Việt Nam là một đất nước có rất nhiều các nguồn tài nguyên quý giá. Hiện nay, đất nước ta được chia thành 7 vùng kinh tế trọng điểm khác nhau. Trong đó, mỗi vùng đều sở hữu những đặc điểm riêng về khí hậu và điều kiện phát triển kinh tế.
Để hiểu rõ hơn về 7 vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của VNCash24h nhé!
7 Vùng Kinh Tế Trong Điểm Việt Nam 2022
Hiện nay Việt Nam được chia thành 7 vùng kinh tế trọng điểm trải dài từ Bắc vào Nam như sau:
Vùng Trung Du Và Miền Núi Phía Bắc
Trung du và miền núi phía Bắc gồm 15 tỉnh chia thành Tây Bắc và Đông Bắc. Trong đó:
- Tây Bắc: Hòa Bình, Sơn la, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
- Đông Bắc: Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh.
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có:
- Tổng diện tích của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là: 100.965 km²
- Tổng dân số tính đến ngày 1/4/2019 là 13.853.190 người
- Mật độ dân số đạt 137 người/ km².
Địa hình chủ yếu của vùng kinh tế này là cao nguyên, đôi và núi thấp. Đất feralit đỏ vàng và đất phù sa bạc màu được bồi đắp bởi những con sông. Vì trình độ canh tác lạc hậu và mật độ dân số ở miền núi còn thấp nên hiệu quả kinh tế không cao.
So với miền núi, vùng Trung du có điều kiện thuận lợi hơn nhờ hệ thống giao thông thuận lợi, trình độ canh tác được cải thiện cho năng suất lao động tốt. Các loại cây trồng chủ yếu gồm: hồi, chè, cây ăn quả, cây cận nhiệt, cây dược liệu, đỗ tương, sắn…
Đồng Bằng Bắc Bộ Hay Đồng Bằng Sông Hồng
Đồng bằng Bắc Bộ hay đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình.
Đồng Bằng Sông Hồng hiện nay có:
- Toàn vùng có diện tích trên 20.973 km², tỷ lệ khoảng 7% tổng diện tích cả nước
- Dân số khu vực Đồng bằng sông Hồng hiện nay là 22 543 607 (thống kê 1/4/2019) chiếm khoảng 22% tổng dân số cả nước
- Bình quân khoảng 1.060 người trên 1 km vuông. Đây là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước.
Có thể thấy, vùng đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để trồng những loại cây lương thực, thực phẩm. Đất dai chủ yếu là đất phù sa màu mỡ được bồi đắp hàng năm.
Dân cư có trình độ canh tác lâu năm và áp dụng được những thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại vào canh tác. Các loại cây được trồng chủ yếu là lúa cao sản cho năng xuất cao, các loại rau ngắn ngày như cải bắp, xu hào,
Khu Vực Bắc Trung Bộ
Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm các 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Diện tích khoảng 5,15 triệu ha (tỷ lệ 10,5% so với tổng diện tích cả nước) với khoảng trên 10,5 triệu dân (tỷ lệ 15,5% so với tổng dân số cả nước), bình quân khoảng 204 người trên 1 cây số vuông.
Vùng Bắc Trung Bộ với địa hình đồng bằng hẹp, chủ yếu là đồi núi. Thời tiết và khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên có bão, lũ và gió lào.
Ngoài ra, trình độ của lao động còn thấp, chưa áp dụng được các công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu như: mía đường, các loại cây có múi như bưởi, cam…Do có vùng bờ biển kéo dài nên lượng thủy sản do đánh bắt được và nuôi trồng được cũng chiếm tỉ trọng lớn so với cả nước.
Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận.
Diện tích hơn 45.000 km² (tỷ lệ 13,6% so với tổng diện tích cả nước) với trên 10 triệu dân (tỷ lệ 10,7% so với tổng dân số cả nước), mật độ dân số bình quân 230 người/km².
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có địa hình khá thuận lợi, đất đai màu mỡ, bờ biển với nhiều vịnh thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Trình độ canh tác của người dân đã được nâng cao, biết áp dụng được những thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Mặt khác, nơi đây có điều kiện kinh tế cao do hệ thống giao thông thuận lợi, có nhiều thành phố, thị xã trải dọc ven các bờ biển. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa, các loại cây ăn quả lâu năm và các loại cây công nghiệp ngắn ngày như mía đường. Nơi có lượng thủy hải sản nuôi trồng chiếm phần trăm cao nhất cả nước.
Vùng Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Tổng diện tích 5,5 triệu ha (chiếm 16,4% tổng diện tích cả nước), số dân khoảng 5,7 triệu người (chiếm 5,9% tổng số dân cả nước), mật độ dân số bình quân 104 người/ km².
Vùng Tây Nguyên có các cao nguyên ba dan rộng lớn và địa hình khác nhau. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nơi đây vẫn còn có lối canh tác nông nghiệp lạc hậu cho hiệu quả không cao. Công nghiệp chế biến vẫn chưa được đẩy mạnh dù có giao thông khá là thuận lợi. Các sản phẩm nông nghiệp chính như là cà phê, cao su, chè,…
Vùng Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương: Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh.
Theo số liệu mới đây năm 2019 của Tổng cục Thống kê VN:
Tổng dân số của vùng Đông Nam Bộ là 17.828.907 người (không kể số người tạm trú lâu dài) trên một diện tích là 23.564,4 km², với mật độ dân số bình quân 706 người/km², chiếm 18.5% dân số cả nước.
Vùng Đông Nam Bộ có địa hình thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Nơi đây có vùng đất badan rộng lớn, đất phù xa xám màu mỡ và địa hình khá bằng phẳng. Địa hình thuận lợn, giao thông phát triển nên các nhà máy chế biến được xây dựng nhiều.
Đặc biệt tại đây, có các thành phố lớn với dân cư đông đúc, trình độ canh tác nông nghiệp cao, đã biết áp dụng các thành quả của khoa học kĩ thuật và sản xuất, nuôi trồng. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu như: cà phê, điều, cao su,.. các loại cây nông nghiệp ngắn ngày như: đậu tương, mía.
Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
Vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Năm 2019, Đồng bằng sông Cửu Long có:
- Tổng diện 40.547,2 km²
- Tổng dân số toàn vùng là 17.367.169 người.
- Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13% diện tích cả nước nhưng có gần 18% dân số cả nước.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển cây nông nghiệp chính của nước ta là lúa nước vì có bãi bồi phù sa rộng. Vịnh biển nông, ngư trường rộng là điều kiện chính để phát triển nuôi trồng thủy hải sản.
Các loại nông sản chủ yếu là lúa cao sản có năng xuất cao, các loại cây trồng ngắn ngày như mía, lạc, đỗ,. Thủy sản chủ yếu là tôm và các loại cá da trơn.
Tổng Kết
Trên đây là chia sẻ về 7 vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam cùng các đặc điểm về địa lý và điều kiện khí hậu. Mong rằng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn hãy để lại câu hỏi, chúng tôi sẽ sớm giải đáp cho bạn nhé!
Xem thêm:
Kinh tế tri thức là gì? Ảnh hưởng của nền kinh tế tri thức
Kinh tế thị trường là gì? Có ưu và nhược điểm gì?
Ngành kinh tế gồm những ngành nào? Học có khó không?
Phát triển kinh tế là gì? Có những vấn đề cơ bản nào?
Thị trường là gì? Các loại thị trường trong nền kinh tế
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
Cách vay tiền qua app MBBank online tại nhà đơn giản nhất
Để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng của mình, ngân hàng...
Giãn nợ là gì, thủ tục xin gia hạn nợ tại ngân hàng năm 2023
Giãn nợ là một phương án hỗ trợ từ ngân hàng và các...
Vay tiền đứng là gì, có nên vay vốn theo hình thức này không?
Vay tiền đứng là một trong những hình thức vay tiền đã có...
Cách vay tiền theo sim Mobifone chính chủ online đơn giản nhất
Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng phải ít nhất một lần gặp...
10+ đơn vị vay tiền sinh viên online uy tín với lãi suất thấp
Vay tiền sinh viên online đang trở thành sự lựa chọn phổ biến...
5+ địa chỉ vay 3 triệu online uy tín giải ngân nhanh uy tín nhất
Bạn đang cần khoản vay tiền nhỏ để giải quyết một số vấn...