Kinh tế tri thức là gì, tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế

Kinh tế tri thức là gì? Đây được xem là định hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Hiểu đơn giản, kinh tế tri thức là đặt tri thức đổi mới, tri thức sáng tạo và các chính sách liên quan vào trọng tâm của chiến lược phát triển quốc gia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của VNCash24h nhé!

Kinh Tế Tri Thức Là Gì?

Kinh tế tri thức dịch ra tiếng anh là Knowledge – BasedEconomy, đây là nền kinh tế phát triển dựa trên sức mạnh của tri thức để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của kinh tế. Bao gồm các hoạt động chuyển giao, cải tiến, nghiên cứu các công nghệ với mục đích tạo ra nhiều của cải vật chất, nâng cao chất lượng sống của người dân.

Nền kinh tế tri thức nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng trong nền kinh tế dịch vụ, giai đoạn thứ ba của quá trình phát triển kinh tế, còn được gọi là nền kinh tế hậu công nghiệp.

Nó liên quan đến nền kinh tế thông tin, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của thông tin như vốn phi vật chất và nền kinh tế kỹ thuật số, nhấn mạnh mức độ mà công nghệ thông tin tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.

kinh te tri thuc la gi
Kinh tế tri thức là gì?

Đặc Điểm Của Nền Kinh Tế Tri Thức

Một ngành kinh tế trở thành ngành kinh tế tri thức khi giá trị do tri thức tạo ra chiếm 70% tổng giá trị sản xuất của ngành đó. Trên thế giới, nhiều nước đang phát triển và nước công nghiệp mới đang hướng mạnh vào kinh tế tri thức với các ngành nghề như: công nghệ phần mềm, thương mại điện tử, công nghệ thông tin…

Một số đặc điểm của nền kinh tế tri thức như sau:

Tri Thức Là Lực Lượng Sản Xuất Trực Tiếp

Nếu trong nền văn minh nông nghiệp, sức mạnh cơ bắp là nguồn vốn sản xuất; trong nền văn minh công nghiệp, tiền bạc đóng vai trò thống trị thì trong nền văn minh trí tuệ, tri thức là nguồn vốn cơ bản và động lực thúc đẩy quá trình sản xuất.

Nói một cách đơn giản thì ai có được nhiều tri thức, người đó nắm quyền chủ động trong sản xuất và thu được nhiều lợi nhuận. Theo Alvin Toffler, tri thức có thể thay thế vật chất, giao thông vận tải, nguồn năng lượng và tiết kiệm thời gian. Tri thức là nguồn tài nguyên vô hạn và cuối cùng của công nghệ, là yếu tố then chốt của sự tăng trưởng kinh tế.

Ví dụ về kinh tế tri thức: Sự cải tiến liên tục của các chương trình phần mềm máy tính, hệ thống mạng kết nối như hệ thống điều hành taxi của Grab, Uber, mạng xã hội Facebook, Google, Youtube…

Ưu thế của tri thức là không bị hao mòn, mất đi mà còn được tăng lên trong quá trình sử dụng. Các sản phẩm, dịch vụ có hàm lượng tri thức càng cao thì càng quý giá.

Khoa Học Công Nghệ Là Nền Tảng Cốt Lõi Của Nền Kinh Tế Tri Thức

Kinh tế tri thức chính là nền tảng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đang diễn ra chủ yếu tại các quốc gia phát triển như G20.

Đây là cuộc cách mạng số với các công nghệ tiên tiến như: Internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tế ảo (AR), phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa thế giới thực thành thế giới số.

Trong nền kinh tế tri thức, không còn ranh giới giữa khoa học và sản xuất, giữa phòng thí nghiệm và nhà xưởng, con người vừa nghiên cứu vừa sản xuất gọi là công nhân tri thức.

Các doanh nghiệp như Microsoft, Netscape, Yahoo, Dell, Cisco. Họ không ngừng đầu tư cho nghiên cứu phát triển (R&D) để tìm kiếm phương pháp, giá trị mới, ưu việt hơn.

Sự phát triển nở rộ của các doanh nghiệp công nghệ đã kéo theo sự hình thành của các khu công nghệ cao (High-Tech Park), Thung lũng Silicon (Silicon Valley). Ở đây tập trung các trường đại học nổi tiếng như: Đại học Stanford, Đại học San Jose, Đại học Santa Clara và các tập đoàn công nghệ lớn như: Facebook, Google, eBay, Apple Computer, Intel, Cisco Systems…

Và sự xuất hiện của “Bitcoin” (tiền ảo) và “Blockchain” (chuỗi khối liên kết) trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI đã thúc đẩy quá trình phát triển của kinh tế tri thức. Từ đó, giúp hạn chế rủi ro trong thay đổi dữ liệu và tình trạng “Double spending” (chi tiêu gian lận – hai lần), nâng cao tính bảo mật của thông tin và giao dịch trực tuyến.

dac diem cua kinh te tri thuc
Đặc điểm của nền kinh tế tri thức

Là Hệ Quả Tất Yếu Của Toàn Cầu Hoá

Có thể nói rằng, kinh tế tri thức và toàn cầu hóa hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, đưa thế giới trở thành ngôi nhà chung của con người.

Với sự phát triển của công nghệ kéo theo sự hình thành của các công ty ảo, môi trường làm việc từ xa, công ty đa quốc gia, hàng hóa không phải của một công ty, quốc gia mà mang tính quốc tế.

Mạng lưới thanh toán trực tuyến, chuyển phát nhanh toàn cầu giúp sản phẩm có mặt ở khắp nơi trên thế giới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, tiết kiệm thời gian.

Lao Động Tri Thức Chiếm Tỷ Trong Cao Trong Sản Xuất

Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Do đó, việc làm trong sản xuất và phân phối hàng hóa đang có xu hướng chuyển dịch thành công việc văn phòng.

Số lượng công nhân, nông dân sẽ giảm đi nhiều, thay vào đó là sự gia tăng của nhân viên văn phòng, công nhân tri thức.

Học tập trở thành nhu cầu tất yếu đối với mọi người trong xã hội, góp phần tăng tính cạnh tranh trong thị trường lao động và con người phải luôn học hỏi nếu không muốn bị thất nghiệp.

Đầu tư cho giáo dục trở thành nhu cầu bức thiết để xây dựng xã hội học tập. Tuy nhiên, kết quả đầu tư có thể bị “mất trắng” do quá trình “lão hóa tri thức” quá nhanh, một số tri thức biến thành vô giá trị đối với quy trình sản xuất mới. Hoặc tình trạng “chảy máu chất xám” sang quốc gia, doanh nghiệp khác do chiến lược “săn đầu người”.

Quyền Sở Hữu Trí Tuệ

Sở hữu trí tuệ chính là sự đảm bảo pháp lý cho tri thức, như vậy sự sáng tạo mới được chú trọng, duy trì và tiếp tục sáng tạo.

Trong nền kinh tế tri thức, nguồn lực trí tuệ và năng lực đổi mới được xem là yếu tố quyết định để nâng cao tiềm năng phát triển, tính cạnh tranh của một đất nước.

Cơ Hội Và Thách Thức Của Nền Kinh Tế Tri Thức

Kinh tế tri thức là hình thái phát triển cao của lịch sử loài người, phản ánh sự tiến bộ về mọi mặt như: khoa học – công nghệ, quản lý kinh tế, bảo vệ môi trường, tổ chức tri thức. Tuy nhiên nó cũng sẽ có cơ hội và thách thức. Cụ thể như sau:

Cơ Hội

  • Nền kinh tế tri thức giúp sản xuất sạch, sử dụng ít nguyên liệu và năng lượng, không gây ô nhiễm môi trường, phát triển bền vững
  • Sản xuất theo nhu cầu, cân bằng cán cân cung – cầu, ít hàng hóa tồn kho
  • Yêu cầu phải tạo ra cái mới liên tục chứ không phải từ cái cũ lớn dần lên\
  • Tài sản làm ra chủ yếu dựa vào cái chưa biết, vì vậy cần thúc đẩy quá trình nghiên cứu, sáng tạo của con người, phát triển khoa học công nghệ
  • Việc ứng dụng thực tế ảo (VR) trong: học tập (học nghề), thiết kế công trình (xây dựng, sản xuất máy móc, thiết bị), thực nghiệm khoa học (chế xuất, chọn giống),… giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc, đồng thời nâng cao hiệu quả của quá trình sản xuất thực.

Thách Thức

Bên cạnh những cơ hội thì nền kinh tế tri thức cũng có những thách thức như:

  • Các nền văn hóa có nguy cơ bị pha tạp, lai căng, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
  • Sự “lão hóa tri thức” nhanh chóng đòi hỏi người lao động phải không ngừng học tập, sáng tạo, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi nghề nghiệp để thích ứng với thời đại
  • Con người có nguy cơ trở thành “cỗ máy” tìm kiếm tri thức mới mà không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, du lịch…
  • Sự thay đổi công nghệ liên tục gây nên sự lãng phí vì phải loại bỏ công nghệ cũ, gây áp lực cho môi trường
  • Sự phân hóa giàu nghèo, nguy cơ thất nghiệp, khủng hoảng xã hội gia tăng
  • Kinh tế tri thức sử dụng khoa học công nghệ như số hóa, tự động hóa, rô bốt, thay thế việc sử dụng cơ bắp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Lối sống ảo và tình trạng nghiện các thiết bị công nghệ (máy tính, smartphone) trong giới trẻ.
co hoi thach thuc cua nen van hoa tri thuc
Cơ hội và thách thức của nền kinh tế tri thức

Giải Pháp Cho Sự Phát Triển Nền Kinh Tế Tri Thức Tại Việt Nam

Một số giải pháp cho sự phát triển nền kinh tế tri thức tại Việt Nam như sau:

  • Thứ nhất, đổi mới cơ chế, chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới phù hợp với sự phát triển nền kinh tế tri thức. Cơ chế, chính sách phải thực sự khuyến khích và buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới dựa trên công nghệ mới và thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời các doanh nghiệp mới, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mới, công nghệ mới. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền.
  • Thứ hai, phát triển mạnh nguồn lao động trí tuệ, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Tập trung đầu tư phát triển giáo dục, cải cách giáo dục. Tăng nhanh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật và công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ quản lý, doanh nhân… Cần coi giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu, là đột phá để đáp ứng nhu cầu về nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế tri thức.
  • Thứ ba, tăng cường năng lực khoa học – công nghệ quốc gia để có thể tiếp thu, làm chủ, vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học – công nghệ mới nhất của thế giới cần thiết cho phát triển của đất nước, từng bước sáng tạo công nghệ đặc thù của đất nước, xây dựng nền khoa học – công nghệ tiến tiến của Việt Nam.
  • Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghệ thông tin là chìa khóa để đi vào kinh tế tri thức. Muốn rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách với các nước, phải khắc phục khoảng cách về công nghệ thông tin.
  • Thứ năm, đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu khoa học – công nghệ nhằm tạo nền tảng công nghệ phục vụ phát triển đất nước theo hướng hiện đại và tạo ra các yếu tố nền tảng của kinh tế tri thức. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về khoa học – công nghệ. Cơ chế đó phải hướng vào việc thúc đẩy khoa học – công nghệ thực sự gắn kết với sản xuất – kinh doanh, khoa học xâm nhập vào thực tiễn sản xuất – kinh doanh làm ra của cải và tri thức mới phục vụ trực tiếp công cuộc phát triển kinh tế – xã hội… 
  • Thứ sáu, từng bước hình thành và phát triển tài nguyên trí lực. Tài nguyên trí lực là một kết cấu bao hàm nhiều năng lực; nó cũng không phải là phép gộp đơn giản các nhân tố, như sức quan sát, khả năng của trí nhớ, suy nghĩ, óc tưởng tượng, kỹ năng thực hành và sức sáng tạo của con người, mà là sự kết hợp trong một cấu trúc tạo nên giá trị của tài nguyên trí lực, trong đó, tầm quan trọng của tri thức, kỹ năng là yếu tố then chốt.
  • Thứ bảy, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế nhằm tranh thủ nguồn ngoại lực kết hợp với nội lực để phát triển khoa học – công nghệ. Trong quá trình hội nhập đó, đòi hỏi sự sáng tạo mới khai thác được những lợi ích mà hội nhập có thể mang lại để phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa lực lượng sản xuất.

Tổng Kết

Với bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu nền kinh tế tri thức là gì? Hy vọng đã giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan về định hướng và sự phát triển của nền kinh tế tương lai. Chúc các bạn học tập và tìm hiểu thành công!

Xem thêm:

Kinh tế thị trường là gì? 5 loại kinh tế thị trường phổ biến 2022

Ngành kinh tế gồm những ngành nào? Học có khó không?

Phát triển kinh tế là gì? Có những vấn đề cơ bản nào?

Kinh tế đầu tư là gì? Tìm hiểu chi tiết về ngành kinh tế đầu tư

7 vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam hiện nay phân bổ như thế nào?

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Vay tín chấp theo lương ngân hàng nào lãi suất thấp nhất 2023?

Nếu bạn đang cân nhắc, lựa chọn giữa các hình thức vay vốn...

Vay tiền theo hợp đồng trả góp (tín dụng cũ) lãi suất ưu đãi 2023

Bạn đang có một hợp đồng vay trả góp ở các công ty...

6 cách tra cứu mã số BHXH và xem thông tin online năm 2023

Bạn đang cần sử dụng các thông tin trong bảo hiểm xã hội...

10+ địa chỉ vay tiền Bình Dương duyệt nhanh uy tín nhất 2023

Bạn đang có nhu cầu vay một khoản tiền nhỏ để có thể...

10+ đơn vị vay tiền sinh viên online uy tín với lãi suất thấp

Vay tiền sinh viên online đang trở thành sự lựa chọn phổ biến...

Cách tra cứu hợp đồng trả góp HD SaiSon khi không nhớ

Bất cứ ai khi đã đăng ký vay vốn tại HD Saison cũng...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *