Doanh thu thuần là gì? Nếu bạn đang là nhà phân phối hoặc đại lý của một mặt hàng thì việc biết những thông tin về doanh thu thuần vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến thành bại trọng kinh doanh. Để giúp các bạn giải quyết vấn đề này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của VNCash24h nhé!
Doanh Thu Thuần Là Gì?
Doanh thu thuần có tên tiếng anh là Net Revenue, hiểu đơn giản thì đây là khoản doanh thu thực, doanh thu bán hàng hóa sản phẩm khi không có sự cộng thêm của các khoản thuế, hay các khoản giảm trừ doanh thu khác. Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về Doanh thu thuần qua ví dụ mua hàng dưới đây:
Dựa vào hoá đơn mua hàng bên trên ta thấy được nội dung mua hàng như sau:
- Đinh tán phi 24, số lượng 1 chiếc, đơn giá 5.000 VNĐ/ chiếc
- Đinh tán phi 30, số lượng 1 chiếc, đơn giá 40.000 VNĐ/ chiếc
Doanh thu thuần của hóa đơn này được tính: 1 x 5.000 + 1 x 40.000 = 45.000 VNĐ
Tuy nhiên có thể thấy rằng có 2 chiết khấu trên hoá đơn, cụ thể:
- 500 VNĐ cho mặt hàng đinh tán 24
- 4.000 VNĐ cho mặt hàng đinh tán 30
Cho nên doanh thu thuần của doanh nghiệp còn lại sau cùng sẽ là 40.500 đồng.
Trên đây là định nghĩa cơ bản nhất của doanh thu thuần, ngoài ra nó cũng có những định nghĩa khác, cụ thể như:
- Doanh thu thuần là doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao, tính theo phần hóa đơn bán hàng, trừ đi thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có được ghi trong hóa đơn bán hàng).
- Doanh thu thuần là doanh thu không kèm thuế (có nghĩa là doanh thu trước thuế thu nhập của doanh nghiệp).
Cách Tính Doanh Thu Thuần
Theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC thì công thức chính xác để tính doanh thu thuần là:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu
Hoặc cụ thể hơn là:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể doanh nghiệp – giảm giá hàng bán – chiết khấu bán hàng – hàng bán bị trả lại – thuế gián thu
Trong đó:
- Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Các loại thuế: Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và Chi phí khác như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.
Lưu ý: Doanh thu tổng thể doanh nghiệp sẽ bao gồm 2 loại doanh thu. Thứ nhất đó là doanh thu bán hàng. Thứ 2 là doanh thu cung cấp dịch vụ. Còn các khoản giảm trừ doanh thu sẽ gồm nhiều giá trị liên quan.
Tiêu biểu chẳng hạn như:
- Thuế xuất khẩu
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Chiết khấu thương mại
- Giảm giá bán hàng
- Hàng bán bị trả
- Thuế giá trị gia tăng
Các khoản giảm trừ doanh thu là những khoản gồm giảm giá thương mại, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng và chiết khấu thương mại.
Mặt khác khi tính toán doanh thu thuần bạn không nên với doanh thu. Bởi vì đây là 2 khái niệm khác nhau trong kinh doanh. Và bạn luôn cần cân nhắc cẩn thận để không liệt kê doanh thu vào khoản mục doanh thu thuần.
Ví dụ áp dụng công thức tính toán doanh thu thuần:
Giả sử công ty A có doanh thu khoảng 200.000 USD/năm. Đây là doanh thu dành cho năm 2019. Mặt khác trong năm ấy công ty thực hiện nhiều chính sách chiết khấu dành cho khách hàng 10%. Lưu ý đó là cách thức chiết khấu trên hóa đơn. Và hơn nữa công ty còn bị trả lại số hàng 10.000 USD.
Vậy lúc này kết quả doanh thu thuần của công ty MG sẽ được tính toán là: 200.000 – 10% x 200.000 – 10.000 = 170.000 USD.
Nghĩa là doanh thu thuần của công ty A trong năm 2019 này chính là 170.000 USD. Bạn chỉ cần áp dụng công thức và cách tính này để tránh bị nhầm lẫn. Từ đó chắc chắn bạn sẽ tính toán được rõ ràng và chính xác doanh thu thuần của công ty.
Ý Nghĩa Của Doanh Thu Thuần
Hiện nay, doanh thu thuần được sử dụng để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được đánh giá bằng việc doanh nghiệp lỗ hay lãi để xác định phương hướng kinh doanh trong thời gian sắp tới.
Doanh thu thuần là một trong những yếu tố tiên quyết để xác định kết quả của hoạt động của công ty như thế nào. Công thức để xác định được kết quả hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá vốn – Chi phí quản lý kinh doanh.
Tóm lại, đối với hoạt động của doanh nghiệp, doanh thu thuần có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua việc xem xét số liệu của doanh thu thuần, chủ doanh nghiệp sẽ xác định được:
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm.
- Khoản tiền công ty thu về.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp trước và sau thuế.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ xác định được lợi nhuận cuối cùng thu về đối với sản phẩm đó.
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Doanh Thu Thuần
Trên thực tế, doanh thu thuần chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau như:
Khối lượng tiêu thụ, sản xuất sản phẩm
Khi lượng sản phẩm sản xuất ra thay đổi, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ sản phẩm.
- Số lượng sản phẩm được sản xuất ít, nhu cầu tiêu thụ lớn sẽ khiến doanh thu nhận được của doanh nghiệp cao hơn.
- Nếu sản xuất sản phẩm ra vượt quá nhu cầu của thị trường sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp tồn nhiều hàng tồn kho, tác động đến kết quả kinh doanh nói chung.
Do đó, khi sản xuất bất cứ một sản phẩm nào, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu và nắm rõ tình hình. Đồng thời khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường nhằm xác định khối lượng phù hợp cũng là yếu tố không nên bỏ qua.
Chất lượng sản phẩm tiêu thụ
Chất lượng sản phẩm được thể hiện thông qua các yếu tố như:
- Mẫu mã
- Kiểu dáng
- Khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường…
Khi chất lượng ảnh hưởng sẽ gây ra các tác động trực tiếp đến giá cả của dịch vụ, sản phẩm và hàng hóa. Điều này đồng nghĩa với khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ biến thiên.
Hiểu đơn giản, khi chất lượng sản phẩm càng cao thì người kinh doanh sẽ càng bán được giá cao. Và ngược lại, khi chất lượng sản phẩm, hàng hóa dịch vụ kém thì giá thành sẽ rất thấp. Ngoài ra, yếu tố chất lượng cũng sẽ quyết định lớn đến độ tín nhiệm của người dùng.
Giá bán sản phẩm
Ngoài chất lượng, khối lượng, doanh thu thuần còn bị ảnh hưởng nhiều bởi giá bán sản phẩm. Trong trường hợp các yếu tố khác không đổi, giá cả sản phẩm, dịch vụ hay hàng hóa tăng thì doanh thu bán hàng cũng sẽ tăng theo và ngược lại.
Bên cạnh đó, khi xét trong một điều kiện thường, giá bán sẽ chi phối không nhỏ đến yếu tố khối lượng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Cụ thể như sau: Khi giá cả hàng hóa tăng thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm xuống. Còn khi giá được giảm thì khối lượng tiêu thụ sẽ là tăng lên.
Kết cấu của sản phẩm được tiêu thụ
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, không ít các doanh nghiệp đã sản xuất hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng với đa dạng các kết cấu khác nhau. Có thể hiểu kết cấu của một sản phẩm chính là tỷ trọng giá trị của chính mặt hàng so với tổng giá trị toàn bộ các mặt hàng trong một giai đoạn nhất định.
Yếu tố kết cấu tiêu thụ thay đổi sẽ khiến doanh thu bị thay đổi. Vì vậy, doanh nghiệp nên cân nhắc để vừa đảm bảo tăng doanh thu và vừa đáp ứng sự phù hợp với thị hiếu của thị trường.
Chính sách bán hàng
Khi sản phẩm được sản xuất ra và phù hợp với nhu cầu của thị trường thì việc tiêu thụ sản phẩm đó cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khi đó, thị trường chấp nhận việc tiêu thụ sản phẩm ở cả trong và ngoài nước giúp doanh thu của doanh nghiệp sẽ tăng cao hơn.
Tuy nhiên, để đạt được điều này, doanh nghiệp cần vận dụng chính sách bán hàng hợp lý. Các hoạt động tồn hàng, nhập, kê xuất được thực hiện theo đúng nguyên tắc của kế toán.
Phân Biệt Giữa Doanh Thu Thuần, Doanh Thu Và Lợi Nhuận
Sự Khác Nhau Giữa Doanh Thu Thuần Và Doanh Thu
Doanh thu của doanh nghiệp có thể hiểu là toàn bộ các giá trị được doanh nghiệp thực hiện thông qua những hoạt động bán hàng, tư vấn trải nghiệm dịch vụ.
Bên cạnh đó, doanh thu thuần là khoản doanh thu mà doanh nghiệp có thể kiếm được sau khi đã trừ đi tất cả những chi phí khấu hao về tài sản, thuế cũng như các hoạt động chiết khấu. Để tính được doanh thu, doanh thu thuần thì thường sẽ phải áp dụng các công thức như:
- Doanh thu = Tổng giá trị đơn hàng/ sản phẩm bán ra x Đơn giá mỗi sản phẩm + phí phụ thu khác.
- Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản chi phí giảm trừ.
Sự Khác Nhau Giữa Doanh Thu Thuần Và Lợi Nhuận
Ngoài việc bị nhầm lẫn giữa doanh thu, doanh thu thuần, mà còn có rất nhiều người còn bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm: “doanh thu thuần và lợi nhuận“. Để tính toán ra lợi nhuận thật của doanh nghiệp ta sẽ làm theo các bước sau:
- Tính lợi nhuận trước thuế: Doanh thu thuần – giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí giao nhận….
- Tính lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận trước thuế – thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước.
Trong đó nếu như lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp > 0 thì doanh nghiệp kinh doanh coi như có lãi. Và người lại thì có thể coi như hòa vốn hoặc thậm chí có khi còn bị lỗ.
Doanh Thu Thuần Có Phải Là Doanh Thu Trước Thuế Không?
Doanh thu thuần còn được biết đến là doanh thu trước thuế. Doanh thu này là phần doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tính theo phần hóa đơn bán hàng.
Nó đã được trừ đi thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu nếu có. Doanh thu thuần hay doanh thu trước thuế đều thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần được tính toán cẩn thận và chính xác.
Những Vấn Đề Liên Quan Đến Doanh Thu Thuần Bạn Cần Biết
Tỷ Suất Lợi Nhuận Trên Doanh Thu Thuần (ROS)
Công thức tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS):
ROS = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần.
Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS):
- Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần cho biết với một đồng doanh thu thuần từ bán hàng và công cấp dịch vụ sẽ tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Tỷ suất này càng lớn thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.
Lưu Ý Khi Chuyển Kết Doanh Thu Thuần
Theo Thông tư 200, thực hiện kết chuyển doanh thu bán hàng thuần vào tài khoản Xác định kết quả kinh doanh ở cuối kỳ kế toán với:
- Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Cùng với việc hạch toán kết chuyển doanh thu thuần, doanh nghiệp cần hạch toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu. Các khoản giảm trừ như giảm giá bán hàng, chiết khấu thương mại, đổi trả hàng bán, các khoản giảm thu khác phát sinh trong kỳ. Việc kết chuyển khoản này sẽ được ghi vào tài khoản 511 với nội dung:
- Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.
Tổng Kết
Như vậy, kinh doanh là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro vì vậy đòi hỏi người chủ kinh doanh phải có kiến thức cơ bản về kinh tế. Hy vọng sau bài viết ngắn này chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm về doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần để cải thiện hơn nữa hoạt động kinh doanh hiện tại của bạn.
Xem thêm:
Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính chi tiết
Vốn lưu động là gì? Cách tính vốn lưu động
Vốn điều lệ là gì? Cách tính vốn điều lệ công ty
Vòng quay khoản phải thu là gì? Cách tính chi tiết
Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com
CÙNG CHUYÊN MỤC
5+ Vay tiền theo sao kê ngân hàng lãi suất thấp duyệt nhanh
Hiện nay, trên thị trường tài chính có rất nhiều sản phẩm vay...
5+ địa chỉ vay tiền Đồng Tháp lãi suất ưu đãi tốt nhất 2023
Với sự phát triển của công nghệ, việc vay tiền trực tuyến đang...
Cách vay tiền Credilo online nhận 18 triệu chỉ với CMND
Bạn đang tìm một giải pháp xoay sở tài chính nhanh chóng để...
10+ địa chỉ vay tiền Bình Dương duyệt nhanh uy tín nhất 2023
Bạn đang có nhu cầu vay một khoản tiền nhỏ để có thể...
Cách tra cứu mã hộ online gia đình khi tham gia BHXH mới 2023
Trong quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì mã hộ...
7 cách thanh toán Doctor Đồng online đơn giản nhất
Doctor Đồng trở thành một trong những nền tảng vay tiền trực tuyến...