Kinh tế là 1 trong những ngành cung cấp cho người học những kiến thức sâu rộng về lĩnh vực kinh tế. Từ đó giúp các bạn có thể đảm nhận những vị trí công việc phù hợp chuyên môn trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Vậy ngành kinh tế gồm những ngành học nào? Top 5 ngành hot nhất năm 2022 là gì? Cập nhật ngay trong bài viết này của VNCash24h nhé!
Ngành Kinh Tế Gồm Những Ngành Nào?
Kinh tế bao gồm rất nhiều phân ngành khác nhau, khoa kinh tế của các trường đại học sẽ đào tạo 5 nhóm chính sau đây:
Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Sự mở rộng và gia tăng số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam đã dẫn đến nhu cầu nhân lực tăng cao trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến kinh doanh.
Các doanh nghiệp luôn quan tâm tìm kiếm những sinh viên của ngành quản trị kinh doanh với chuyên môn vững để làm vững mạnh hơn đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng mở ra những cơ hội làm việc cho các tập đoàn nước ngoài. Thử thách bản thân trong môi trường chuyên nghiệp đầy tính cạnh tranh và tất nhiên kèm theo đó là những khoản đãi ngộ hấp dẫn cũng làm nên sức hút mạnh mẽ của ngành Quản trị kinh doanh.
Ngành Quản trị kinh doanh học gì?
Theo học ngành Quản trị kinh doanh, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức nền tảng, chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính – ngân hàng và những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp bao gồm:
- Lập kế hoạch kinh doanh
- Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị
- Xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm
- Chính sách giá
- Nghiên cứu thị trường
- Marketing sản phẩm
- Truyền thông thương hiệu
- Kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp
- Tìm kiếm thị trường kinh doanh
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng đàm phán, thương lượng
- Kỹ năng giải quyết tình huống kinh doanh,…
Những chuyên ngành của ngành Quản trị kinh doanh?
Ngành Quản trị kinh doanh là ngành có khá nhiều chuyên ngành sâu. Sinh viên theo học ngành này có thể lựa chọn theo học các chuyên ngành sau:
- Quản trị kinh doanh tổng hợp
- Quản trị khởi nghiệp
- Quản trị marketing
- Quản trị doanh nghiệp
- Quản trị logistics
- Quản trị nhân sự
- Quản trị tài chính
- Quản trị kinh doanh quốc tế
- Quản trị thương mại
Ngành Quản trị kinh doanh làm gì sau khi ra trường?
Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, các bạn có thể tìm việc làm kinh doanh với các vị trí công việc khởi điểm sau:
- Nhân viên kinh doanh
- Chuyên viên phụ trách các công việc hành chính nhân sự, kinh doanh, marketing
- Chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác
Hoặc sau thời gian làm việc tích luỹ kinh nghiệm, bạn củng cố và nâng cao năng lực làm việc cũng như kiến thức chuyên môn, bạn có thể đảm nhận các vị trí quản lý, làm công tác giảng dạy hoặc tự mở công ty để kinh doanh riêng.
Các chức vụ quản lý trong các công ty, doanh nghiệp mà các bạn có kiến thức chuyên môn ngành quản trị kinh doanh có thể đảm nhận là:
- Trưởng P. Hành chính nhân sự
- Trưởng P. Marketing
- Trưởng P. Kinh doanh
- Trưởng P. Kế toán
- Giám đốc tài chính – CFO
- Giám đốc marketing – CMO
- Giám đốc kinh doanh – CCO
- Giám đốc điều hành – CEO
Học ngành Quản trị kinh doanh làm việc ở đâu?
Sinh viên ngành Quản trị kinh doanh sau khi ra trường có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm phù hợp chuyên môn tại các công ty nhà nước, công ty, doanh nghiệp tư nhân, công ty nước ngoài, tập đoàn hay các công ty liên doanh… hoặc tự thành lập và điều hành công ty riêng.
Ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Ngành Tài chính – Ngân hàng có những ưu điểm nổi bật như:
- Mức lương trung bình khởi điểm thường cao hơn nhiều ngành khác
- Những chế độ đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty tài chính hay ngân hàng,
- Cơ hội được làm việc ở những ngân hàng quốc tế nổi tiếng có chi nhánh tại Việt Nam,
- Lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng và lâu dài…
Đây chính là những sức hút khiến ngành học này luôn thu hút số lượng lớn thí sinh trong các kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển Đại học, Cao đẳng.
Ngành Tài chính – Ngân hàng học gì?
Khối kiến thức mà sinh viên theo học ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ được đào tạo bao gồm:
- Kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa.
- Kiến thức về thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện đại.
- Kiến thức chuyên môn sâu về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính.
- Được rèn luyện về bản lĩnh và khả năng tự nghiên cứu khi gặp vấn đề mới.
- Khả năng đối đầu và ứng biến nhạy bén khi có rủi ro phát sinh liên quan đến tài chính, tiền tệ.
Đào tạo các kỹ năng mềm cần thiết để đáp ứng nhu cầu của công việc như:
- Kỹ năng giao tiếp với khách hàng
- Kỹ năng giới thiệu sản phẩm
- Kỹ năng thuyết phục khách hàng
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng tư duy phản biện
- Kỹ năng phân tích
- Kỹ năng làm việc theo nhóm…
Những chuyên ngành của ngành Tài chính – Ngân hàng?
Ngành Tài chính – Ngân hàng là một ngành học khá rộng liên quan đến tất cả các dịch vụ ngân hàng, tài chính, lưu thông, vận hành tiền tệ với các chuyên ngành được đào tạo gồm:
- Chuyên ngành Ngân hàng
- Chuyên ngành Quản lý Tài chính công
- Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
- Chuyên ngành Thuế
- Chuyên ngành Tài chính Bảo hiểm
- Chuyên ngành Tài chính quốc tế
- Chuyên ngành Hải quan
- Chuyên ngành Định giá tài sản
- Chuyên ngành Phân tích chính sách tài chính
- Chuyên ngành Đầu tư tài chính
Ngành Tài chính – Ngân hàng làm gì sau khi ra trường?
Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc như:
- Chuyên viên tín dụng ngân hàng
- Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
- Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế
- Nhân viên kinh doanh ngoại tệ
- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ
- Chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn
- Chuyên viên tài trợ thương mại
- Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp
- Chuyên viên định giá tài sản
- Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán
- Chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp
- Giảng viên ngành Tài chính – Ngân hàng …..
Học ngành Tài chính – Ngân hàng làm việc ở đâu?
Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm ngân hàng, việc làm tài chính tại:
- Các ngân hàng thương mại
- Các công ty chứng khoán
- Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng
- Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng
- Các công ty tài chính
- Các công ty bảo hiểm
- Các công ty kinh doanh bất động sản
- Các công ty kiểm toán
- Quỹ tín dụng, quỹ đầu tư
- Các loại hình doanh nghiệp khác…
Ngành Kinh Tế Quốc Tế
Với xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như mở rộng giao thương, buôn bán với nhiều quốc gia.
Chính vì vậy, chúng ta ngày càng cần nhiều hơn nguồn nhân lực trẻ có kiến thức vững vàng về lĩnh vực kinh tế quốc tế đã mở ra những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho những ai theo đuổi ngành học này.
Ngành Kinh tế quốc tế học gì?
Theo học ngành Kinh tế quốc tế, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức bao gồm:
Kiến thức nền tảng về:
- Kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế, kinh doanh quốc tế, quản trị nguồn nhân lực quốc tế, hoạt động hậu cần kinh tế quốc tế…
- Các chính sách kinh tế đối ngoại chủ yếu hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế.
- Đặc điểm phát triển kinh tế thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa, những vấn đề về hội nhập kinh tế tại Việt Nam…
Các kiến thức chuyên sâu mang đậm tính thực tiễn:
- Giao dịch ký kết hợp đồng thương mại quốc tế
- Quản trị chuỗi cung ứng và phát triển logistics toàn cầu
- Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất – nhập khẩu
- Nghiên cứu thị trường
- Đàm phán trong kinh doanh quốc tế
- Thanh toán quốc tế
- Marketing quốc tế
- Nghiệp vụ về thanh toán quốc tế
- Bảo hiểm ngoại thương
- Cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài
- Thương mại điện tử…
Những chuyên ngành của ngành Kinh tế quốc tế?
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế quốc tế không phân chuyên ngành. Khi theo học ngành này, bên cạnh các môn đại cương bắt buộc, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành bao gồm:
- Hội nhập kinh tế quốc tế
- Chính sách kinh tế đối ngoại
- Tiếng Anh chuyên ngành kinh tế và kinh doanh quốc tế
- Công pháp quốc tế
- Đàm phán kinh tế quốc tế
- Kinh tế ASEAN
- Chính sách quản lý công ty đa quốc gia
Các học phần chuyên sâu về ngành mà các bạn sinh viên có thể lựa chọn theo học để có đủ kiến thức cho nghề nghiệp sau này:
- Đấu thầu quốc tế
- Tài chính quốc tế
- Kinh doanh quốc tế
- Giao dịch đàm phán kinh doanh
- Nghiệp vụ Ngoại thương
- Luật kinh doanh quốc tế
- Kế toán quốc tế
- Thuế quốc tế
- Thương mại điện tử,…
- Ngành Kinh tế quốc tế làm gì sau khi ra trường?
Những vị trí công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế quốc tế có thể đảm nhận sau khi ra trường:
- Chuyên viên hỗ trợ hoạch định, phân tích và tư vấn chính sách trong lĩnh vực thương mại quốc tế, tài chính quốc tế và đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài
- Chuyên viên phân tích và tư vấn các dự án quốc tế
- Nhân viên kinh doanh quốc tế
- Nhân viên xuất nhập khẩu
- Chuyên viên hoạch định tài chính quốc tế
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường
- Chuyên viên marketing quốc tế
- Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng
- Chuyên viên tư vấn đầu tư quốc tế
- Chuyên viên xúc tiến thương mại
- Nhà tư vấn quản trị kinh doanh quốc tế
- Chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế quốc tế
Học ngành Kinh tế quốc tế làm việc ở đâu?
Với bằng cấp chuyên môn ngành Kinh tế quốc tế, bạn có thể ứng tuyển các vị trí công việc phù hợp chuyên môn tại:
- Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu
- Các công ty vận tải và giao nhận quốc tế
- Các công ty chuyên về Logistics
- Bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại và các công ty đa quốc gia…
- Các văn phòng quản lý đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế và xã hội
- Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Sở Công thương, Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ quan xúc tiến thương mại, các bộ, ngành có liên quan
- Các trường đại học, các viện nghiên cứu kinh tế
Ngành Kinh Doanh Thương Mại
Khi nền kinh tế thị trường phát triển, các công ty cần nhiều hơn đội ngũ nhân viên kinh doanh thương mại có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm làm việc để có thể gia tăng sức cạnh tranh, phát triển doanh nghiệp bền vững.
Vì vậy, ngành Kinh doanh thương mại có nhiều hơn lựa chọn công việc và trở thành ngành nghề thuộc Top những ngành có sức hút các bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp.
Ngành Kinh doanh thương mại học gì?
Theo học ngành Kinh doanh thương mại, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức bao gồm:
- Hoạt động bán hàng, bán lẻ
- Quản trị thương mại xuất nhập khẩu
- Nghiên cứu thị trường
- Lập kế hoạch kinh doanh
- Quản trị bán hàng
- Quản trị bán lẻ
- Quản trị chuỗi cung ứng
- Nghiệp vụ bán hàng
- Phân tích tài chính
- Marketing
- Nghiệp vụ PR,…
Các kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp được trang bị:
- Kỹ năng về quản trị lực lượng bán hàng
- Kỹ năng tổ chức và điều hành hoạt động bán lẻ
- Kỹ năng nắm bắt hành vi, nhu cầu của khách hàng
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng ngoại ngữ…
Những chuyên ngành của ngành Kinh doanh thương mại?
Tùy vào mục tiêu và thế mạnh đào tạo mà mỗi trường đại học sẽ phân chia ngành Kinh doanh thương mại thành những chuyên ngành như:
- Kinh doanh thương mại
- Kinh doanh bán lẻ
- Thương mại bán lẻ
- Kinh doanh quốc tế
- Logistics,…
Ngành Kinh doanh thương mại làm gì sau khi ra trường?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại có nhiều lựa chọn nghề nghiệp với các vị trí công việc như:
- Nhân viên kinh doanh
- Nhân viên bộ phận bán hàng
- Nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển
- Nhân viên kinh doanh forwarder, logistics
- Nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng
- Chuyên viên tổ chức các hoạt động kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp, tổ chức, công ty
- Chuyên viên quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa
- Chuyên viên quản lí kho bãi
- Chuyên viên bộ phận thu mua
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng
- Chuyên viên marketing, PR
- Quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ
- Trưởng ngành hàng
- Cửa hàng trưởng,…
- Giảng dạy, tập huấn về Kinh doanh thương mại
Học ngành Kinh doanh thương mại làm việc ở đâu?
Cử nhân ngành Kinh doanh thương mại có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm phù hợp tại:
- Các công ty, cửa hàng trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, sản xuất, tiêu dùng
- Các công ty, tập đoàn nước ngoài trong mọi lĩnh vực
- Công tác tại các trường có đào tạo ngành Kinh doanh thương mại hoặc tổ chức các khóa ngắn hạn về kinh doanh thương mại
Ngành Kinh Tế Đối Ngoại
Với thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá, đất nước đang ngày càng mở cửa và hội nhập với thế giới chính là nền tảng cho sự phát triển không ngừng lớn mạnh của nền kinh tế đối ngoại.
Vì vậy, để phát triển vững mạnh sẽ cần nhiều hơn nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn vững vàng ngành này. Nhu cầu nhân lực tăng với những cơ hội việc làm rộng mở đã tạo nên sức hút của ngành Kinh tế đối ngoại hiện nay.
Ngành Kinh tế đối ngoại học gì?
Chương trình đào tạo của ngành Kinh tế đối ngoại hướng tới đào tạo các kiến thức chuyên sâu bao gồm:
- Quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế
- Giao dịch thương mại quốc tế, đàm phán quốc tế
- Vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế
- Thanh toán quốc tế
- Khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong và ngoài nước
- Kiến thức kinh tế và xã hội hiện đại của khu vực và thế giới
- Quan hệ kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế
Những chuyên ngành của ngành Kinh tế đối ngoại?
Ngành kinh tế đối ngoại không phân chuyên ngành. Bên cạnh khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức cơ sở ngành, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành gồm:
- Giao dịch thương mại quốc tế
- Vận tải và giao nhận trong ngoại thương
- Bảo hiểm trong kinh doanh
- Marketing quốc tế
- Pháp luật trong hoạt động KTĐN
- Thanh toán quốc tế
- Nghiệp vụ hải quan
- Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam
- Đàm phán quốc tế
- Kinh tế học tài chính
- Kinh tế kinh doanh
- Kinh doanh quốc tế…
Ngành Kinh tế đối ngoại làm gì sau khi ra trường?
Tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại, sinh viên dễ dàng tìm được các công việc phù hợp như:
- Chuyên viên xây dựng và phát triển mối quan hệ với đối tác, khách hàng nước ngoài
- Chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, thương lượng và đàm phán để ký kết hợp đồng mua bán quốc tế với các đối tác nước ngoài
- Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu chuyên xử lý quá trình thanh toán, vận chuyển, kho bãi, bảo hiểm,…đảm bảo hợp đồng được diễn ra theo đúng tiến độ
- Chuyên viên hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại
- Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại
Học ngành Kinh tế đối ngoại làm việc ở đâu?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại có thể làm việc tại các đơn vị sau:
- Các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực có trao đổi, mua bán với các đối tác nước ngoài
- Các bộ phận Kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế…của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương (các Bộ, Ban, Ngành, Sở…)
- Viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng trên cả nước có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thương mại và tài chính quốc tế…
Bảng Các Ngành Kinh Tế Hiện Nay
Dưới đây là danh sách ngành Kinh tế đầy đủ và chi tiết để các bạn tiện tham khảo:
CÁC NGÀNH KINH TẾ |
|
NHÓM NGÀNH QUẢN TRỊ |
|
Quản trị kinh doanh |
Quản trị khách sạn |
Quản trị nhân lực |
Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành |
Quản trị văn phòng |
Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống |
NHÓM NGÀNH KINH DOANH – KINH TẾ – TÀI CHÍNH |
|
Kinh doanh nông nghiệp |
Kinh tế nông nghiệp |
Kinh doanh quốc tế |
Kinh tế công nghiệp |
Kinh doanh thương mại |
Kinh tế vận tải |
Ngoại thương |
Kinh tế xây dựng |
Kinh tế đối ngoại |
Kinh tế đầu tư |
Kinh tế quốc tế |
Kinh tế phát triển |
Tài chính – Ngân hàng |
|
NHÓM NGÀNH KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN |
|
Kế toán |
Kiểm toán |
Tầm Quan Trọng Của Việc Học Kinh Tế
Ngành kinh tế được ứng dụng trên toàn xã hội. Thậm chí, nó còn được áp dụng vào các lĩnh vực giáo dục, chính trị, tôn giáo, tội phạm, khoa học và môi trường,…
Có thể thấy, muốn biết một quốc gia giàu hay nghèo, trước tiên phải xem đến nền kinh tế nước họ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào quá trình vận hành của nền kinh tế.
Tóm lại, nếu không có một nền kinh tế mạnh thì không có bất kỳ lĩnh vực nào mạnh.
Một trong những lý do chính khiến nhiều người theo đuổi các ngành kinh tế đó cơ hội làm việc. Các ngành kinh tế mang đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm.
Đây được xem là điều giá trị đầu tiên và quan trọng nhất mà mỗi bạn sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đều cảm nhận được một cách rõ ràng.
Một sinh viên theo ngành kinh tế luôn sẵn sàng và có thể đáp ứng được rất nhiều vị trí công việc trong các lĩnh vực khác nhau như: marketing, kế toán, quản trị, hành chính…
Bên cạnh đó, ngoài những kiến thức chuyên ngành, môi trường kinh tế năng động cũng chính là một cơ hội để mỗi sinh viên học được kiểm soát bản thân, định hướng trong công việc, cuộc sống tốt hơn thông qua các môn học được học tại trường.
Học Ngành Kinh Tế Có Tốt Không? Có Kiếm Được Thu Nhập Cao Không?
Để trả lời học ngành kinh tế có tốt không, mời các bạn tham khảo những lợi thế khi lựa chọn học ngành này như sau:
Nhiều cơ hội việc làm
Lý do đầu tiên cho sức hấp dẫn của khối ngành kinh tế là bởi nó ẩn chứa rất nhiều cơ hội. Những người theo học khối ngành này luôn sẵn sàng và có thể đáp ứng được rất nhiều vị trí công việc trong các lĩnh vực khác nhau như: Marketing, kế toán, quản trị, hành chính…
Không những thế, qua mỗi môn học kinh tế tại trường, các sinh viên cũng có cơ hội kiểm soát bản thân, định hướng công việc, cuộc sống tốt hơn.
Kiếm được thu nhập cao
Rất nhiều người theo học lĩnh vực kinh tế, kinh doanh… đơn giản bởi vì họ muốn kiếm thật nhiều tiền. Điều đó chẳng có gì sai, quan trọng là cách khai thác và sử dụng đồng tiền của họ có hợp lý và hiệu quả không mà thôi. Nếu là sinh viên kinh tế, ngoài lựa chọn ra trường và kiếm tiền ngay lập tức, bạn cũng có thể từ từ thực hiện ước mơ của mình thông qua những lựa chọn khác như: học thạc sĩ, tiến sĩ…
Nâng cao khả năng hội nhập
Kinh tế có vai trò then chốt trong việc định hướng sự phát triển của xã hội. Do đó, học về kinh tế đảm bảo khả năng hội nhập của sinh viên.
Sau khi tốt nghiệp các trường kinh tế, bạn có thể ứng tuyển làm việc ở các công ty với đa quốc gia, đa văn hóa, từ đó tăng cường hiểu biết không chỉ về nền kinh tế Việt Nam mà còn về nền kinh tế các nước khác.
Tổng Kết
Như vậy, các bạn đã nắm được kinh tế gồm những ngành nào? Và những thông tin về cơ hội việc làm cụ thể sau khi tốt nghiệp. Chúc các bạn có sự chọn lựa ngành nghề đúng đắn, phù hợp và có nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Xem thêm:
Phát triển kinh tế là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế?
Kinh tế đầu tư là gì? Học ở đâu? Ra trường làm gì?
7 vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam hiện nay phân bổ như thế nào?
Kinh tế tri thức là gì? Đóng vai trò gì trong nền kinh tế?
Kinh tế thị trường là gì? Có mấy loại?
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
Cách tra cứu số CMND/CCCD online, tra cứu họ tên ra số cũ
Tra cứu số CMND cũ hay CCCD mới là một trong những thủ...
5+ địa chỉ cho vay nóng không cần hộ khẩu online duyệt nhanh 24h
Sử dụng các dịch vụ cho vay nóng không cần hộ khẩu là...
Lãi suất vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng BIDV cập nhật mới 2023
Sản phẩm vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng BIDV đang được hỗ...
5+ Vay tiền theo sao kê ngân hàng lãi suất thấp duyệt nhanh
Hiện nay, trên thị trường tài chính có rất nhiều sản phẩm vay...
App H5 Vay Vàng là gì, dịch vụ này có an toàn uy tín không?
Trước kia để vay vốn tại các ngân hàng, bạn cần phải đáp...
App H5 Ví Liên Hoa là gì, có nên vay tiền qua ứng dụng này?
Hiện nay, việc sử dụng dịch vụ vay tiền trực tuyến đang trở...