TTR là gì, có quy trình thanh toán ra sao?

Trong ngày xuất nhập khẩu, thì việc tìm ra một phương thức thanh toán phù hợp nhất với doanh nghiệp rất được quan tâm. TTR là một trong phương thức thanh toán đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Vậy TTR là gì? Phương thức thanh toán TT và TTR có gì khác nhau? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau của VNCash24h nhé!

TTR Là Gì?

TTR là cụm từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement có nghĩa là chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn. Thanh toán TTR được áp dụng chính trong các thanh toán tín dụng có chứng từ cụ thể rõ ràng (Thanh toán L/C).

Cụ thể, khi các doanh nghiệp áp dụng phương thức thanh toán TTR và L/C chấp nhận thanh toán TTR. Cần phải gửi các chứng từ liên quan cho ngân hàng và đảm bảo các chứng từ được người làm xuất nhập khẩu đưa ra phải phù hợp theo quy định của pháp luật.

Ngay khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu gửi giấy tờ thành công, ngân hàng sẽ phát hành công văn. Ở một số ngân hàng sẽ trực tiếp gọi điện xác nhận và ngân hàng sẽ thực hiện lệnh chuyển tiền trong vòng 3 ngày cho người bán kể từ thời điểm xác nhận thông tin.

Trong trường hợp L/C không cho phép TTR thì phía doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải đợi bộ chứng từ đầy đủ và nộp trực tiếp để ngân hàng xét duyệt lại. Sau đó đợi thêm khoảng 7 ngày làm việc để biết được chính xác có được xác nhận thanh toán hay không.

ttr la gi
TTR là gì?

Quy Trình 5 Bước Thanh Toán TTR Trả Sau

Hiện nay, phương thức thanh toán TTR đang được nhiều công ty áp dụng bởi sự nhanh chóng của nó. Tuy nhiên, để đảm bảo được thanh toán nhanh chóng thì phải tuân theo đúng quy trình như sau:

  • Bước 1: Đầu tiên, người bán hàng sẽ chuyển chứng từ cho người mua hàng ở bên nước ngoài.
  • Bước 2: Người mua sẽ kiểm tra lại chứng từ. Nếu thấy đảm bảo và phù hợp thì người bán sẽ chuyển hàng hóa cho người mua.
  • Bước 3: Người mua sẽ kiểm tra lại hàng hóa rồi lập thủ tục chuyển tiền từ ngân hàng bên phía mình.
  • Bước 4: Bên phía ngân hàng sẽ làm thủ tục và chuyển tiền sang phía ngân hàng bên phía người bán.
  • Bước 5: Ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho người bán.

Sự Khác Nhau Giữa TT Và TTR

Khi chưa hiểu rõ phương thức thanh toán TTR là gì thì rất nhiều người đã có sự nhầm lẫn TTR và TT. Sự nhầm lẫn này cũng rất dễ hiểu bởi mặt hình thức của TTR và TT khá giống nhau, nhưng về bản chất thì có thể khẳng định đây là hai hình thức thanh toán độc lập. Cụ thể mối quan hệ giữa TTR và TT như sau:

  • TTR – Telegraphic Transfer Reimbursement là hình thức chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn được thực hiện chỉ khi L/C công nhận phương thức thanh toán TTR đồng thời có đầy đủ bộ chứng từ chuẩn quy định xuất – nhập khẩu thì ngân hàng mới tiến hành quyết toán.
  • TT – Telegraphic Transfer: chuyển tiền bằng điện. Đây là phương thức thanh toán quốc tế. Người mua sẽ ra ngân hàng và trực tiếp ngân hàng tiến hành làm hồ sơ chuyển tiền cho người bán. Người bán sẽ nhận được tiền sau 1-2 ngày kể từ khi ngân hàng thực hiện lệnh thanh toán. Đây là hình thức chuyển tiền độc lập không hề có sự liên quan tới các phương thức thanh toán khác. Người mua có thể chọn lựa chuyển tiền trả trước và truyền tiền trả ngay hoặc trả sau đều được.

Ngoài ra:

Phương thức thanh toán TT sẽ được sử dụng trong L/C khi:

  • Trường hợp 1: Ngân hàng tiến hành thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ L/C cho nhà xuất khẩu qua ngân hàng kèm bộ chứng từ nhưng nhà xuất khẩu không chọn chiết khấu bộ chứng từ.
  • Trường hợp 2: Khi xét duyệt chứng từ đúng, ngân hàng mở thanh toán L/C cho ngân hàng chiết khấu và tiến hành điện đòi tiền nhưng nhà xuất khẩu yêu cầu có bộ chứng từ.

TT được coi là TTR:

Bộ chứng từ không nhất định phải được gửi đi trước. Đơn vị xuất khẩu cũng có được quyền lợi yêu cầu chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ.

phan biet giưa tt và ttr
Phân biệt giữa TT và TTR

Kết Luận

Chắc hẳn đến đây, bạn đã biết được TTR là gì cũng như quy trình các bước diễn ra phương thức thanh toán này. Có thể thấy phương thức thanh toán TTR được sử dụng phổ biến nhất trong ngành xuất nhập khẩu. Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích.

Xem thêm:

Bảo lãnh ngân hàng là gì? Khi nào thì cần bảo lãnh ngân hàng?

Hội sở ngân hàng là gì? Có gì khác với chi nhánh và phòng giao dịch?

Thư tín dụng L/C là gì? Tác dụng của thư tín dụng L/C 

Thị trường liên ngân hàng là gì? các thông tin quan trọng cần biết

Thẩm định tín dụng là gì? Quy trình thẩm định tại ngân hàng 

Bài viết được biên tập bởi: VNcash24h.com

5/5 - (1 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

10+ địa chỉ vay tiền bằng bảo hiểm y tế (BHYT) lãi suất thấp

Vay tiền bằng bảo hiểm y tế là một lựa chọn xoay sở...

Hướng dẫn vay 10 triệu online tại OneClickMoney chi tiết

Nếu bạn đang gặp những trục trặc về tài chính không có tiền...

Tiền Ơi là gì, hướng dẫn vay tiền online tại TienOi chỉ cần CMND

Mặc dù chỉ mới được triển khai trong khoảng thời gian vài năm...

Phí phạt trả chậm Fe Credit quy định và cách tính mới 2023

Phí phạt trả chậm Fe Credit là một điều khoản được đề cập...

Tín dụng ngân hàng là gì, khái niệm và các đặc điểm cần biết

Tín dụng ngân hàng hiện nay là cụm từ quen thuộc trong ngành...

Sao kê là gì, cách xin sao kê ngân hàng hiện nay thế nào?

Sao kê ngân hàng là 1 trong những hoạt động cần thiết khi...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *