Hiện nay, bất cứ một quốc gia nào cũng đều xem phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu, đặc biệt khi hội nhập quốc tế đang trở thành một cuộc đua của toàn thế giới.
Tuy đây là khái niệm phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ phát triển kinh tế là gì? Hãy cùng VNCash24h tìm lời giải đáp trong bài viết sau nhé!
Phát Triển Kinh Tế Là Gì?
Phát triển kinh tế trong tiếng Anh là Economic development. Thuật ngữ này được dùng để chỉ quá trình chuyển đổi kinh tế có liên quan đến việc chuyển biến cơ cấu của nền kinh tế thông qua quá trình công nghiệp hóa, tăng tổng sản phẩm trong nước và thu nhập đầu người.
Để có thể thúc đẩy quá trình chuyển đổi, đầu tư tư bản là một yếu tố cơ bản, quan trọng và chủ yếu. Bởi đầu tư một mặt làm tăng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế và năng suất sử dụng nguồn lực.
Mặt khác, đầu tư tư bản còn làm tăng tổng cung cầu và thu nhập quốc dân. Sự gia tăng múc thu nhập quốc dân làm tăng quá trình tích lũy tư bản.
Ngoài ra, khi nhắc đến phát triển kinh tế chúng ta không thể nhắc đến quá trình công nghiệp hóa. Điều này tạo nên sự khác biệt giữa quốc gia phát triển và quốc gia đang phát triển.
Hầu hết các quốc gia đang phát triển đặc trưng bởi nền sản xuất tự cấp tự túc, chủ yếu là nông nghiệp và mức thu nhập đầu người thấp. Ngược lại, các quốc gia phát triển lại phát triển mạnh về công nghiệp, mức thu nhập đầu người cao.
Nội Dung Cơ Bản Của Việc Phát Triển Kinh Tế
Phát triển kinh tế gồm những nội dung cơ bản sau đây:
- Phát triển kinh tế biểu hiện trước hết ở sự tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế là căn cứ quan trọng để xác định phát triển kinh tế, trong đó có sự tác động của mức tăng dân số. Vì vậy, để phát triển kinh tế, các quốc gia không chỉ chú ý thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mà còn phải có chính sách dân số phù hợp.
- Sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
- Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế. Đồng thời tăng trưởng kinh tế phải phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái. Mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người thể hiện ở sự tăng lên của thu nhập thực tế và chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường… mà mỗi người dân được hưởng. Nội dung này của phát triển kinh tế phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế cao tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết công bằng xã hội. Khi công bằng xã hội được đảm bảo sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế.
Đặc Điểm Của Sự Phát Triển Kinh Tế
Phát triển kinh tế là quá trình có các đặc điểm riêng biệt sau:
- Một là: Có sự tăng trưởng kinh tế. Đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu phát triển. Sự tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế. Quá trình này là một quá trình tương đối dài và ổn định.
- Hai là: Thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Sự thay đổi này thể hiện ở tỷ trọng các vùng miền, ngành nghề, thành phần kinh tế. Trong đó, biểu hiện của sự phát triển là gia tăng tỷ trọng vùng thành thị, giảm tỷ trọng vùng nông thôn. Bên cạnh đó, tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp tăng.
- Ba là: Mức thu nhập đầu người và chất lượng cuộc sống của đại bộ phận của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Minh chứng cho sự việc nâng cao chất lượng cuộc sống là sự phát triển về giáo dục, y tế, tinh thần được chăm lo, đồng thời được sinh sống trong môi trường an ninh tốt, đảm bảo an toàn về mọi mặt.
- Bốn là: Trình độ tư duy, quan điểm thay đổi. Theo các nhà kinh tế, để có thể thay đổi trình độ tư duy, quan điểm đòi hỏi các quốc gia phải tiến hành mở của nền kinh tế.
Những Vấn Đề Cơ Bản Của Phát Triển Kinh Tế
Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn định).
- Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: Thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành, thành phần kinh tế… thay đổi. Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tương đối so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ.
- Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp hơn: Giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo.
- Trình độ tư duy, quan điểm sẽ thay đổi: Để có thể thay đổi trình độ tư duy, quan điểm đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế.
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Kinh Tế
Phát triển kinh tế biểu hiện rõ rệt nhất ở sự tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, mọi nhân tố tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời là nhân tố phát triển kinh tế.
Nhưng phát triển kinh tế có nội dung rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Do đó, ngoài các nhân tố tăng trưởng kinh tế, còn các yếu tố khác tác động đến sự phát triển kinh tế.
Lực Lượng Sản Xuất
Các yếu tố thuộc lực lượng sản xuất tạo thành các yếu tố đầu vào của sản xuất.
Số lượng và chất lượng của yếu tố đầu vào quyết định đến số lượng, chất lượng của hàng hóa và dịch vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế.
Trong lực lượng sản xuất, ngoài các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thì yếu tố con người và khoa học, công nghệ có vai trò hết sức to lớn:
- Ngày nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khoa học và công nghệ là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của các quốc gia. Công nghệ tiên tiến, nhất là các lĩnh vực công nghệ cao, nếu được vận dụng phù hợp, sẽ sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào, tăng năng suất lao động, tạo ra hàng hóa có chất lượng cao và bảo vệ môi trường sinh thái. Đây là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.
- Tuy nhiên nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất luôn luôn là con người, đặc biệt trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Chỉ con người mới là nhân tố năng động, sáng tạo ra công nghệ mới và sử dụng công nghệ để tạo ra của cải vật chất. Vì vậy, đầu tư vào các lĩnh vực để phát huy nhân tố con người chính là đầu tư vào phát triển kinh tế.
Quan Hệ Sản Xuất
Quan hệ sản xuất ảnh hưởng đến phát triển kinh tế theo hai hướng:
- Một là, thúc đẩy phát triển kinh tế khi quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
- Hai là, ngược lại với điều trên, quan hệ sản xuất kìm hãm sự phát triển kinh tế nếu không có sự phù hợp.
Quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là khi:
- Chế độ và các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất phù hợp;
- Các hình thức tổ chức kinh tế năng động, hiệu quả;
- Các hình thức phân phối thu nhập công bằng, hợp lý, kích thích tính tích cực, sáng tạo của người lao động…
Khi đó, các nguồn lực của nền kinh tế được khai thác, sử dụng có hiệu quả, kinh tế được thúc đẩy phát triển.
Kiến Trúc Thượng Tầng
Kiến trúc thượng tầng có tác động đến sự phát triển kinh tế. Sự tác động này có đặc điểm:
Một là, các yếu tố khác nhau của kiến trúc thượng tầng có mức độ tác động khác nhau đến sự phát triển kinh tế.
Ví dụ: Các yếu tố như tư tưởng, đạo đức… tác động gián tiếp đến phát triển kinh tế. Còn các yếu tố như chính trị, pháp luật, thể chế… lại tác động trực tiếp hơn và mạnh mẽ hơn.
Hai là, tác động của kiến trúc thượng tầng đến sự phát triển kinh tế cũng có thể diễn ra theo hai hướng:
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế nếu nó phù hợp;
- Hoặc kìm hãm sự phát triển nếu nó không phù hợp với hạ tầng cơ sở, với những yêu cầu khách quan của cuộc sống.
Ví dụ: Những chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế nếu phù hợp sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế.
Tác Động Của Sự Phát Triển Kinh Tế Đến Tiến Bộ Xã Hội
Tiến bộ xã hội là sự phát triển con người một cách toàn diện, phát triển các quan hệ xã hội công bằng và dân chủ.
Tiến bộ xã hội là quy luật phát triển khách quan của lịch sử xã hội, là sự thay thế của các hình thái kinh tế – xã hội, hình thái sau cao hơn hình thái trước.
Sự tiến bộ xã hội thể hiện ở sự công bằng xã hội, ở mức sống của con người tăng lên, sự phân hóa giàu nghèo ít và sự chênh lệch nhỏ về trình độ phát triển giữa các khu vực, thất nghiệp ít hoặc được loại trừ, các loại phúc lợi xã hội, dân trí… tăng lên. Phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau:
Phát triển kinh tế là cơ sở vật chất cho tiến bộ xã hội.
Tiến bộ xã hội biểu hiện ở sự tăng mức sống của con người, tức là kinh tế phải tăng trưởng làm cho GDP/người tăng lên.
Tiến bộ xã hội còn biểu hiện ở sự giảm khoảng cách giàu nghèo, ở trình độ phát triển giữa các vùng chênh lệch ít… Muốn vậy, kinh tế phải phát triển mới có thể tạo điều kiện vật chất để thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, đầu tư cho sự phát triển ở các vùng lạc hậu.
Tiến bộ xã hội cũng thể hiện ở nâng cao dân trí, học vấn, phục vụ y tế, việc mở rộng các loại phúc lợi xã hội…
Những nhiệm vụ trên chỉ có thể thực hiện có kết quả nhờ phát triển kinh tế.
Ngược lại, tiến bộ xã hội lại thúc đẩy sự phát triển kinh tế hơn nữa.
Một mặt, tiến bộ xã hội xác định các nhu cầu mới của đời sống xã hội, đòi hỏi nền kinh tế phải đáp ứng.
Mặt khác, tiến bộ xã hội thể hiện ở mức sống của con người tăng lên, trình độ học vấn, dân trí tăng lên, công bằng xã hội tốt hơn… làm cho xã hội ổn định, khả năng lao động sáng tạo và nhiệt tình lao động của con người tốt hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển hơn.
Quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội suy đến cùng thực chất là quan hệ biện chứng giữa sự phát triển lực lượng sản xuất với sự phát triển quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Nói cách khác, đó là sự phát triển của hình thái kinh tế – xã hội.
Phát triển kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội
Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Điều đó được khẳng định trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển…”.
Và được phát triển tại Đại hội X của Đảng: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục…, giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người”.
Mối Liên Hệ Giữa Phát Triển Kinh Tế Và Tăng Trưởng Kinh Tế
Như đã nói, phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về lượng và về chất, là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Quá trình phát triển phụ thuộc vào các nhân tố nội tại bên trong của một nền kinh tế.
Ngược lại, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định so với kỳ gốc. Thông thường, tăng trưởng kinh tế thường được đánh giá trong thời kỳ một năm.
Từ đó, thấy được giữa chúng có các mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Trước hết, tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để phát triển kinh tế. Sự tích lũy về lượng là nền tảng cơ bản để biến đổi về chất của nền kinh tế, từ đó cải thiện cuộc sống của người dân.
- Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế cao và dài hạn tăng năng lực nội định của nền kinh tế. Đây cũng là cơ sở đẻ thu hút các nguồn lực vào hoạt động kinh tế, khuyến khích đông đảo các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh tế, từ đó tạo thu nhập và cải thiện đời sống.
- Đặc biệt, tăng trưởng kinh tế cũng là yếu tố quan trọng để tăng thu ngân sách thông qua thuế, phí, lệ phí. Từ đó, tăng đầu tư công và chi ngân sách để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội.
- Phát triển kinh tế cũng tác động trở lại đối với sự tăng trưởng kinh tế thông qua tạo cơ sở kinh tế xã hội vững chắc để đạt được thành tựu tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
- Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, cần thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế.
Tổng Kết
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn đọc nắm được phát triển kinh tế là gì? Cũng như các yếu tố để phát triển kinh tế. Có thể thấy, phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại của nền kinh tế quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển. Phát triển kinh tế không chỉ là nhiệm vụ của nhà nước mà cần có sự góp sức của toàn dân.
Xem thêm:
Kinh tế đầu tư là gì? Tìm hiểu về ngành kinh tế đầu tư
7 vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam hiện nay phân bổ thế nào?
Kinh tế tri thức là gì? Vài trò đặc điểm và chức năng?
Kinh tế thị trường là gì? Đặc điểm vai trò chức năng ra sao?
Ngành kinh tế gồm những ngành nào? Học kinh tế ra thì làm gì?
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
4+ mục đích vay vốn ngân hàng hợp lệ cập nhật mới 2023
Khi vay vốn thì mục đích vay vốn là một trong những điều...
Webvay là gì, hướng dẫn vay nhanh 10 triệu qua ứng dụng này
Băn khoăn không biết lựa chọn đơn vị vay tiền trực tuyến nào...
Hướng dẫn vay tiền Visame nhận ngay 15 triệu chỉ cần CMND
Visame luôn là địa chỉ được đông đảo khách hàng tin tưởng và...
10+ đơn vị vay tiền sinh viên online uy tín với lãi suất thấp
Vay tiền sinh viên online đang trở thành sự lựa chọn phổ biến...
Takomo là gì, có lừa đảo không, hướng dẫn vay tiền chi tiết
Vay tiền online là một hình thức “tín dụng mới” đang dẫn đầu...
Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Phương Đông OCB 2023
Với ưu thế về thủ tục nhanh gọn, lãi suất thấp, thời gian...