Báo cáo tài chính là gì, bao gồm các thông tin nào?

Hàng năm, các doanh nghiệp phải nộp báo cáo tài chính cho các cơ quan có thẩm quyền để cung cấp thông tin về tình hình tài chính DN.

Dù bạn là người đang tìm hiểu về nghề kế toán hay những người không liên quan đến lĩnh vực kế toán thì cũng đều từng nghe qua thuật ngữ “báo cáo tài chính”.

Vậy báo cáo tài chính là gì? Gồm những nội dung gì? Mục đích ra sao? Theo dõi ngay bài viết của VNCash24h để biết thêm thông tin nhé!

Báo Cáo Tài Chính Là Gì?

Theo khoản 1 Điều 3 luật kế toán năm 2015: “Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.”

Báo cáo tài chính áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê.

bao cao tai chinh la gi
Báo cáo tài chính là gì?

Báo Cáo Tài Chính Hợp Nhất Là Gì?

Báo cáo tài chính hợp nhất là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp. Báo cáo này được lập dựa trên cơ sở hợp nhất các báo cáo tài chính của công ty mẹ và công ty con theo quy định:

  • Tập đoàn bao gồm công ty mẹ và các công ty con;
  • Công ty mẹ là công ty có một hoặc nhiều công ty con;
  • Công ty con là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ).

Kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó.

Đối tượng lập báo cáo tài chính hợp nhất là:

  • Tất cả các công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con có thể là sở hữu trực tiếp hoặc sở hữu gián tiếp thông qua một công ty con khác.
  • Tất cả các tổng công ty nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình có công ty con phải lập, nộp báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của Luật kế toán.

Báo Cáo Tài Chính Tổng Hợp Là Gì?

Báo cáo tài chính tổng hợp là báo cáo tài chính được trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm kết thúc năm của toàn đơn vị.

Báo cáo tài chính tổng hợp cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính tổng hợp. Đây là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị cấp trên, của các nhà đầu tư, của các chủ sở hữu hiện tại và tương lai.

Báo Cáo Tài Chính Gồm Những Gì?

Nhà nước Việt Nam quy định rất chặt chẽ về các mẫu làm BCTC. Bởi đây là một khâu rất quan trọng liên quan đến việc kê khai thuế của các doanh nghiệp.

bao cao tai chinh gom nhung gi
Báo cáo tài chính gồm những gì?

Bộ báo cáo tài chính theo thông tư 200

Theo thông tư 200 có quy định tại Điều 100 báo cáo tài chính cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Bảng cân đối về kế toán (Mẫu số B01-DN)
  • Báo cáo về kết quả của hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN)
  • Báo cáo về lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN)
  • Bản thuyết minh báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B09-DN)

Trong đó báo cáo tài chính giữa niên độ đầy đủ sẽ gồm có:

  • Bảng cân đối về kế toán giữa niên độ (Mẫu số B01a-DN).
  • Báo cáo về kết quả của hoạt động kinh doanh giữa niên độ (Mẫu số B02a- DN).
  • BC về hoạt động lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (Mẫu số B03a-DN).
  • Bản thuyết minh báo cáo tình hình tài chính chọn lọc (Mẫu số B09a-DN).

Bộ báo cáo tài chính theo thông tư 133

  • Báo cáo tình hình tài chính.
  • Bảng cân đối tài khoản.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
  • BC kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Thuyết minh báo cáo tài chính.

Nội Dung Của Báo Cáo Tài Chính

Trong các báo cáo tài chính sẽ bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là nội dung phản ánh tình hình tài sản và vốn của doanh nghiệp trong một thời điểm nào đó. Bên cạnh đó nó còn phản ánh nguồn vốn hình thành tài sản của công ty. Trong đó:

  • Tài sản sẽ bao gồm: tài sản ngắn hạn ( là các khoản như: tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho) và tài sản dài hạn (là các khoản như: các tòa nhà, máy móc và các tài sản vô hình).
  • Tương tự nợ cũng bao gồm: nợ ngắn hạn (các khoản phải chi trả trong thời gian là 12 tháng tiếp theo) và dài hạn.

Báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh

Tên gọi khác của hoạt động này là báo cáo thu nhập (báo cáo kết quả lãi hay lỗ). Thông qua đây các doanh nghiệp nắm được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động là lãi hay lỗ vào cuối kỳ. Các chỉ tiêu thể hiện trong báo cáo sẽ bao gồm:

  • Tất cả các doanh thu liên quan đến việc bán hàng và cung cấp các dịch vụ.
  • Nguồn chi phí phát sinh từ hoạt động sản xuất, chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí tài chính.
  • Cuối cùng là phần thể hiện lợi nhuận ròng thu được.
  • Công thức tính sẽ là: Lợi nhuận ròng trước lãi và thuế = Chi phí – Lợi nhuận gộp.

Báo cáo lưu chuyển tiền mặt

Thông qua báo cáo lưu chuyển tiền mặt doanh nghiệp sẽ kiểm soát được dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp. Trong đó tiền mặt là khoản để các công ty có thể thanh toán nhanh chóng các công việc thiết yếu.

Nếu như thiếu hụt tiền mặt sẽ dẫn đến nhiều hoạt động không được như mong muốn và nhiều vấn đề khác phát sinh. Điều đó có thể gây ra các hệ lụy khó lường. Vấn đề thiếu hụt tiền mặt có thể xảy ra với nhiều doanh nghiệp dù là lớn hay nhỏ, đang phát triển hay chậm phát triển.

Một báo cáo tài chính đầy đủ sẽ bao gồm dòng tiền mặt vào và ra ở 3 phần:

  • Dòng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: các chi phí thực tế phát sinh và doanh thu của công ty.
  • Dòng tiền thu được từ hoạt động đầu tư như: tiền mặt, tài sản dài hạn hoặc thu nhập từ việc bán tài sản dài hạn.
  • Dòng tiền thu được từ hoạt động tài chính: nguồn thu từ lãi suất được trả, vay mới hoặc được trả tiền vay.

Thuyết minh báo cáo tài chính

Dựa vào số liệu có trong “Bảng cân đối kế toán”, “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” và “Bảng lưu chuyển tiền tệ” để đưa ra thuyết minh báo cáo tài chính.

Công việc lúc này là phân tích chi tiết và tường thuật lại theo các chỉ tiêu. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể cung cấp thêm các thông tin theo yêu cầu. Báo cáo tài chính sẽ được nộp đi cho cơ quan chức năng sau khi đã hoàn thành và công bố với thông tin đại chúng.

Yêu Cầu Của Báo Cáo Tài Chính

Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21: “Trình bày BCTC” bao gồm:

Trung thực và hợp lý: để đảm bảo yêu cầu trung thực và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành.

Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy, khi:

  • Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của DN;
  •  Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;
  • Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính.
  • Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;
  • Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Việc lập BCTC phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. BCTC phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. BCTC phải được người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán ký, đóng dấu của đơn vị.
yeu cau cua bao cao tai chinh
Yêu cầu của báo cáo tài chính

6 Nguyên Tắc Lập Của Báo Cáo Tài Chính

6 nguyên tắc lập báo cáo tài chính cụ thể như sau:

Cơ sở dồn tích

Các báo cáo tài chính (trừ BCLCTT) phải được lập theo nguyên tắc dồn tích. Theo nguyên tắc này thì tài sản, các khoản nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, các khoản thu nhập và chi phí được ghi sổ khi phát sinh và được thể hiện trên các báo cáo tài chính ở các niên độ kế toán mà chúng có liên quan.

Hoạt động liên tục

Khi lập báo cáo tài chính doanh nghiệp phải đánh giá khả năng kinh doanh liên tục và căn cứ vào đó để lập.

Tuy nhiên, trường hợp nhận biết được những dấu hiệu của sự phá sản, giải thể hoặc giảm phần lớn quy mô hoạt động của doanh nghiệp hoặc có những nhân tố có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất kinh doanh nhưng việc áp dụng nguyên tắc kinh doanh liên tục vẫn còn phù hợp thì cần diễn giải cụ thể.

Tính nhất quán

Để đảm bảo tính thống nhất và khả năng so sánh được của các thông tin trên báo cáo tài chính thì việc trình bày và phân loại các khoản mục trên báo cáo tài chính phải quán triệt nguyên tắc nhất quán giữa các niên độ kế toán. Nếu thay đổi phải có thông báo trước và phải giải trình trong TMBCTC.

Trọng yếu và tập hợp

Trọng yếu là khái niệm về độ lớn và bản chất của thông tin mà trong trường hợp nếu bỏ qua các thông tin này để xét đoán thì có thể dẫn đến các quyết định sai lầm.

Do vậy, nguyên tắc này đòi hỏi những thông tin trọng yếu riêng lẻ không được sáp nhập với những thông tin khác mà phải trình bày riêng biệt. Ngược lại những thông tin đơn lẻ không trọng yếu, có thể tổng hợp được thì cần được phản ánh dưới dạng thông tin tổng quát.

Nguyên tắc bù trừ

Theo nguyên tắc này khi lập các báo cáo tài chính không được phép bù trừ giữa tài sản và các khoản công nợ, giữa thu nhập với chi phí. Trong trường hợp vẫn tiến hành tién hành bù trừ giữa các khoản này thì phải dựa trên cơ sở tính trọng yếu và phải diễn giải trong TMBCTC.

Có thể so sánh

Các thông tin bằng số liệu trong BCTC nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng số liệu trong BCTC của kỳ trước. Các thông tin so sánh cần phải bao gồm các thông tin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu rõ được BCTC của kỳ hiện tại.

Mục Đích Của Báo Cáo Tài Chính

Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Vì vậy, mục đích của báo cáo tài chính là:

  • Cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.
  • Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: Tài sản; Nợ phải trả; Vốn chủ sở hữu; Doanh thu, thu nhập khác, chi phí, lãi và lỗ; Các luồng tiền.
  • Các thông tin này cùng với các thông tin trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giúp người sử dụng dự đoán được các luồng tiền trong tương lai và đặc biệt là thời điểm và mức độ chắc chắn của việc tạo ra các luồng tiền và các khoản tương đương tiền.

Đối Tượng Áp Dụng Báo Cáo Tài Chính

Đối tượng áp dụng lập BCTC bao gồm:

Đối tượng lập BCTC năm:

Hệ thống BCTC năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. BCTC năm phải lập theo dạng đầy đủ.

Đối tượng lập BCTC giữa niên độ (BCTC quý và BCTC bán niên) bao gồm:

  • Doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, đơn vị có lợi ích công chúng phải lập BCTC giữa niên độ;
  • Các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng nêu trên được khuyến khích lập BCTC giữa niên độ (nhưng không bắt buộc).
  • BCTC giữa niên độ được lập dưới dạng đầy đủ hoặc tóm lược.
doi tuong ap dung bao cao tai chinh
Đối tượng áp dụng báo cáo tài chính

Thời Hạn Nộp Báo Cáo Tài Chính

Đối với doanh nghiệp nhà nước

Thời hạn nộp BCTC quý:

  • Đơn vị kế toán phải nộp BCTC quý chậm nhất là 20 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty Nhà nước chậm nhất là 45 ngày.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc DN, Tổng công ty Nhà nước nộp BCTC quý cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Thời hạn nộp BCTC năm:

  • Đơn vị kế toán phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm; Đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.
  • Đơn vị kế toán trực thuộc Tổng công ty nhà nước nộp BCTC năm cho công ty mẹ, Tổng công ty theo thời hạn do công ty mẹ, Tổng công ty quy định.

Đối với các loại doanh nghiệp khác

  • Đơn vị kế toán là DN tư nhân và công ty hợp danh phải nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
  • Đối với các đơn vị kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
  • Đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm cho đơn vị kế toán cấp trên theo thời hạn do đơn vị kế toán cấp trên quy định.

Nơi Nhận Báo Cáo Tài Chính

Căn cứ theo quy định tại Điều 110 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thì quy định chi tiết về nơi nhận báo cáo tài chính như sau:

Doanh 

Nghiệp

Sở Tài chính

Cơ quan thuế

Cơ quan Thống kê

Doanh nghiệp mẹ (Doanh nghiệp cấp trên)

Cơ quan đăng ký kinh doanh

Ủy ban chứng khoán NN và sở giao dịch chứng khoán

Ban quản lý khu chế xuất

Doanh nghiệp nhà nước

X

X

X

X

X

 

 

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

X

X

X

X

 

X

 

Doanh nghiệp ở khu chế xuất, khu CN, khu CN cao

 

X

X

X

X

 

X

Doanh nghiệp còn lại

 

X

X

X

X

 

 

Tổng Kết

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng giải đáp cho câu hỏi báo cáo tài chính là gì? Nắm rõ thành phần của một bộ báo cáo, ý nghĩa và phân loại chúng giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn, từ đó hoàn toàn có khả năng tự mình phân tích một báo cáo tài chính hoàn chỉnh. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:

Đầu tư tài chính là gì? Các phương thức đầu tư tài chính hiệu quả

Đòn bẫy tài chính là gì? cách sử dụng đòn bẫy tài chính hiệu quả

Tài chính công là gì? Nhiệm vụ và chức năng của tài chính công

Chi phí tài chính là gì? Cách tính chi phí tài chính chi tiết

Lợi nhuận là gì? Thông tin chi tiết từ A – Z

Bài viết được biên tập bởi: Vncash24h.com

5/5 - (2 bình chọn)

CÙNG CHUYÊN MỤC

Bùng tiền Mirae Asset có sao không, Mirae Asset đòi nợ thế nào?

Trên thị trường tài chính, Mirae Asset đã trở thành một trong những...

Hướng dẫn vay tiền Findo nhận tiền giải ngân nhanh trong 24h

Mặc dù mới trình làng thị trường tín dụng online chưa lâu nhưng...

5+ địa chỉ vay tiền Bạc Liêu an toàn uy tín lãi suất thấp nhất 2023

Bạn đang sinh sống tại khu vực Bạc Liêu gặp phải khó khăn...

Hướng dẫn vay mua hàng trả góp Mcredit với lãi suất ưu đãi 2023

Vay mua hàng trả góp Mcredit là 1 trong những sản phẩm uy...

5+ địa chỉ cầm đồ online lãi suất thấp uy tín nhất hiện nay

Trong thời đại công nghệ phát triển, việc cầm đồ online đang trở...

App H5 Vay Tia Chớp là gì, có nên vay tiền qua ứng dụng này?

Hiện nay, vay tiền trực tuyến đang trở thành xu hướng phổ biến...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *