Chỉ số ROE là một trong những chỉ số cơ bản được sử dụng trong đầu tư và phân tích doanh nghiệp. ROE giúp nhà đầu tư đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng sinh lời của một công ty. Vậy ROE là gì? Công thức tính ROE ra sao? Làm thế nào để vận dụng chỉ số ROE một cách hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau của VNCash24h nhé!
ROE là gì?
ROE (Return On Equity) dịch nghĩa sang tiếng Việt là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Đây là một chỉ số quan trọng trong việc đo lường khả năng sử dụng vốn hiệu quả và khả năng sinh lời của một công ty. ROE thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận thu được và số vốn chủ sở hữu mà công ty đã đầu tư.
Nhà đầu tư thường rất quan tâm đến chỉ số ROE vì nó cho biết mức lợi nhuận mà họ có thể thu được từ số vốn mà họ bỏ ra. Đây là một yếu tố đuọc sử dụng phổ biến để đánh giá tiềm năng của công ty. Trước khi quyết định đầu tư, nhà đầu tư thường tính toán ROE và so sánh nó với các doanh nghiệp khác để hiểu công ty đó có sử dụng vốn đầu tư hiệu quả và tạo ra bao nhiêu lợi nhuận.
Cách tính ROE
Phương pháp tính ROE dựa trên vốn chủ sở hữu bình quân trong một thời kỳ được coi là phương pháp phổ biến và được sử dụng rộng rãi để tính toán chỉ số ROE từ Báo cáo tài chính (BCTC) của doanh nghiệp. Phương pháp này giúp giảm thiểu tình trạng không khớp giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán, tạo ra một con số ROE chính xác và đáng tin cậy.
Dưới đây là cách tính ROE:
Bước 1: Lấy lợi nhuận sau thuế
Trong báo cáo tài chính của công ty, bạn cần xác định lợi nhuận sau thuế. Thông thường, dữ liệu này có thể được tìm thấy trong mục “Báo cáo kết quả kinh doanh” hoặc “Báo cáo thu nhập”.
Bước 2: Tính toán vốn chủ sở hữu bình quân
Để tính ROE chính xác, cần sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân thay vì sử dụng chỉ số vốn chủ sở hữu tại một thời điểm cụ thể. Công thức tính vốn chủ sở hữu bình quân như sau:
Vốn chủ sở hữu bình quân = (Vốn chủ sở hữu đầu kỳ + Vốn chủ sở hữu cuối kỳ) / 2
Dữ liệu về vốn chủ sở hữu đầu kỳ và cuối kỳ thường có sẵn trong “Bảng cân đối kế toán” của báo cáo tài chính.
Bước 3: Tính toán chỉ số ROE
Khi đã có lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân, bạn có thể tính toán ROE bằng cách sử dụng công thức sau:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân) x 100%
Ví dụ
Nếu lợi nhuận sau thuế là 109.2 và vốn chủ sở hữu bình quân là 321.38, thì ROE sẽ được tính như sau:
- ROE = (109.2 / 321.38) x 100% = 33.98%
Lưu ý là nếu bạn gặp các số liệu khác với kết quả tính toán theo công thức trên, có thể đó là do tính toán sai hoặc sử dụng sai công thức. Vì vậy, luôn kiểm tra và đảm bảo bạn sử dụng đúng dữ liệu và công thức để tính toán chỉ số ROE.
Chỉ số ROE có ý nghĩa như thế nào?
Chỉ số ROE (Return on Equity) là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp tính toán được. Nó cho biết tỷ lệ phần trăm lợi nhuận thu được từ vốn chủ sở hữu của các cổ đông. ROE cũng giúp nhà đầu tư so sánh hiệu suất của các khoản đầu tư cổ phiếu khác nhau và có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trong tương lai.
Đối với ngân hàng, chỉ số ROE cũng có vai trò quan trọng trong quyết định hợp tác với doanh nghiệp. Khi ROE cao, doanh nghiệp có khả năng thanh toán và sử dụng vốn ổn định, điều này hấp dẫn cho ngân hàng hợp tác với doanh nghiệp đó.
Trên sàn giao dịch chứng khoán, ROE cũng được coi như một tiêu chí đánh giá uy tín của công ty đối với các nhà đầu tư. Doanh nghiệp cạnh tranh để tăng ROE vì chỉ số này cao đồng nghĩa với những lợi thế thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Cách vận dụng chỉ số ROE vào đầu tư
Việc hiểu và áp dụng ROE vào quá trình đầu tư có thể giúp bạn định hướng chiến lược đầu tư một cách thông minh và tăng cơ hội thành công. Dưới đây là những cách sử dụng chỉ số ROE phổ biến nhất bởi các nhà đầu tư nhiều kinh nghiệm:
Chọn ra những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tốt
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là một chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng sinh lợi của một công ty và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Để tính toán tốc độ tăng trưởng (g), ta có công thức:
g = ROE x Tỷ lệ tái đầu tư
Các công ty sẽ trích một phần lợi nhuận để chi trả cổ tức cho cổ đông và tái đầu tư phần còn lại vào hoạt động sản xuất kinh doanh định kỳ nỗi năm. Tỷ lệ tái đầu tư này đươc tính như sau:
Tỷ lệ tái đầu tư (%) = (1 – Tỷ lệ chi trả cổ tức)
Để chọn ra những doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tốt, nhà đầu tư có thể nhân ROE với tỷ lệ tái đầu tư. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nên được xem xét kết hợp với các chỉ số khác như ROA, EPS, P/E… để nhà đầu tư có một cái nhìn toàn diện và đưa ra quyết định đầu tư một cách khách quan.
Ví dụ: Giả sử có hai công ty với cùng mức ROE = 10%. Tuy nhiên, công ty A chỉ trả cổ tức với tỷ lệ 20%, trong khi công ty B trả cổ tức với tỷ lệ 40%. Khi tính toán, ta có:
- Tốc độ tăng trưởng của công ty A = 10% x (1 – 20%) = 8%
- Tốc độ tăng trưởng của công ty B = 10% x (1 – 40%) = 6%
Dựa trên kết quả trên, mặc dù tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty A thấp hơn, nhưng tốc độ tăng trưởng của nó lại cao hơn. Do đó, công ty A có khả năng phát triển tốt trong tương lai. Nếu bạn có ý định đầu tư dài hạn, cổ phiếu của công ty A có thể hấp dẫn hơn cổ phiếu của công ty B. Tuy nhiên, cần phân tích thêm các tiêu chí khác để có nhận định chính xác.
Đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi tức mà cổ đông nhận được từ một doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận và trả cổ tức cho cổ đông, nhà đầu tư thường so sánh tỷ suất sinh lợi kỳ vọng khi mua cổ phần của công ty (hay còn gọi là chi phí sử dụng vốn cổ phần). Cách đánh giá như sau:
- Nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần, tức là ROE < chi phí sử dụng vốn cổ phần, điều này cho thấy doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và lợi nhuận giảm sút so với kỳ vọng ban đầu. Nếu không có cải thiện, cổ phiếu của công ty có thể mất giá trong tương lai, và nhà đầu tư phải chịu rủi ro.
- Nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty lớn hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần, tức là ROE > chi phí sử dụng vốn cổ phần, điều này cho thấy công ty đang hoạt động tốt, biết cách tái đầu tư thu nhập và tạo ra lợi nhuận. Công ty có khả năng trả cổ tức thường xuyên cho cổ đông và vượt quá kỳ vọng ban đầu.
Việc đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của một doanh nghiệp yêu cầu sự cân nhắc tổng thể và phân tích kỹ lưỡng các chỉ số tài chính. Hiểu và áp dụng ROE và các chỉ số tài chính liên quan sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác và đưa ra quyết định đầu tư thông thái.
Tìm ra những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao trong tương lai
Những doanh nghiệp đầu ngành, thương hiệu nổi tiếng và sử dụng công nghệ mới thường có ưu thế vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Họ có khả năng đạt được lợi nhuận cao và chỉ số ROE cũng cao hơn so với trung bình trong ngành.
Một doanh nghiệp đầu ngành và có thương hiệu mạnh sẽ có lợi thế khi thiết lập giá cao hơn so với đối thủ. Điều này cho phép họ thu về lợi nhuận cao và duy trì mức ROE ở mức cao. Do đó, đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao và bền vững là một chiến lược hợp lý.
Để tìm ra những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao trong tương lai, nhà đầu tư nên xem xét các yếu tố như định vị thương hiệu, quy trình sản xuất và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, năng lực nghiên cứu và phát triển cũng như các ưu thế cạnh tranh khác.
Những yếu tố tác động đến chỉ số ROE
Để đánh giá tổng thể những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số ROE, mô hình Dupont có thể được sử dụng. Mô hình này giúp phân tách chỉ số ROE thành các yếu tố thành phần để hiểu rõ hơn về bản chất của sự biến động của chỉ số này và dự đoán tỷ suất lợi nhuận trong tương lai.
Mô hình Dupont xác định rằng chỉ số ROE có thể thay đổi thông qua ba yếu tố: tỷ suất lợi nhuận ròng, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính được thể hiện qua công thức:
ROE = ( Lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu bình quân ) x 100%
hoặc
ROE = ( Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu ) x ( Doanh thu / Tổng tài sản ) x (Tổng tài sản x Vốn chủ sở hữu bình quân) = Tỷ suất lợi nhuận ròng x Vòng quay tài sản x Đòn bẩy tài chính
Dưới đây là thông tin cụ thể và cách tính của những yếu tố này:
Tỷ suất lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận ròng hay biên lợi nhuận ròng được tính bằng công thức sau:
Tỷ suất lợi nhuận ròng = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận ròng đo lường mức lợi nhuận được tạo ra từ mỗi đồng doanh thu. Khi chỉ số này tăng, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có lợi thế cạnh tranh, và có khả năng tăng giá bán hoặc giảm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm.
Vòng quay tài sản
Vòng quay tài sản là yếu tố tiếp theo có ảnh hưởng đến ROE, được tính bằng công thức sau:
Vòng quay tài sản = Doanh thu / Tổng tài sản
Vòng quay tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Khi chỉ số này tăng, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tạo ra nhiều doanh thu hơn từ tài sản sẵn có.
Đòn bẫy tài chính
Yếu tố cuối cùng là đòn bẩy tài chính thể hiện mối quan hệ giữa tổng tài sản và nguồn vốn sở hữu của doanh nghiệp. Chỉ số đòn bẩy tài chính tăng khi doanh nghiệp vay vốn bên ngoài nhiều hơn để đầu tư vào sản xuất và kinh doanh. Bạn có thể tính đòn bẫy tài chính theo công thức sau:
Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản / Vốn chủ sở hữu
Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt?
Thông thường, một chỉ số ROE cao hơn mức lãi suất ngân hàng hiện tại được coi là tốt. Tuy nhiên, để đánh giá ROE một cách chính xác, cần xem xét nó trong bối cảnh của ngành công nghiệp và tiêu chuẩn quốc tế.
Một công ty có đủ năng lực cạnh tranh theo tiêu chuẩn quốc tế thường cần đảm bảo ROE tối thiểu là 15%. Ngoài ra, cần lưu ý rằng ROE tốt hay xấu còn phụ thuộc vào chỉ số trung bình toàn ngành. Một số ngành đặc thù có xu hướng có ROE thấp hơn do chi phí vốn ban đầu lớn.
Để có một cái nhìn toàn diện hơn về ROE, nhà đầu tư nên xem xét chỉ số này trong một khoảng thời gian tối thiểu là 3 năm. Điều này giúp loại bỏ những tác động ngắn hạn và đánh giá được sự ổn định và hiệu suất dài hạn của doanh nghiệp.
Những mặt hạn chế của chỉ số ROE
Như bất kỳ chỉ số nào, ROE cũng có những hạn chế cần được xem xét. Việc hiểu và nhận thức về những mặt hạn chế này là quan trọng để có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Lợi nhuận bất thường dẫn đến chỉ số ROE không ổn định
Sự thay đổi không thường xuyên trong lợi nhuận của một công ty làm cho chỉ số ROE trở nên không ổn định. Sự biến đổi này có thể gây khó khăn cho ban lãnh đạo và nhà đầu tư trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động và đưa ra quyết định.
Ảnh hưởng của chính sách kế toán lên chỉ số ROE
Các doanh nghiệp có thể điều chỉnh chính sách kế toán để nâng cao lợi thế cạnh tranh hoặc thu hút vốn đầu tư. Điều này có thể bao gồm việc tăng tuổi thọ dự án hoặc giảm tỷ lệ khấu hao. Những thay đổi này ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng và chỉ số ROE của doanh nghiệp.
Hơn nữa, công thức tính ROE không đề cập đến các tài sản vô hình như phát minh, bản quyền, và điều này có thể dẫn đến sai lệch và không phản ánh đúng lợi thế của từng công ty.
Tác động của mua cổ phiếu quỹ lên chỉ số ROE
Chỉ số ROE có thể bị ảnh hưởng và sai lệch khi doanh nghiệp mua cổ phiếu quỹ. Điều này xảy ra khi công ty tự mua lại một số lượng cổ phiếu lưu hành của mình từ thị trường nhằm giảm vốn chủ sở hữu. Khi lợi nhuận sau thuế không thay đổi và vốn chủ sở hữu giảm, chỉ số ROE sẽ tăng.
Tuy nhiên, chỉ số ROE như vậy không phản ánh được năng lực thực tế của doanh nghiệp. Rồi nhà đầu tư dựa vào chỉ số ROE để tìm kiếm cổ phiếu tốt có thể dẫn đến những phân tích sai lầm.
Một số lưu ý khi sử dụng chỉ số ROE
Khi sử dụng chỉ số ROE, có một số lưu ý mà nhà đầu tư cần xem xét để đánh giá một cách toàn diện về hiệu quả tài chính của một doanh nghiệp. Dưới đây là những điểm cần chú ý:
- ROE chỉ thực sự hiệu quả trong dài hạn: Chỉ số ROE có ý nghĩa lớn khi được xem trong bối cảnh dài hạn. Đánh giá chỉ dựa trên một vài năm có thể dẫn đến sai lầm và rủi ro đu đỉnh cổ phiếu.
- Cơ cấu nợ vay của doanh nghiệp: Cần chú ý đến cơ cấu nợ vay của doanh nghiệp. Sử dụng đòn bẩy tài chính cao có thể giúp tăng lợi nhuận ngắn hạn và ROE, nhưng cần lưu ý rằng lợi nhuận từ việc sử dụng đòn bẩy cao không thực sự bền vững trong dài hạn.
- Mục đích sử dụng nợ vay: Phân tích mục đích sử dụng nợ vay của doanh nghiệp là rất quan trọng. Các doanh nghiệp sử dụng nợ vay để đầu tư xây dựng nhà máy mới, mở rộng thị trường và sau đó trả nợ vay để giảm nợ là mẫu hình tốt. Tránh đầu tư vào các doanh nghiệp chỉ tăng nợ vay để đầu cơ nguyên vật liệu hoặc đầu tư chứng khoán.
- Kết hợp ROE với các chỉ số khác: ROE quan trọng, nhưng không đơn độc là một chỉ số đánh giá toàn diện. Kết hợp ROE với các chỉ số khác như ROA (Return on Assets), P/B (Price-to-Book ratio) và đòn bẩy tài chính sẽ giúp đưa ra những nhận định rõ ràng hơn về hiệu suất và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn hiểu rõ ROE là gì cũng như cách tính ROE và áp dụng nó trong đầu tư giúpo mang lại kết quả tốt nhất. Nếu bạn đang tìm hiểu về các kiến thức trong lĩnh vực đầu tư và tài chính thì hãy tham khảo thêm nhiều bạn viết hữu ích khác của VNCash24h nhé!
CÙNG CHUYÊN MỤC
Vay tín chấp Vietinbank theo lương duyệt online nhanh 24/24
Mức lãi suất vay tín chấp Vietinbank khá thấp chỉ 9,6%/năm gần như...
Hướng dẫn vay tiền Kamo nhận ngay 10 triệu chỉ với CMND
Kamo là một trong những đơn vị tài chính mới ra đời tại...
10+ địa chỉ vay tiền bằng bảo hiểm y tế (BHYT) lãi suất thấp
Vay tiền bằng bảo hiểm y tế là một lựa chọn xoay sở...
Cách vay 25 triệu online tại Atome Credit chỉ với CMND
Công nghệ kỹ thuật được áp dụng vào lĩnh vực tín dụng đã...
Hướng dẫn vay tiền qua Vietinbank Ipay online tại nhà đơn giản
Ngân hàng Vietinbank luôn cố gắng phát triển các sản phảm, dịch vụ...
Vay thấu chi là gì, có nên vay vốn ngân hàng theo hình thức này?
Vay thấu chi được các ngân hàng triển khai nhằm phục vụ các...