Tăng trưởng kinh tế là gì, mô hình tăng trưởng năm 2023

Tăng trưởng kinh tế là gì? Đây là một trong những chỉ số đánh giá phát triển của mỗi quốc gia. Đặc biệt, tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xoay quanh khái niệm này còn rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, như các ngành thuộc kinh tế. Vậy để hiểu rõ hơn về tăng trưởng kinh tế hãy cùng VNCash24h tìm hiểu trong bài viết này ngay nhé!

Tăng Trưởng Kinh Tế Là Gì?

Tăng trưởng kinh tế trong tiếng anh có tên gọi là Economic Growth. Đây là là thuật ngữ dùng để chỉ sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực.

Đó là sự mở rộng quy mô về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế, là sự gia tăng về mặt tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời kỳ nhất định.

tang truong kinh te la gi
Tăng trưởng kinh tế là gì?
  • Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): Là chỉ số tổng sản phẩm quốc dân đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân 1 nước làm ra (trong và cả ngoài nước) trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
  • Tổng sản phẩm quốc dân (GDP): Là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội. Đây là một chỉ tiêu dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).

Một mức độ tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 – 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Mô Hình Tăng Trưởng Kinh Tế

Hiện nay có 2 mô hình tăng trưởng kinh tế được rất nhiều Quốc gia lựa chọn đó là theo chiều rộng và chiều sâu.

Việc lựa chọn đi theo mô hình tăng trưởng kinh tế nào là tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội, trình độ phát triển khoa học công nghệ, nguồn nhân lực và mối quan hệ chính trị trong và ngoài nước.

Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng

Mô hình này có đặc trưng là tăng khối lượng sản xuất nhờ vào việc tăng vốn, lao động và khai khác tài nguyên thiên nhiên. Đó là con đường dễ nhất để mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều việc làm, cải thiện thu nhập…

Hạn chế của mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng đó là nền kinh tế có năng suất lao động thấp, tính trì trệ cao, cơ cấu chuyển dịch từ nông nghiệp, công nghiệp sang dịch vụ chậm.

Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu

Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu lấy khoa học, công nghệ làm nền tảng giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng của tăng trưởng như:

  • Nâng cao hiệu xuất sử dụng vốn.
  • Tăng năng suất lao động.
  • Giảm chi phí sản xuất.
  • Hướng hoạt động của nền kinh tế vào các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng.
  • Chủ động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có dung lượng công nghệ cao.
  • Đồng bộ hóa quá trình khai thác và chế biến sản phẩm.
  • Nâng cao sự đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp (TFP).

Cách Đo Lường Tăng Trưởng Kinh Tế

Công thức tính tốc độ tăng trưởng kinh tế đơn giản như sau:

y (t )= (GDP (t) – GDP (t-1) ) / GDP (t-1) * 100%

Trong đó

  • y(t): Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm t
  • GDP(t): Tổng sản phẩm quốc nội năm t
  • GDP(t-1): Tổng sản phẩm quốc nội năm t-1

Ví dụ về cách tính tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2017 như sau:

  • GDP Việt Nam 2016: 205,3 tỷ USD.
  • GDP Việt Nam 2017: 223,8 tỷ USD.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2017 = (223,8 tỷ USD – 205,3 tỷ USD) / 205,3 tỷ USD * 100% = 9,01%

ccah do luong tang truong kinh te
Cách đo lường tăng trưởng kinh tế

Các Lý Thuyết Tăng Trưởng Kinh Tế

Một số lý thuyết tăng trưởng kinh tế các bạn có thể tham khảo như sau:

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển

Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu 3 nhà kinh tế tiêu biểu cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển này là: Adam Smith, R. Malthus, David Ricardo.

Theo Adam Smith

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển quan niệm rằng tiến bộ khoa học, công nghệ, tích lũy vốn, các yếu tố xã hội và thể chế chính trị đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của một nước.

Tăng sản lượng bằng cách tăng số lượng đầu vào tương ứng hay còn gọi là gia tăng tư bản theo chiều rộng. Tuy nhiên, vì đất đai có hạn nên đến một thời điểm nào đó có sản lượng đầu ra sẽ chậm dần đi.

Theo R. Malthus

Con người tăng theo cấp số nhân, lương thực thì tăng theo cấp số cộng (do tính hữu hạn của đất đai) à Muốn nâng cao sản lượng thì phải giảm dân số.

Theo Ricardo

Tăng trưởng kinh tế là kết quả của tích lũy tư bản, tích lũy tư bản là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí này lại phụ thuộc rất nhiều vào đất đai à đất đai là giới hạn đối của tăng trưởng kinh tế.

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế trường phái Keynes

Vào năm 1929 – 1933 thế giới trải qua cuộc Đại khủng hoảng kinh tế lý thuyết tăng trưởng kinh tế cổ điển không thể giải thích các hiện tượng tiêu cực bấy giờ, điển hình nhất là sản lượng thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao.

Nhờ vào những thành tựu ban đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật như máy kéo, phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây ngày càng tốt hơn…dẫn đến sự nhảy vọt về sản lượng nông sản trên cùng một diện tích đất không thay đổi.

Trong giai đoạn này xuất hiện tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm và Lãi suất tiền tệ (tiếng anh là The General Theory of Employment, Interest and Money) của John Maynard Keynes đã nêu cao vai trò của Chính phủ trong việc quản lý và duy trì tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên mô hình Harrod-Domar là đơn giản hóa mối quan hệ giữ tích lũy tư bản và tăng trưởng kinh tế mà bỏ qua các yếu tố quan trong khác như khấu hao, tiến bộ khoa học, trình độ của nguồn nhân lực.

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại

Điển hình nhất cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại là nhà kinh tế người Mỹ: Paul Romer. Ông cho rằng tăng trưởng kinh tế hiện đại thì tiến bộ công nghệ có vai trò quan trọng hàng đầu và nó bị ảnh hưởng bởi vốn tri thức sinh ra hoạt động R&D (nghiên cứu) các sản phẩm mới.

Paul Romer cũng cho rằng vốn tri thức là một loại vốn hết sức đặc biệt. Nếu xét trên vi mô thì có có lợi tức giảm dần nhưng vĩ mô thì nó có lợi tức tăng dần theo quy mô.

Các công ty tư nhân không sẵn lòng đầu tư cho hoạt động R&D (vì nó tốn rất nhiều chi phí, thời gian và rủi ro cao) nên Chính phủ các nước cần phải thúc đẩy hoạt động này mạnh mẽ thông qua:

  • Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
  • Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu.
  • Coi giáo dục là Quốc sách.

Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tốc Độ Phát Triển Kinh Tế

Có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nhưng chủ yếu hiện nay đến từ các nhân tố sau:

Nguồn Vốn

Theo nghĩa rộng, vốn được hiểu là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra, tích luỹ lại và những yếu tố tự nhiên được sử dụng vào quá trình sản xuất.

Theo nghĩa hẹp, vốn là một trong những yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất. Theo nghĩa này, vốn tồn tại dưới hai hình thức: Vốn hiện vật và vốn tài chính.

  • Vốn hiện vật tồn tại dưới hình thức vật chất của quá trình sản xuất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…
  • Vốn tài chính là vốn tồn tại dưới hình thức tiền tệ hay các loại chứng khoán.

Vốn có vai trò rất quan trọng để tăng trưởng kinh tế.

Mối quan hệ giữa tăng vốn đầu tư với tăng GDP gọi là hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng ICOR (Incremental Capital output Ration).

ICOR là tỷ lệ tăng đầu tư chia cho tỷ lệ tăng của GDP. Những nền kinh tế thành công thường khởi đầu quá trình phát triển với các chỉ số ICOR thấp thường không quá 3%, nghĩa là phải tăng vốn đầu tư 3% để tăng 1% GDP.

Vai trò của nhân tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ thể hiện ở mức vốn đầu tư mà còn ở hiệu suất sử dụng vốn.

Nguồn Lao Động

Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững. Tất nhiên, đó là con người có sức khoẻ, có trí tuệ, có kỹ năng cao, có ý chí và nhiệt tình lao động và được tổ chức hợp lý.

Con người là nhân tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế bền vững bởi vì:

  • Tài năng, trí tuệ của con người là vô tận. Đây là yếu tố quyết định trong nền kinh tế tri thức. Còn vốn, tài nguyên thiên nhiên… là hữu hạn.
  • Con người sáng tạo ra kỹ thuật, công nghệ và sử dụng kỹ thuật, công nghệ, vốn… để sản xuất. Nếu không có con người, các yếu tố này không thể tự phát sinh tác dụng.

Vì vậy, phát triển giáo dục – đào tạo, y tế… là để phát huy nhân tố con người. Đó chính là sự đầu tư cho phát triển.

Nguồn Tài Nguyên

Tài nguyên thiên nhiên (tiếng anh Natural Resources): là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, do thiên nhiên mang đến như: khoáng sản, đất đai, rừng, nguồn nước dầu mỏ, kim loại quý hiếm…

Ví dụ: Việt Nam có những điều kiện để phát triển ngành thủy, hải sản nhờ vị trí giáp biển Đông. Bên cạnh đó, chúng ta cũng có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, phong phú phục vụ cho ngành công nghiệp.

Công Nghệ Kỹ Thuật

Công nghệ – kỹ thuật là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế. Đây là nhân tố cho phép tăng trưởng kinh tế và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu.

Công nghệ tiên tiến tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt, lao động thặng dư lớn, tạo ra nguồn tích lũy lớn từ nội bộ nền kinh tế để đầu tư cho tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Ngày nay, khoa học – công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực của tăng trưởng kinh tế.

nhan to anh huong toc do tang truong kinh te
Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế

Xuất Khẩu

Hoạt động xuất khẩu góp phần làm tăng quy mô nền kinh tế. Cùng với nhập khẩu, xuất khẩu thúc đẩy sự phát triển, tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Quốc gia sẽ xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa dư thừa hoặc các hàng hóa có lợi thế hơn để bán cho quốc gia khác. Và ngược lại, nhập khẩu các loại hàng hóa dịch vụ để đáp ứng nhu cầu nền kinh tế trong nước không đáp ứng được hay khắc phục các yếu kém tồn tại trong nước như công nghệ – kỹ thuật, khoa học…

Xuất khẩu tạo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu và tái đầu tư vào các lĩnh vực khác. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào các khoản đầu tư của nước ngoài đối với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nhu cầu nhập khẩu lơn như Việt Nam.

Ý Nghĩa Của Sự Phát Triển Kinh Tế

Ý nghĩa của sự phát triển kinh tế là:

  • Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện
  • Tăng trưởng tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm, giảm thất nghiệp (Quy luật Okun: GDP thực tế tăng 2,5% so với mức tiềm năng thì tỉ lệ thất nghiệp giảm đi 1%)
  • Tăng trưởng tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lí của nhà nước đối với xã hội

Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đã phát triển.

Các Chính Sách Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Tế

Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế đặt ra, Việt Nam cần nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng bộ và quan trọng sau:

  • Cải cách trong nước: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, trước tiên Việt Nam cần có những thay đổi trong các chính sách trọng yếu như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo và duy trì nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, tay nghề cao, các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu…
  • Phát triển kinh tế bền vững: Mục tiêu hướng đến của Việt Nam là trở thành một quốc gia có nền kinh tế hiện đại. Và trên con đường thực hiện điều này, cũng như các quốc gia tiên tiến khác Việt Nam sẽ phải đối mặt với các vấn đề như: vấn đề dân tộc, bình đẳng giới, đô thị hóa, các vấn đề về hạ tầng giao thông, ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu… Việt Nam cần “nhìn xa” hơn về các vấn đề này và tìm các giải pháp giải quyết chúng.
  • Cải cách thuế – giảm lãi suất: Đây là những giải pháp để kích thích nền kinh tế: Kích thích đầu tư, tiêu dùng, thu hút đầu tư nước ngoài…

Bên cạnh các giải pháp đã nêu, Việt Nam cũng cần tăng cường phòng chống tham nhũng, bệnh quan liêu, ổn định các yếu tố vĩ mô… Để tạo điều kiện tốt nhất cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tổng Kết

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về tăng trưởng kinh tế là gì? cũng như ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Hãy để lại bình luận nếu bạn cò các thắc mắc về vấn đề này nhé. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Kinh tế vi mô là gì? Tầm quan trọng của nền kinh tế vi mô

Cung cầu là gì? Quy luật cung cầu trên thị trường

Cầu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu trong kinh tế vĩ mô

Cung là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến cung trong nền kinh tế

Kinh tế đầu tư là gì? Học ở đâu? Có nên học không?

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

5+ địa chỉ vay 30 triệu không cần chứng minh thu nhập uy tín

Bạn đang cần xoay sở vay 30 triệu nhưng bạn không muốn đến...

Giải chấp là gì, phí và thủ tục xóa giải chấp ngân hàng 2023

Đối với những khách hàng đang vay thế chấp hoặc đã từng vay...

App H5 Waka Credit là gì, dịch vụ vay vốn này có uy tín không?

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tài chính để xoay sở...

SHB Finance là gì, công ty tài chính này có tốt và uy tín không?

SHB Finance là gì? Đang cung cấp những gói vay vốn nào? Thủ...

10+ đơn vị vay tiền sinh viên online uy tín với lãi suất thấp

Vay tiền sinh viên online đang trở thành sự lựa chọn phổ biến...

10+ địa chỉ vay 5 triệu online uy tín duyệt nhanh trong ngày

Với số tiền 5 triệu, có rất nhiều lựa chọn vay tiền đáp...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *