Trong kinh tế vĩ mô, GDP Deflator (chỉ số điều chỉnh GDP hay chỉ số giảm phát GPD) là một yếu tố quan trọng giúp việc tính toán tổng sản phẩm quốc nội có mức độ chính xác cao hơn.. Vậy GDP Deflator là gì? Chỉ số điều chỉnh GDP được tính như thế nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết sau của VNCash24h nhé!
GDP Deflator Là Gì?
GDP Deflator còn có tên gọi khác là chỉ số điều chỉnh GDP hay chỉ số giảm phát GDP, chỉ số này đo lường mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ được tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
GDP Deflator phản ánh mức giá hiện tại so với mức giá của năm gốc (năm cơ cở), từ đó giúp các nhà kinh tế biết được sự thay đổi sản lượng do thay đổi giá chứ không phải do gia tăng của GDP thực tế.
Xem thêm: GDP là gì? Tầm quan trọng của chỉ số GDP với nền kinh tế
Tác Dụng Của Chỉ Số Điều Chỉnh GDP
Chỉ số điều chỉnh GDP là một loại chỉ số giá trị được sử dụng khá nhiều bởi các nhà nghiên cứu kinh tế để phân tích tình hình kinh tế của một vùng lãnh thổ hoặc quốc gia.
Sử dụng để chuyển đổi GDP danh nghĩa thành GDP thực tế
GDP deflator có thể sử dụng để giảm phát hay tách lạm phát ra khỏi GDP nên các nhà kinh tế học xem đây là thông số được dùng nhằm mục đích quy đổi giá trị GDP danh nghĩa thành thực tế. Để thực hiện hoạt động này chỉ cần phân chia GDP danh nghĩa với hai thông số GDP giảm phát và tiếp tục nhân cho 100 để tính giá trị GDP thực.
GDP Deflator được xem như thước đo giá cả tổng hợp
Gắn biến Y cho các chi số: GDP thực, doanh thu hay chi tiêu và biễn P cho ngưỡng đo lường giá bình quân hoặc tổng hợp từ đó ta có:
- GDP danh nghĩa là: P x Y.
- Thông số giảm phát GDP là: (P x Y) / Y hoặc P x 100.
Quy ước trên có thể thấy được nguyên nhân vì sao thông số giảm phát GDP được xem như một cách đo lường giá bình quân ở toàn bộ các hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trong nền kinh tế.
Được sử dụng để đo lường lạm phát
Như đã nói ở trên, chỉ số điều chỉnh GDP được dùng để tính giá cả tổng hợp và những nhà kinh tế học sẽ dựa vào sựu biến đổi của chi số này theo thời gian để đo lường mức độ lạm phát.
Lạm phát là phần trăm biến đổi của ngưỡng giá tổng hợp được xem xét trong một khoảng thời gian cụ thể thông thường là 1 năm, tương ứng với phần trăm biến đổi ở GDP Deflator từ năm này đến năm khác.
Lưu ý: Hình thức tính lạm phát này không giống như cách tính toán lạm phát thông qua chỉ số giá tiêu dùng đó là do chỉ số giảm phát GDP dựa vào tất cả hàng hóa được tạo ra ở nền kinh tế. Trong khi thông số giá tiêu dùng lại được dùng để chỉ ra hàng hóa mà những hộ gia đình hay mua, bất kể việc được sản xuất ở đâu.
Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến GDP Deflator
Trên thực tế, hệ số giảm phát GDP sẽ phụ thuộc vào rất nhiều khía cạnh khác nhau nhưng về bản chất thì có 3 yếu tố chính ảnh hưởng đến GDP deflator như sau:
Chỉ số FDI
FDI (Foreign Direct Investment) là một thông số đầu tư trực tiếp nước ngoài với thời hạn khá dài với các mục đầu tư như: vật chất, cơ sở hạ tầng, tiền bạc, cách thức sản xuất,… Do đó nó có tác động đến cách đo lường GDP và GDP deflator.
Lạm phát
Đây được xem là hiện tượng mà ngưỡng giá trung bình ở các sản phẩm, dịch vụ được gia tăng không ngừng theo thời gian làm mất đi giá trị tiền tệ của một quốc gia. Nền kinh tế của một đất nước muốn phát triển phải giới hạn việc lạm phát sẽ một mức độ nào đó. Ngoài ra, khi chỉ số lạm phát gia tăng quá cao thì sẽ dẫn đến việc lầm tưởng là GDP đang tăng lên tuy nhiên thực trạng dó lại là thời kì khủng hoảng kinh tế.
Dân số
Dân số của mỗi quốc gia là lực lượng lao động để có được của cải cho xã hội thông qua hình thức nộp thuế và họ cũng chính là những người sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Dân số được dùng để đo lường được GDP bình quân đầu người ở mỗi nước nên giữa chỉ số điều chỉnh GDP cùng dân số có sự gắn kết khó có thể tách biệt.
Chỉ Số Điều Chỉnh GDP Được Tính Như Thế Nào?
Chỉ số điều chỉnh gdp được tính bởi công thức sau:
DGDP = nGDP / rGDP x 100
Trong đó:
- DGDP: là chỉ số điều chỉnh.
- nGDP: GDP danh nghĩa.
- rGDP: GDP thực tế.
Ví Dụ Về Cách Tính Chỉ Số GDP Deflator Trong Kinh Tế Vĩ Mô
Bảng mô tả cách xác định chỉ số giảm phát GDP:
Chỉ tiêu |
Giai đoạn hiện hành |
Năm cơ sở |
|||
Hàng hóa |
Số lượng |
Giá ($) |
Chi tiêu ($) |
Giá ($) |
Chi tiêu ($) |
Cam |
4240 |
1,05 |
4452 |
1 |
4240 |
Máy tính |
5 |
2100 |
10500 |
2000 |
10000 |
Bút |
1060 |
1 |
1060 |
1 |
1060 |
Tổng |
16012 |
15300 |
|||
D(GDP) = (16012/15300) × 100 = 104,7 |
Chúng ta xác định giá trị GDP danh nghĩa và GDP thực tế trước, sau đó tính được hệ số giảm phát như sau:
D(GDP) = (16,012/15,300) × 100 = 104,7
Chúng ta có thể minh họa những điều đã được đề cập trên bằng một ví dụ đơn giản, đó là nghiên cứu một nền kinh tế tưởng tượng chỉ sản xuất hai hàng hóa cuối cùng là gạo, nước mắm.
Đối với mặt hàng gạo, đơn vị đo lường về lượng được tính bằng kg và giá được tính theo đơn vị nghìn đồng một kg. Về mặt hàng nước mắm đơn vị đo lường về lượng được tính bằng lít và giá được tính theo nghìn đồng một lít.
Chúng ta tìm hiểu xem các nhà thống kê kinh tế tính toán các chỉ tiêu về GDP danh nghĩa (GDPn), GDP thực tế (GDPr) theo cách tiếp cận chi tiêu, hệ số giảm phát GDP D(GDP) và tỉ lệ tăng trưởng GDP hay tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (g) như thế nào.
Dựa theo các công thức đã nêu và chọn năm 2002 là năm cơ sở chúng ta tính được các chỉ tiêu trên căn cứ vào số liệu ở bảng dưới đây
Xác định GDP danh nghĩa, GDP thực tế, và chỉ số điều chỉnh GDP:
Năm |
Gạo |
Nước mắm |
Tính các chỉ tiêu |
||||
Giá |
Lượng |
Giá |
Lượng |
GDPn |
GDPr |
D(GDP) |
|
2002 |
3 |
1000 |
7 |
180 |
4.260 |
4.260 |
100 |
2003 |
4 |
1200 |
7,5 |
190 |
6.225 |
4.930 |
126,3 |
2004 |
5 |
1350 |
8 |
210 |
8.430 |
5.520 |
152,7 |
Nhìn vào kết quả tính toán ở bảng, chúng ta thấy rằng GDP danh nghĩa và GDP thực tế bằng nhau và bằng 4.260 trong năm cơ sở là năm 2002. Vì vậy, chỉ số điều chỉnh GDP bằng 100.
Trong năm 2003, GDP danh nghĩa là 6.225 trong khi GDP thực tế là 4.930, chúng ta có chỉ số điều chỉnh GDP là 126,3. Điều này có nghĩa là mức giá chung của nền kinh tế trong năm 2003 đã tăng lên 26,3% so với năm 2002.
Tổng Kết
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn GDP Deflator là gì? Chỉ số này sử dụng để đo lường mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ và được tính vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và là một chỉ sổ quan trọng trong kinh tế vĩ mô. Hy vọng chia trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích.
Xem thêm:
Cơ cấu GDP là gì? Có ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế
GNP là gì? Cách phân biệt chỉ số GNP và GDP
GDP Danh nghĩa và GDP Thực tế có gì khác nhau?
GDP PPP là gì? Phương thức tính chỉ số GDP PPP
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
10+ app vay tiền online uy tín duyệt nhanh dễ nhất 2023
Trong những năm gần đây, vay tiền online được ra mắt đã đem...
App H5 Vay Tia Chớp là gì, có nên vay tiền qua ứng dụng này?
Hiện nay, vay tiền trực tuyến đang trở thành xu hướng phổ biến...
Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Sacombank năm 2023
Vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng Sacombank là dịch vụ được nhiều...
Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND/CCCD online tại nhà
Cách kiểm tra nợ xấu bằng CMND đơn giản và chính xác nhất...
Vay dài hạn là gì, thời hạn bao lâu, các thông tin cần biết
Nếu bạn đang cần nguồn vốn lớn để đầu tư kinh doanh thì...
Bị lừa đảo vay tiền bằng CMND thì xử lý như thế nào?
Vay tiền online bằng CMND/CCCD đang có số lượng hồ sơ đăng ký...