghiệp, dự án); Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định tại thời điểm báo cáo.
Tổng Cộng Nguồn Vốn (440 = 300 + 400)
Tổng cộng nguồn vốn là yếu tố phản ánh tổng số các nguồn vốn hình thành tài sản tại thời điểm báo cáo của doanh nghiệp. Tổng cộng nguồn vốn bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Các Chỉ Tiêu Phân Tích Bảng Cân Đối Kế Toán
Trong đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư sẽ xem xét kĩ lưỡng bảng cân đối kế toán để tìm ra các cổ phiếu của doanh nghiệp tốt thông qua một số chỉ số phân tích về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn hay khả năng thanh toán.
Phân Tích Cơ Cấu Tài Sản
Cơ cấu tài sản và nguồn vốn được tính toán tổng quát bằng cách lấy các khoản mục nhỏ như tài sản ngắn hạn/tài sản dài hạn chia cho tổng tài sản. Ngoài ra, các chỉ tiêu khác có thể tính đến như tỷ lệ tiền và tương đương tiền trên tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho trên tài sản ngắn hạn hay phải thu dài hạn trên tài sản dài hạn.
Khi đưa ra cơ cấu tài sản giúp người phân tích nhìn nhận được tỷ trọng phân bổ các loại tài sản trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp nhằm đưa ra các nhận xét hợp lý.
Việc xem xét này cũng cần dựa theo đặc tính ngành nghề của doanh nghiệp đó. Ví dụ, các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất, thép, may mặc thông thường có khoản mục hàng tồn kho lớn do tính lưu trữ hàng hóa, thành phẩm và mua vụ kinh doanh; các doanh nghiệp bất động sản sẽ có khoản mục phải thu lớn do chính sách bán hàng trả chậm …
Phân Tích Cơ Cấu Nguồn Vốn
Cơ cấu nguồn vốn được xem xét tổng quát bằng cách lấy các khoản mục nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu chia cho tổng nguồn vốn. Từ việc này, người phân tích sẽ tìm ra được nguồn hình thành của các loại tài sản đến từ đâu, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và mức độ rủi ro của doanh nghiệp nếu vay nợ quá cao.
Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả (bao gồm nợ ngắn hạn và dài hạn)/Tổng tài sản
Hệ số nợ phản ánh nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp được đáp ứng bởi vay nợ là bao nhiêu:
Hệ số tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản
Ngoài ra, hệ số tự tài trợ tài sản cổ định cũng cần được xét. Theo đó, hệ số này thể sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để mua sắm tài sản cố định (loại tài sản mang tính dài hạn trong sản xuất kinh doanh).
Hệ số tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu/TSCĐ bình quân trong kỳ
Chỉ số càng này càng cao càng tốt. Trường hợp hệ số nhỏ hơn 1, đồng nghĩa doanh nghiệp đang phải sử dụng thêm vay nợ, báo hiệu rủi ro.
Phân Tích Vòng Quay Tài Sản
Hệ số phân tích vòng quay tài sản phản ánh khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh:
Vòng quay tài sản = Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân
Phân Tích Vòng Quay Hàng Tồn Kho
Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Chỉ số càng cào thể hiện khả năng xoay vòng hàng tồn kho càng tốt. Tùy từng tính chất doanh nghiệp hoặc đặc thù mua vụ thì việc đánh giá vòng quay hàng tồn kho sẽ đưa ra các kết luận khác nhau.
- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân trong kỳ hoặc doanh thu thần/hàng tồn kho bình quân trong kỳ
- Số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho = 365 (ngày)/Vòng quay hàng tồn kho
Phân Tích Khả Năng Thanh Toán
Khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp được tính theo công thức:
Khả năng thanh toán tổng quát = Tài sản ngắn hạn (dài hạn)/Nợ phải trả
Chỉ số thanh toán hiện hành thể hiện năng lực đáp ứng nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao cho biết khả năng thanh toán với nợ ngắn hạn tốt:
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Tổng Kết
Bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu được bảng cân đối kế toán là gì? Cũng như ý nghĩa của nó. Qua đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và có kiến thức bổ ích khi làm kế toán cho doanh nghiệp. Chúc các bạn lập bảng thành công và thuận tiện!
Xem thêm:
Dòng tiền là gì? Sự quan trọng của dòng tiền đối với doanh nghiệp
Lãi suất là gì? Những thông tin quan trọng cần biết
Lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực là gì?
Chiết khấu là gì? Các thông tin cần biết về chiết khấu
Lạm phát là gì? Khi nào thì xảy ra lạm phát
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
10+ App vay tiền 18 tuổi, 19 tuổi uy tín duyệt online 24/7 tại nhà
Hầu hết các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều có điều kiện...
Chứng minh thu nhập là gì, vay ngân hàng cần chuẩn bị gì?
Các ngân hàng hiện nay cũng hỗ trợ cho vay rất dễ dàng,...
10+ app vay tiền online uy tín duyệt nhanh dễ nhất 2023
Trong những năm gần đây, vay tiền online được ra mắt đã đem...
Scash là gì, có nên vay vốn tại ứng dụng này không?
Scash là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ cho vay...
5+ địa chỉ vay tiền tại TPHCM giải ngân nhanh trong ngày
Là một trong 2 trung tâm kinh tế của Việt Nam, các chi...
T99 là gì, hệ thống cầm đồ này có an toàn uy tín không?
Mặc dù chỉ mới ra mắt cách đây không lâu nhưng hệ thống...