GNP là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, nếu không phải là người làm trong lĩnh vực này thì rất khó để có thể hiểu được GNP là gì và có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 chỉ số GDP và GNP. Bài viết dưới đây, VNCash24h sẽ tổng hợp cho bạn tất cả những kiến thức về GNP và cách tính GNP, hãy cùng theo dõi nhé!
GNP Là Gì?
GNP (Gross National Product) dịch sang tiếng Việt là tổng sản lượng quốc gia hay tổng sản phẩm quốc gia. Đây là một chỉ tiêu đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Hiểu đơn giản, GNP chính là tổng giá trị bằng tiền của các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ mà công dân của một nước làm ra trong một khoảng thời gian xác định (thường là 1 năm).
Ví dụ 1 về GNP:
- Một nhà máy sản xuất ô tô do chủ sở hữu là công dân Mỹ đầu tư tại Việt Nam thì lợi nhuận sau thuế từ nhà máy sẽ được tính là một phần của GNP của Mỹ chứ không phải của Việt Nam bởi vì vốn sử dụng trong sản xuất (nhà xưởng, máy móc, v.v.) là thuộc sở hữu của người Mỹ.
- Lương của công nhân người Việt là một phần của GNP của Việt Nam, trong khi lương của công nhân Mỹ làm việc tại đó là một phần của GNP của Mỹ.
Ví dụ 2 về GNP:
- Công dân Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy tại Lào thì lợi nhuận sau thuế của nhà máy sẽ được tính là một phần GNP của Việt Nam.
- Bên cạnh đó, lương người lao động Việt làm việc cho nhà máy này cũng là một phần trong tổng sản phẩm quốc dân của nước ta.
Điều này có nghĩa sản phẩm do công dân của quốc gia làm ra, bất kể là trong nước hay ở nước ngoài đều được tính vào GNP của quốc gia đó. Cho nên, GNP chính là tổng sản phẩm quốc dân do công dân quốc gia đó làm ra ở trong nước hay ở ngoài nước.
Hiện Nay Có Bao Nhiêu Loại GNP?
Hiện nay, GNP được phân thành 2 loại như sau:
GNP Danh Nghĩa (GNPn)
GNP danh nghĩa (tiếng anh Nominal Gross National Product, viết tắt GNPn) là tổng sản phẩm quốc dân tạo ra trong 1 khoảng thời gian nhất định theo giá cả hiện hành. GNPn được được sử dụng chính trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tài chính và ngân hàng.
GNP Thực Tế (GNPr)
GNP thực tế (tiếng anh Real Gross National Product, viết tắt GNPr), đây là chỉ số đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất trong một thời kỳ, theo giá cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc. Chỉ số này được dùng khi cần phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Cầu nối giữa 2 loại GNPn và GNPr là chỉ số giá cả còn gọi là chỉ số lạm phát (D) tính theo GNP.
Theo đó, D được tính theo công thức: D = GNPn / GNPr x 100 hay GNPr = GNPn/D
Cách Tính Chỉ Số GNP Chi Tiết
GNP của một quốc gia sẽ được tính theo các công thức sau:
Công thức 1
Tính GNP theo tổng sản phẩm quốc nội – GDP. Cụ thể như sau:
GNP = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài
Trong đó:
- Thu nhập ròng từ nước ngoài = Thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu – Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu
- Theo công thức này GNP được tính bằng cách dựa trên sự chênh lệch về các khoản thu nhập chuyển ra nước ngoài và chuyển vào trong nước.
Ví dụ: Một nền kinh tế đơn giản có GDP là 110 tỷ USD, thu nhập ròng từ nước ngoài là 50 tỷ USD. Lúc này GNP của nền kinh tế này sẽ được tính như sau: GNP = 110 + 50 = 160 tỷ USD.
Công thức 2
Chỉ số tổng sản phẩm quốc gia GNP của một quốc gia trong 1 năm được tính như sau:
GNP = (X – M) + NR + C + I + G
Trong đó:
- X: Chỉ số về sản lượng kim ngạch xuất khẩu ròng dịch vụ và hàng hóa.
- M: Chỉ số sản lượng kim ngạch nhập khẩu ròng dịch vụ và hàng hóa.
- NR: Thu nhập ròng từ các tài sản ở nước ngoài (thu nhập ròng).
- C: Chỉ số chi phí tiêu dùng cá nhân.
- I: Tổng mức đầu tư cá nhân quốc nội.
- G: là chỉ số chi phí tiêu dùng của nhà nước.
Ví dụ: Một chiếc xe máy đem bán cho người tiêu dùng thì xe máy đó được xem là sản phẩm cuối cùng; còn những bộ phận trên xe máy như: yên xe, bánh xe, bình điện… mà nhà sản xuất bán cho nhà máy lắp ráp xe máy được xem là sản phẩm trung gian. Nếu bánh xe đó được bán trực tiếp cho người tiêu dùng thì bánh xe được xem là sản phẩm cuối cùng và được tính vào chỉ số GNP.
Cách Phân Biệt Giữa GDP Và GNP
Về mặt bản chất thì GNP và GDP (tổng sản phẩm quốc nội – Gross Domestic Product) là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau, cho nên chúng ta cần phải biết cách phân biệt rõ ràng:
Tiêu chí |
GNP |
GDP |
Khái niệm |
GNP là tổng sản phẩm quốc gia do người dân một nước tạo ra ở trong và cả ngoài nước. |
GDP tổng sản phẩm quốc nội do người dân một nước tạo ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó. |
Bản chất |
GNP được tạo ra ở tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ mà doanh nghiệp, công dân 1 quốc gia nào đó tạo được. |
GDP là toàn bộ giá trị kinh tế được làm ra trong phạm vi lãnh thổ 1 quốc gia nhất định |
Công thức tính |
GNP = (X – M) + NR + C + I + G |
GDP = C + I + G + NX |
Mức độ phản ánh |
GNP phản ánh tốt hơn số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người dân 1 nước có thể mua được nhờ phần chênh lệch tài sản từ nước ngoài. |
GDP phản ánh tốt hơn số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra – làm căn cứ tính bình quân cho người dân quốc gia đó |
Tính ứng dụng |
Được ngân hàng thế giới ứng dụng để ước tính GNP của một quốc gia |
Được các quốc gia sử dụng để tính bình quân đầu người |
Mối Quan Hệ Giữa 2 Chỉ Số GNP Và GDP
Để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa GNP là GDP, các bạn hãy cùng xem ví dụ dưới đây:
Một công dân Việt Nam xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc (Nhật Bản hoặc bất kì quốc gia nào). Trong thời gian làm việc ở Hàn Quốc, toàn bộ thu nhập của người này sẽ được tính vào GDP của Hàn Quốc, bởi vì khoản tiền này được làm ra trên đất nước Hàn Quốc.
Tuy vậy, khoản tiền này lại không được tính vào GNP của Hàn Quốc bởi vì công dân này không mang quốc tịch Hàn Quốc.
Vì vậy, ta có thể thấy rõ được rằng chỉ số GDP cho ta thấy được tiềm lực kinh tế trên lãnh thổ của một quốc gia nhưng lại không cho ta thấy một cách rõ ràng về tiềm lực kinh tế của công dân trong quốc gia đó. Trong khi đó, GNP lại cho chúng ta thấy rõ ràng về tiềm lực của một cá nhân trong quốc gia đó.
Từ đó ta thấy sự tương quan giữa 2 chỉ số GNP và GDP, nếu GDP > GNP, cho thấy rằng vai trò kinh tế quốc tế của nước nhà yếu hơn tiềm lực kinh tế quốc tế tại nước nhà. Nói các khác, tiềm lực phát triển kinh tế của nước nhà yếu.
Công thức để tính GNP từ GDP:
- GNP = GDP + Thu nhập ròng ở nước ngoài
- Thu nhập ròng ở nước ngoài = Thu nhập từ xuất khẩu – thu nhập từ nhập khẩu
Vì GNP bao gồm GDP và phần tài sản chênh lệch được tạo ra từ nước ngoài nên chỉ số GNP đầu người sẽ là chỉ số tốt hơn để đo số lượng sản phẩm dịch vụ mà mỗi người dân của quốc gia đó có thể mua được
GDP bình quân đầu người là chỉ số tốt hơn để đo số lượng sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra tính theo trung bình của một người dân tại quốc gia đó.
Vì vậy, trong thống kê của Ngân hàng trung ương thế giới, họ thường đưa ra chỉ số GNP của một quốc gia, trong khi các quốc gia họ lại dùng chỉ số GDP.
Ý Nghĩa Và Tầm Quan Trọng Của Chỉ Số GNP
Hiện nay, GNP sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực đến nền kinh tế. Cụ thể như sau:
Tầm quan trọng
Với nền kinh tế vĩ mô của quốc gia, chỉ số GNP có ý nghĩa quan trọng như sau:
- Cho biết quy mô thu nhập, mức sống của công dân một quốc gia. Khi nghiên cứu GNP theo giá cố định, các nhà kinh tế sẽ nắm được tình hình gia tăng thu nhập, cải thiện mức sống của người dân trong một khoảng thời gian cụ thể.
- GNP là thước đo đánh giá sự phát triển kinh tế của quốc gia, chỉ số này là tổng giá trị bằng tiền của sản phẩm, dịch vụ cuối cùng mà công dân trong nước làm ra trong thời gian cụ thể.
- Nếu như GNP thực tế thấp hơn tốc độ tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm.
Hạn chế
GNP phản ánh nguồn thu nhập thực tế của cư dân và giúp ích rất nhiều trong việc thể hiện mức sống của người dân tại một quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực đó, chỉ số GNP vẫn còn một số hạn chế như sau:
- Chỉ số GNP vẫn chưa bao quát các sản phẩm được tiêu thụ trong nền kinh tế ngầm hay các sản phẩm do các hộ gia đình tự sản xuất
- Chỉ số GNP không đưa ra kết quả chính xác về tổng sản phẩm được sản xuất của 1 nền kinh tế.
- Nếu chỉ dùng chỉ số GNP để so sánh các nền kinh tế trên thế giới với nhau thì sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi số lượng doanh nghiệp, công ty hoạt động quy mô toàn cầu hiện nay là quá lớn. Vì thế, cần phải sử dụng nhiều chỉ số khác để so sánh thì mới có thể ra kết quả chính xác được.
Tổng Kết
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn biết được GNP là gì? Đồng thời hiểu rõ ý nghĩa của GNP và phân biệt được GNP với GDP một cách rõ ràng. Nếu vô tình nghe thấy các chỉ số này trên các bản tin hay đọc báo cáo kinh tế – tài chính các bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Xem thêm:
GDP là gì? Chỉ số GDP ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế?
GDP Danh nghĩa và GDP Thực tế có sự khác nhau ra sao?
GDP PPP là gì? Cách tính chỉ số GDP PPP
GDP Deflator là gì? Khái niệm cơ bản cần biết
Cơ cấu GDP là gì? Cơ cấu GDP Việt Nam mới nhất hiện nay
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
Cách tra cứu hợp đồng và khoản vay HomeCredit bằng CMND
Bạn nên nắm được cách tra cứu khoản vay Home Credit để có...
5+ địa chỉ vay tiền Bà Rịa Vũng Tàu duyệt nhanh uy tín nhất 2023
Mặc dù là một địa diểm du lịch nổi tiếng nhưng ở Vũng...
Sao kê là gì, cách xin sao kê ngân hàng hiện nay thế nào?
Sao kê ngân hàng là 1 trong những hoạt động cần thiết khi...
Vay tín chấp BIDV theo lương năm 2023 cần điều kiện thủ tục gì?
Gói vay tín chấp BIDV luôn là sự lựa chọn hàng đầu của...
Nợ xấu là gì, phân loại các nhóm nợ xấu tại ngân hàng hiện nay
Trong cuộc sống hiện nay thì chắc hẳn từ “nợ xấu” đã không...
Vay trung hạn là gì, là khoản vay mấy năm, thời gian bao lâu?
Hiện nay, các ngân hàng đều cung cấp đa dạng các sản phẩm...