Khi có nhu cầu vay thế chấp thì tài sản đảm bảo là 1 trong những điều kiện không thể thiếu. Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Tài sản này có thể là bất động sản, động sản, có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Để hiểu hơn tầm quan trọng của loại tài sản này, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tài sản đảm bảo là gì? Cũng như các điều kiện về tài sản đảm bảo. Mời các bạn cùng theo dõi với VNCash24h nhé!
Tài Sản Đảm Bảo Là Gì?
Tài sản đảm bảo tiếng anh là Collateral hay còn gọi là tài sản thế chấp. Đây là loại tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm – Theo NĐ 163/2006/CP.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng chứa đựng nhiều rủi ro, do đó tài sản bảo đảm tiền vay là một trong những cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Một số khái niệm liên quan đến tài sản đảm bảo
Vay có tài sản đảm bảo và vay không tài sản đảm bảo là gì?
- Vay có tài sản bảo đảm là việc bên vay vốn dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm với bên cho vay về khả năng hoàn trả nợ vay của mình.
- Vay không tài sản bảo đảm là việc bên đi vay dùng sự uy tín cá nhân và năng lực trả nợ của mình để vay vốn.
Phát mại tài sản đảm bảo là gì?
Trường hợp đến hạn trả nợ mà người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì ngân hàng được quyền phát mãi tài sản đảm bảo để thu nợ.
Xem thêm: Phát mại tài sản là gì? Khi nào thì ngân hàng phát mại tài sản?
Phân Loại Tài Sản Đảm Bảo Trong Tín Dụng
Vấn đề tài sản đảm bảo gồm những gì là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm bởi khi biết được câu hỏi này, khách hàng sẽ chuẩn bị hồ sơ 1 cách tốt nhất. Tuy nhiên trong ngân hàng, tài sản đảm bảo được phân loại khác nhau với từng hoạt động tín dụng. Hiện nay, có 4 loại tài sản đảm bảo trong hoạt động cho vay như sau:
Tài sản bảo đảm dùng để thế chấp
Nhóm tài sản đảm bảo này là tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên vay thế chấp được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên nhận thế chấp đó là ngân hàng. Tài sản bảo đảm này vẫn do bên đi vay thế chấp nắm giữ và chỉ giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cho ngân hàng.
Nếu khi đến hạn mà người đi vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì ngân hàng được quyền phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ. Nếu tài sản đảm bảo là toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp.
Xem thêm: 10+ ngân hàng hỗ trợ vay thế chấp sổ đỏ lãi suất rẻ nhất 2022
Tài sản bảo đảm dùng để cầm cố
Nhóm tài sản đảm bảo này là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố, tuy nhiên nó sẽ được giao hẳn cho bên nhận cầm cố nắm giữ, khi đến hạn người đi vay không trả nợ bên cho vay thì bên cho vay sẽ phát mãi tài sản cầm cố hoặc tiếp nhận tài sản cầm cố để thu nợ.
Tài sản cầm cố bao gồm các loại tài sản như:
- Tiền trên tài khoản / ký gửi / ký quỹ…
- Cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, thương phiếu, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, hay các giấy tờ khác giá trị được bằng tiền
- Hàng hóa, nhưng phải là hàng hóa dễ bảo quản, chi phí bảo quản không quá lớn. Kho cầm giữ do bên cho vay lựa chọn.
Tài sản bảo đảm là bảo lãnh của bên thứ ba
Tài sản bảo đảm là bảo lãnh của bên thứ ba là việc bên thứ ba (hay gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu đến hạn trả nợ mà bên đi vay không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.
Tài sản đảm bảo là tài sản hình thành trong tương lai
Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản tại thời điểm giao kết chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa thuộc sở hữu của bên đi vay thế chấp/cầm cố.
Điều kiện vay vốn bằng tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên đi vay, tài sản được xác định danh mục, số lượng, giá trị, đặc điểm của tài sản và tài sản được phép giao dịch, không có tranh chấp.
Điều Kiện Để Thành Tài Sản Đảm Bảo
Theo Điều 295 Bộ luật dân sự 2015,Tài sản bảo đảm phải đảm bảo những điều kiện sau đây:
Tài sản bảo đảm vẫn phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và chỉ loại trừ hai biện pháp bảo đảm là cầm giữ và bảo lưu quyền sở hữu
Khi đưa tài sản trở thành đối tượng của các biện pháp bảo đảm phải đảm bảo tài sản đó thuộc sở hữu của bên bảo đảm. Quy định này nhằm loại bỏ phần nào đó rủi ro cho bên nhận bảo đảm.
Tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được
Vì tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai nên pháp luật dự liệu quy định tài sản có thể được mô tả chung nhưng phải xác định được.
Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm
Thông thường giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm để khi xử lý tài sản bảo đảm thì số tiền thu được từ việc bán tài sản bảo đảm để thanh toán các nghĩa vụ tài chính khác như chi phí bảo quản, chi phí xử lý tài sản,… Tuy nhiên các bên có thể thỏa thuận giá trị tài sản bảo đảm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ bảo đảm. Trường hợp này nếu tài sản bị xử lý thì bên nhận bảo đảm có thể chịu thiệt hại khi bên bảo đảm không còn tài sản khác để thanh toán.
Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành tương tương lai
Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
Bộ luật Dân sự 2015 cho phép tài sản hình thành trong tương lai được làm tài sản bảo đảm. Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.
Xem thêm: Sổ đỏ là gì? Sổ hồng là gì?
Quy Định Về Tài Sản Đảm Bảo Được Thế Chấp Tại Ngân Hàng
Theo Điều 296 Bộ luật dân sự 2015, một tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.
- Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị của tài sản ở thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm mà lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc có quy định khác của pháp luật.
- Trong trường hợp mà một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết được về việc tài sản bảo đảm đó hiện đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi một lần thực hiện bảo đảm thì đều cần phải được lập thành văn bản.
- Trong trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác dù chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được quyền tham gia xử lý tài sản đó. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản sẽ có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận nào khác. Trong trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.
Theo Điều 299 Bộ luật dân sự 2015, có thể xử lý tài sản bảo đảm trong các trường hợp sau:
- Đã đến hạn phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật.
- Trường hợp khác do các bên tự thỏa thuận với nhau hoặc luật có quy định.
Tỷ Lệ Cho Vay Của Tài Sản Đảm Bảo
Theo nguyên tắc phòng ngừa rủi ro của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trả góp trên tài sản đảm bảo từ 60 – 70% giá trị của tài sản đảm bảo.
Đối với tài sản bằng bất động sản, tỷ lệ này có thể lên tới 75%. Tuy nhiên, đối với tình trạng đẩy mạnh hoạt động cho vay, nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng thậm chí nâng tỷ lệ này lên tới 90 – 95%.
Các Trường Hợp Xử Lý Tài Sản Đảm Bảo Của Ngân Hàng
Theo Khoản 1 Điều 303 Bộ luật dân sự 2015 có 4 phương thức xử lý tài sản đảm bảo. Cụ thể là:
- Bên nhận đảm bảo tự bán tài sản.
- Bán đấu giá tài sản.
- Bên nhận đảm bảo sở hữu tài sản.
- Phương thức khác.
Trong trường hợp tài sản bảo đảm được dùng để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm; tài sản bảo đảm sẽ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật nếu không có thoả thuận.
Trong trường hợp tài sản bảo đảm được dùng để đảm bảo thực hiện cho nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó sẽ theo thỏa thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thỏa thuận hoặc các bên không thoả thuận được với nhau thì tài sản này sẽ được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Việc xử lý tài sản bảo đảm phải khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm và các cá nhân, tổ chức có liên quan.
Trong trường hợp bên bảo đảm dùng nhiều tài sản khác nhau để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ vay thì bên nhận bảo đảm chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm khi xử lý tài sản bảo đảm; nếu bên nhận bảo đảm xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên bảo đảm thì phải bồi thường thiệt hại cho bên bảo đảm.
Trong thực tế, khi giao kết hợp đồng bảo đảm thì các bên thường thoả thuận và xác định trong nội dung của hợp đồng về phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, mặc dù đã có thỏa thuận nhưng nếu bên bảo đảm thiếu thiện chí thì việc xử lý tài sản bảo đảm cũng rất khó thực hiện.
Vì vậy, để có thể xử lý được tài sản, các bên thường phải có thoả thuận về các vấn đề liên quan đến việc xử lý đó như bàn giao tài sản, thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản… Trong trường hợp này mà bên bảo đảm không thiện chí để cùng bên nhận bảo đảm thực hiện các vấn đề liên quan trên thì bên nhận bảo đảm cũng hầu như không thể xử lý tài sản được.
Ví dụ: Đối với một số tài sản có thể sử dụng để khai thác ra tiền hoặc cho thuê, số tiền thu được sẽ được phục vụ thực hiện thanh toán nghĩa vụ được đảm bảo. Trong luật cũng quy định rõ ràng về các trường hợp sử dụng các phương thức nào. Nếu không có quy định, tài sản đảm bảo sẽ được đem ra đấu giá.
Lưu Ý Khi Vay Vốn Ngân Hàng Thế Chấp Tài Sản Đảm Bảo
Hoạt động vay vốn của ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro nghề nghiệp, đặc biệt là nghiệp vụ cho vay. Với những mục đích vay vốn khác nhau như cho vay mua xe, vay mua nhà, vay sản xuất kinh doanh… Khi cho vay khi có tài sản bảo đảm luôn là một trong những phương thức an toàn cho hoạt động ngân hàng và cho chính những những cán bộ tín dụng.
Khi thực hiện thủ tục liên quan đến tài sản bảo đảm cần lưu ý:
- Thứ nhất: Tiến hành đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản, kiểm tra, bổ sung những tài sản bảo đảm bị thiếu giấy tờ như: Chứng nhận bảo hiểm, tài sản bị hết hạn đăng ký, những tài sản chưa đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ…
- Thứ hai: Thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm quyền được ưu tiên xử lý tài sản trước các chủ thể khác nếu như tài sản bảo đảm dùng để thực hiện nhiều nghĩa vụ trong đó có nghĩa vụ đối với ngân hàng. Điều này rất có lợi cho ngân hàng khi xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ vì tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xem xét, giải quyết tranh chấp việc ưu tiên đầu tiên là những thỏa thuận tại hợp đồng.
- Thứ ba: Thuê đơn vị thẩm định giá độc lập (nên thuê các đơn vị có trong danh sách thẩm định giá của bộ tài chính) để thẩm định xác định giá trị tài sản bảo đảm.
- Thứ tư: Thỏa thuận với khách hàng về việc xử lý tài sản bảo đảm tại tòa án trong giai đoạn tiền tố tụng (giai đoạn trước khi tòa án đưa vụ án ra xét xử).
Tổng Kết
Trên đây là những thông tin liên quan đến tài sản đảm bảo là gì? Cũng như những thông tin quan trọng liên quan đến vấn đề này. Hiểu và nắm rõ được về tài sản đảm bảo sẽ giúp người đi vay dễ dàng hoàn thiện các thủ tục cần thiết một cách nhanh chóng. Chúc các bạn thành công khi vay vốn!
Xem thêm:
Giải chấp là gì? Khi nào thì cần giải chấp tài sản đảm bảo tại ngân hàng?
Mục đích vay vốn là gì? Các mục đích vay vốn ngân hàng được chấp nhận
7+ cách chứng minh thu nhập để vay ngân hàng cập nhật mới nhất hiện nay
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vay thấu chi là gì, có nên vay vốn ngân hàng theo hình thức này?
Vay thấu chi được các ngân hàng triển khai nhằm phục vụ các...
6 cách tra cứu mã số BHXH và xem thông tin online năm 2023
Bạn đang cần sử dụng các thông tin trong bảo hiểm xã hội...
Phát mãi tài sản là gì, thủ tục quy trình của ngân hàng ra sao?
Khi vay thế chấp ngân hàng, bạn cần phải nắm rõ được khái...
Mượn tiền góp ở đâu uy tín với lãi suất thấp duyệt vay nhanh?
Mượn tiền góp ở đâu uy tín? Là câu hỏi mà rất nhiều...
5+ địa chỉ vay tiền Đồng Nai lãi suất thấp duyệt online 24/7
Bạn đang sinh sống ở Đồng Nai và cần xoay sở gấp một...
Cách tra cứu mã số hộ kinh doanh cá thể online mới nhất 2023
Việc tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể giúp các...