Kinh tế thị trường là gì, có mấy loại, ưu nhược điểm ra sao?

Kinh tế thị trường là gì? Hiểu đơn giản đây được xem là một trong những thành quả quan trọng trong sự phát triển lâu dài của nền văn minh nhân loại, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tăng năng suất lao động.

Vậy để hiểu rõ hơn về kinh tế thị trường cũng như các đặc điểm của nền kinh tế này. Mời các bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây của VNCash24h nhé!

Kinh Tế Thị Trường Là Gì?

Kinh tế thị trường được hiểu là một giai đoạn phát triển của nền kinh tế, dùng để thể hiện nền văn minh của nhân loại. Trong đó việc sản xuất phù hợp với nhu cầu của con người, có sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường sẽ tồn tại nhiều các hình thức sở hữu khác nhau như:

  • Sở hữu tư nhân
  • Sở hữu nhà nước
  • sở hữu tập thể hay các hình thức sở hữu khác.

Trong nền kinh tế thị trường các chủ thể sẽ đều bình đẳng với nhau, hoạt động trên khuôn khổ nhất định dựa trên những quy định của pháp luật các quốc gia.

Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường đã góp phần tăng cường sự cạnh tranh khốc liệt của các thành phần trong nên kinh tế, phát triển hoạt động trao đổi, mua bán trên thị trường.

kinh te thi truong la gi
Kinh tế thị trường là gì?

Các Loại Kinh Tế Thị Trường

Có rất nhiều loại kinh tế thị trường cơ bản sau:

  • Kinh tế thị trường xã hội (Social market economy)
  • Kinh tế thị trường tự do (Liberal market economy)
  • Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc).
  • Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Việt Nam)
  • Kinh tế thị trường tư bản nhà nước.

Trong đó 2 mô hình kinh tế thị trường tư bản và định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ tập trung giải thích 2 khái niệm cho bạn dễ hiểu nhất.

Kinh tế thị trường tư bản

Kinh tế thị trường tư bản là mô hình dựa trên sở hữu của tư nhân với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất với mục đích chính gắn liền với lợi nhuận.

Các đặc điểm dễ nhận thấy nhất của kinh tế thị trường tư bản là:

  • Tài sản tư nhân chiếm phần lớn.
  • Tích lũy tư bản.
  • Lao động tiền lương.
  • Trao đổi hàng hóa trên nguyên tắc tự nguyện.
  • Giá cả và thị trường cạnh tranh lành mạnh.

Thị trường tư bản được vận hành được quyết định bởi người sở hữu tài sản, tư liệu sản xuất hoặc khả năng tạo ra thị trường tài chính. Trong đó, giá cả của sản phẩm và dịch vụ được quyết định bởi sự cạnh tranh trong thị trường.

Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Đại hội XIII của Đảng (2021) xác định:

“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”.

Đặc Điểm Của Nền Kinh Tế Thị Trường Hiện Đại

Các đặc điểm và tiêu chí cơ bản của yếu tố thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện đại và điều kiện toàn cầu hóa bao gồm:

  • Thứ nhất, là có đầy đủ tất cả các loại thị trường, bao gồm thị trường các nhân tố sản xuất, thị trường hàng hóa và dịch vụ và các loại thị trường khác; các loại thị trường đó đều phát triển; về cơ bản là thị trường cạnh tranh công bằng, kết nối các nền kinh tế khu vực và trên toàn cầu.
  • Thứ hai, sở hữu tài sản và quyền sở hữu tài sản rõ ràng, được xác định cụ thể và được bảo vệ một cách chắc chắn với độ tin cậy cao.
  • Thứ ba, các chủ thể thị trường cần phải độc lập về pháp lý và đa dạng về loại hình; có quyền tự chủ và tự do kinh doanh; tức là tự do quyết định sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản xuất như thế nào, tự do quyết định giá và trao đổi theo cung cầu thị trường.
  • Thứ tư, thị trường tất cả các loại đều có cạnh tranh công bằng và trật tự; độc quyền kinh doanh được kiểm soát có hiệu quả; cạnh tranh không công bằng, không lành mạnh bị loại trừ
  • Thứ năm, tự do kinh doanh, cạnh tranh thị trường công bằng và có trật tự là hai yếu tố cơ bản chi phối phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế, chi phối sự lựa chọn của các chủ thể thị trường.
  • Thứ sáu, giá cả tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất (vốn, đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên…) đều được quyết định dựa trên sự khan hiếm, cạnh tranh và quan hệ cung – cầu của yếu tố thị trường.
  • Thứ bảy, cuối cùng đó là sự đào thải sáng tạo, hay chính là cạnh tranh thị trường một cách công bằng và có trật tự sẽ lựa chọn người thắng cuộc.
dac diem kinh te thi truong
Đặc điểm của nền kinh tế thị trường hiện đại

Các đặc điểm và tiêu chí cơ bản của yếu tố nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại và toàn cầu hóa, bao gồm:

  • Nhà nước cần quản lý và duy trì ổn định kinh tế vĩ mô.
  • Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ và bảo đảm hiệu lực thực thi, trong đó, các điểm nổi bật là xác lập rõ ràng, cụ thể các loại tài sản, quyền sở hữu tài sản, bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản; bảo đảm quyền tự do hợp đồng và thực thi các hợp đồng; bảo đảm cạnh tranh công bằng, bình đẳng và kiểm soát hiệu quả độc quyền kinh doanh dưới mọi hình thức; kiểm soát loại bỏ được cạnh tranh không công bằng, không lành mạnh dưới mọi hình thức,…
  • Nhà nước cần khắc phục khiếm khuyết, thất bại của thị trường; đồng thời, không làm cho thị trường hoạt động một cách méo mó, sai lệch, không tạo ra những tín hiệu thị trường sai lệch đối với các chủ thể thị trường
  • Nhà nước cần làm đối tác và tạo cơ hội phát triển đối với khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội khác.
  • Nhà nước cần tạo điều kiện và đảm bảo công bằng về cơ hội phát triển đối với tất cả công dân; thực hiện phân phối lại thu nhập nhằm giảm bớt bất công, bất bình đẳng trong xã hội và hỗ trợ, nâng đỡ nhóm xã hội yếu thế, các vùng, địa phương kém phát triển
  • Nhà nước cần đảm bảo hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội, tổ chức cung ứng các loại dịch vụ công, dịch vụ xã hội thiết yếu và thực hiện các nhiệm vụ xã hội khác.

Ưu Nhược Điểm Của Kinh Tế Thị Trường

Ở nền kinh tế thị trường tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu. Các loại hình cùng tham gia, vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.

Nền kinh tế cho phép cạnh tranh một cách tự do. Nó tạo ra động lực để các doanh nghiệp có thể đổi mới, phát triển mình.

Ưu Điểm

Tạo điều kiện để thúc đẩy các hoạt động sản xuất

Trong nền kinh tế thị trường nếu lượng cầu cao hơn cung thì giá cả hàng hoá sẽ tăng lên. Mức lợi nhuận cũng tăng, điều này khuyến khích người sản xuất tăng lượng cung.

Ai có cơ chế sản xuất hiệu quả hơn, thì có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Nhờ đó cho phép tăng quy mô sản xuất. Do đó các nguồn lực sản xuất sẽ chảy về phía những người sản xuất hiệu quả hơn.

Những người sản xuất có cơ chế sản xuất kém hiệu quả sẽ có tỷ suất lợi nhuận thấp. Khả năng mua nguồn lực sản xuất thấp, sức cạnh tranh kém sẽ bị đào thải dần.

Do đó các doanh nghiệp đó muốn cạnh tranh và đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thì đòi hỏi họ phải không ngừng đổi mới. Đổi mới về công nghệ, quy trình sản xuất, quản lý, về các sản phẩm của mình để đáp ứng thị trường.

Tạo ra một lực lượng sản xuất lớn 

Kinh tế thị trường tạo ra nhiều sản phẩm giúp thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng ở mức tối đa. Tại nhiều nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mức sống của người tiêu dùng đã bị trượt xuống thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong nền kinh tế thị trường.

Mặc dù về mặt nguyên lí, kinh tế kế hoạch hóa tập trung với mục tiêu là tạo ra một hệ thống công bằng hơn đối với quá trình phân chia của cải.

Nhưng khuyết điểm của hệ thống này là đã không cung cấp đủ các mặc hàng thiết yêu. Chẳng hạn như thực phẩm, các dịch vụ công cộng, nhà ở hoặc những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày vì không tạo được động lực thúc đẩy sản xuất.

Tạo động lực để con người thỏa sức sáng tạo

Một nền kinh tế cho phép con người tự do cạnh tranh. Điều này đồng nghĩa đòi hỏi mọi người phải không ngừng sáng tạo để tồn tại.

Tìm ra những phương thức mới cải tiến cho công việc, đúc rút cho bản thân nhiều kinh nghiệm. Kinh tế thị trường là nơi để phát hiện, đào tạo, tuyển chọn, sử dụng con người.

Cũng là nơi để đào thải những quản lý chưa đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra, còn tạo nên một môi trường kinh doanh dân chủ, tự do, công bằng.

Tạo môi trường cung cấp nhiều việc làm hơn

Một ví dụ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 99,7% tổng số doanh nghiệp tại Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp có ít hơn 20 nhân viên ở Hoa Kỳ chiếm 89,6% lực lượng lao động tại nước này.

Với nền kinh tế thị trường, sự tập trung vào đổi mới cho phép các doanh nghiệp nhỏ này tìm ra những thị trường ngách và cung cấp các công việc với mức lương cao ở địa phương.

uu nhuoc diem cua kinh te thi truong
Ưu nhược điểm của kinh tế thị trường

Nhược Điểm

Bên cạnh những ưu điểm thì kinh tế thị trường cũng có 1 số nhược điểm sau:

Kinh tế thị trường có thể dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội

Gia tăng khoảng cách giữa giàu và nghèo dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội. Người giàu sẽ sử dụng lợi thế của mình để trở nên giàu hơn. Trong khi người nghèo sẽ ngày càng nghèo hơn.

Sau một thời gian cạnh tranh, các nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị các hãng sản xuất lớn mạnh thôn tính. Cuối cùng chỉ còn lại một số ít các nhà sản xuất lớn có tiềm lực mạnh. Họ sẽ thâu tóm phần lớn ngành kinh tế. Dần dần kinh tế thị trường biến thành độc quyền chi phối.

Dễ dẫn đến mất cân bằng cung cầu dẫn đến khủng hoảng kinh tế

Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp sẽ đầu tư mở rộng sản xuất. Ban đầu, các công ty đầu tư phát triển sản xuất khiến nguồn cung tăng mạnh trong khi cầu tăng không tương xứng. Hiện tượng này tích lũy qua nhiều năm sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa.

Nghĩa là hàng hoá bị ứ đọng, dẫn đến giá cả sụt giảm. Hàng hoá không bán được để thu hồi chi phí đầu tư nên hàng loạt doanh nghiệp phá sản và khủng hoảng kinh tế là kết quả cuối cùng.

Cuộc Đại khủng hoảng kinh tế ở Mỹ năm 1929 chính là một ví dụ điển hình. Đấy là kết quả của sự tăng trưởng sản xuất quá mức trong thập kỷ 1920 mà không có sự điều tiết hợp lý của chính phủ.

Tổng Kết

Trên đây, chúng tôi đã cùng bạn đọc tìm hiểu về khái niệm nền kinh tế thị trường là gì? Cũng như các vấn đề liên quan đến kiểu tổ chức kinh tế xã hội này. Hy vọng với những kiến thức trong bài viết này, bạn đọc sẽ áp dụng một cách hiệu quả vào trong công tác học tập nói riêng và trong cuộc sống nói chung.

Xem thêm:

Ngành kinh tế gồm những ngành nào? học có khó không?

Phát triển kinh tế là gì? Những vấn đề cơ bản cần nắm rõ

Kinh tế đầu tư là gì? Những vấn đề về kinh tế đầu tư

7 vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam hiện nay phân phối ra sao?

Kinh tế tri thức là gì? Vai trò đặc điểm chức năng?

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Vay tiền mặt tại bưu điện có quy trình thủ tục ra sao?

Vay tiền mặt tại bưu điện là 1 trong những hình thức vay...

Cách tất toán khoản vay Shinhan Finance trước hạn và lệ phí 2023

Hiện nay, bạn có thể thực hiện tất toán khoản vay Shinhan Finance...

Giãn nợ là gì, thủ tục xin gia hạn nợ tại ngân hàng năm 2023

Giãn nợ là một phương án hỗ trợ từ ngân hàng và các...

Cách tra cứu mã số hộ kinh doanh cá thể online mới nhất 2023

Việc tra cứu mã số thuế hộ kinh doanh cá thể giúp các...

Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng LienVietPostBank 2023

Trong xã hội hiện đại như hiện nay, nhu cầu vay một nguồn...

Điều kiện và thủ tục vay tín chấp ngân hàng Vietcombank 2023

Ngân hàng Vietcombank là một trong những ngân hàng uy tín tại Việt...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *